Trái trâm (có nơi gọi trái mật) là 1 loài trái rừng khá phổ biến ở nước ta, mọc hoang dại trên bờ ruộng bãi đất trống. Cây trâm có thân rất cao, có cây lên đến 20 m. Quả chín có màu tím đỏ hoặc tím đen. Trái trâm có vị chát, không độc, hơi ngọt & chua giúp tiêu hóa tốt, trị tiêu chảy, giảm kích thích thần kinh dạ dày và thần kinh trung ương, hạn chế tiết dịch vị, chữa ợ chua, viêm dạ dày.
Trái có chứa nhiều loại sắc tố và vitamin C. Cây trâm có nhiều loại nhưng phổ biến nhất vẫn là Trâm Mốc ( hay Trâm Tàu ) - Eugenia cumini - (L.) Druce Syzygium cumini.
Trái trâm nói chung là 1 loại quả mọng được rất nhiều loài chim ưa thích, đặc biệt là chim Chào Mào và chim Quành Quạch, là loại quả không thể thiếu trong mùa sinh sản của chúng, do trái có chứa nhiều sắc tố và các khoáng chất khác nên giúp chim có phần phần lông dưới đuôi khá đỏ.
Cây trâm là 1 loài cây dại khá phổ biến
Hình cây thứ nhất quê tôi Bình Định gọi là cây MÓC. Cây Móc là dạng cây bụi, quả, lá, mùi vị gần như Trâm nhưng không cao to, không có bóng mát. Hình thứ 3, gọi là cây Nhãn núi. nếu đất tốt, trái to bằng ngón tay cái. Khi sống thì chát, lúc chín có vị ngọt chát. Nếu ăn nhiều, khi ăn món khác sẽ không còn cảm giác. Nói chung Trâm chín ngon nhất. Đang mùa Trâm chín đó các bạn ơi!
Trả lờiXóa