Chuyển đến nội dung chính

Giẻ, Hoa dẻ thơm, Nối côi, Chập chại - Desmos chinensis Lour.

Giẻ
Giẻ, Hoa dẻ thơm, Nối côi, Chập chại - Desmos chinensis Lour., thuộc họ Na - Annonaceae.
Mô tả: Cây nhỡ mọc trườn, cao 1-3m; nhánh non có lông nâu. Lá có phiến bầu dục tròn dài, mốc ở mặt dưới, gốc tròn hay hình tim. Hoa thường đối diện với lá; cánh hoa 6, màu lục vàng, dài tới 8cm, rộng 1-2cm; nhị cao 1,5cm; lá noãn nhiều. Quả mọng không lông, hình chuỗi 1-4 hạt.
Hoa vào tháng 6  
Bộ phận dùng: Rễ và lá - Radix et Folium Desmoris.
Nơi sống và thu hái: Loài cây phân bố ở Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Philippin. Ở nước ta cây mọc ven rừng, bụi, cao độ thấp, từ Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Thái, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây, Hoà Bình, Ninh Bình, Thanh Hoá... tới Khánh Hoà, Kontum, Lâm Ðồng, Ðồng Nai. Thu hái rễ và lá quanh năm, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng khư phong, lợi tiểu, giảm đau, tiêu thực, tán ứ.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Hoa rất thơm, có thể cất lấy tinh dầu chế nước hoa. Ở Hoà Bình, đồng bào dùng nước sắc của hoa cho phụ nữ uống chữa đẻ khó.
Ở Ấn Độ, người ta dùng rễ sắc nước uống để trị lỵ và chóng mặt.
Ở Trung Quốc, người ta dùng rễ và lá trị 1. Ðau dạ dày, tiêu hoá kém; 2. Trướng bụng và ỉa chảy; 3. Ðau bụng trước khi sinh và xuất huyết, thống kinh; 4. Thấp khớp đau nhức xương; 5. Viêm thận, phù thũng. Liều dùng 15-40g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương. Dùng lá tươi giã nát thêm rượu và đắp vào chỗ đau.
Ðơn thuốc:
1. Ðau dạ dày và hơi bụng đầy trướng, tiêu hoá kém, viêm thận, phù thũng, viêm tiểu phế quản; lá Giẻ 15-30g sắc uống.
2. Thấp khớp đau nhức xương: Rễ cây Giẻ 15-30g sắc nước uống hay ngâm rượu uống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

DANH SÁCH 20 LOÀI CÁ CÓ ĐỘC TỐ MẠNH NHẤT

 Ăn cá và ngộ độc thực phẩm rất thường xảy ra ở nước ta. Một số người ăn cá nóc và chết. Một số ăn cá ngừ và bị ngộ độc thực phẩm tập thể phải nhập viện. Một vài người bị cá độc chích. Một số người dị ứng với một vài con cá. Tất nhiên, ngộ độc thực phẩm có nhiều nguyên nhân, từ chính con cá, đến cả quá trình bảo quản, chế biến của những người buôn bán cá và cả những người nấu nướng. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, những gì các bạn không chắc chắn thì nên tránh xa. Chúng tôi xin lược dịch về 20 loài cá có độc tố mạnh nhất từ chính bản thân con cá. Có những con cá rất đẹp như cá sư tử, có những con xấu xí, nhưng cả 20 con trong danh sách này đều có điểm chung là có chất độc.    Không phải mọi loài cá đều có thể ăn được. Có những loài cá không thích hợp để ăn. Có nhiều cá có độc hơn cả rắn độc. Có ít nhất 1.200 loài cá độc trên thế giới, như...