Chi Sơn tra hay chi Táo gai (danh pháp khoa học: Crataegus), một số tài liệu còn gọi là sơn trà[2] hoặc đào gai, là một chi lớn chứa các loài cây bụi và cây gỗ trong họ Hoa hồng (Rosaceae), có nguồn gốc ở khu vực ôn đới Bắc bán cầu tại châu Âu, châu Ávà Bắc Mỹ.
Chúng là các loại cây bụi hay cây gỗ nhỏ, cao khoảng 5–15 m, với đặc trưng là các quả nhỏ dạng quả táo và các cành nhiều gai. Ở các cây non, vỏ nhẵn màu xám, phát triển thành các vết nứt nông chạy theo chiều dọc thân cây với các gợn hẹp ở các cây già. Quả của chúng đôi khi cũng được gọi là "quả táo gai". Các gai mọc ở các cành, thông thường dài 1–3 cm. Lá sắp xép theo kiểu vòng xoắn trên các cành dài, và mọc thành cụm trên các cành non. Lá có thùy hay mép răng cưa và hơi khác nhau một chút về hình dạng ở các loài.
Số lượng các loài trong chi phụ thuộc vào cách diễn giải phân loại, với hàng loạt tiểu loài sản sinh vô tính; một số nhà thực vật học công nhận tới trên 1.000 loài, trong khi các nhà thực vật học lại giảm số lượng xuống còn khoảng 200 hay ít hơn.
Các loài sơn tra cung cấp thức ăn và nơi trú ngụ cho nhiều loài chim và động vật có vú, còn hoa của chúng là quan trọng đối với nhiều loài côn trùng ăn mật. Sơn tra cũng bị ấu trùng của một lượng lớn các loài côn trùng thuộc bộ Cánh vẩy (Lepidoptera) phá hại - xem Danh sách các loài cánh vẩy phá hại sơn tra.
Nhiều loài và nhiều giống lai ghép được sử dụng làm cây cảnh hay cây trồng ven đường. Cây sơn tra thông thườnb được sử dụng rộng rãi tại châu Âu làm hàng rào. Một vài giống trồng của sơn tra trung du (C. laevigata) cũng đã được chọn lựa vì màu hoa đỏ hay hồng của chúng. Các loài sơn tra cũng thuộc nhóm các cây được ưa thích cho việc trồng tại các cảnh quan bảo tồn nước.
- Crataegus aemula – Sơn tra Rome
- Crataegus aestivalis – Táo gai tháng Năm
- Crataegus altaica – Táo gai Altai
- Crataegus ambigua – Sơn tra Nga
- Crataegus ambitiosa – Táo gai Grand Rapids
- Crataegus anamesa – Táo gai pháo đài Bend
- Crataegus ancisa – Táo gai Mississippi
- Crataegus annosa – Táo gai Phoenix City
- Crataegus apiifolia – Táo gai lá mùi tây
- Crataegus apiomorpha – Táo gai pháo đài Sheridan
- Crataegus aprica
- Crataegus arborea – Táo gai Montgomery
- Crataegus arcana – Táo gai Carolina
- Crataegus arkansana – Táo gai Arkansas
- Crataegus arnoldiana
- Crataegus arrogans – Táo gai Dixie
- Crataegus ater – Táo gai Nashville
- Crataegus austromontana – Táo gai thung lũng Head
- Crataegus azarolus – Táo gai Azarole
- Crataegus biltmoreana
- Crataegus boyntonii
- Crataegus brachyacantha
- Crataegus calpodendron – Táo gai đen
- Crataegus canbyi
- Crataegus champlainensis
- Crataegus chlorosarca
- Crataegus chrysocarpa
- Crataegus coccinoides
- Crataegus collina
- Crataegus columbiana
- Crataegus compta
- Crataegus crus-galli – Táo gai cựa gà
- Crataegus cuneata – Sơn tra Nhật Bản
- Crataegus cupulifera
- Crataegus dahurica
- Crataegus diffusa
- Crataegus dilatata (Broadleaf Hawthorn).
- Crataegus douglasii – Táo gai đen
- Crataegus dsungarica
- Crataegus dunbarii
- Crataegus ellwangeriana
- Crataegus erythropoda
- Crataegus flabellata
- Crataegus flava – Sơn tra quả vàng
- Crataegus fontanesiana
- Crataegus heldreichii
- Crataegus henryi
- Crataegus heterophylla – Táo gai lá lạ
- Crataegus holmesiana
- Crataegus hupehensis
- Crataegus intricata – Táo gai bụi
- Crataegus jackii
- Crataegus jonesiae
- Crataegus laciniata
- Crataegus laevigata (đồng nghĩa C. oxyacantha) – Táo gai trung du- Táo gai Anh
- Crataegus lavallei (đồng nghĩa C.Carrierei)- Táo gai Carriere
- Crataegus mackenzii
- Crataegus macrosperma
- Crataegus marshalli – Táo gai lá mùi tây
- Crataegus maximowiczii
- Crataegus mercerensis
- Crataegus missouriensis
- Crataegus mollis – Táo gai đồi
- Crataegus monogyna – Sơn tra thông thường
- Crataegus nigra – Sơn tra Hungary
- Crataegus oliveriana
- Crataegus orientalis
- Crataegus pedicellata
- Crataegus pentagyna
- Crataegus peregrina
- Crataegus phaenopyrum – Sơn tra Washington
- Crataegus pinnatifida – Sơn tra Trung Hoa
- Crataegus pojarkovae (C. orientalis var. pojarkovae).
- Crataegus pruinosa – Táo gai chịu sương
- Crataegus Prunifolia Splendens
- Crataegus pubescens (đồng nghĩa C. stipulacea) – Sơn tra Mexico
- Crataegus punctata – Táo gai đốm
- Crataegus puntamiana
- Crataegus rhipidophylla (đồng nghĩa C. rodiformis hay C. curvisepala)
- Crataegus rivularis
- Crataegus saligna
- Crataegus sanguinea – Sơn tra quả đỏ
- Crataegus spathulata
- Crataegus submollis
- Crataegus succulenta – Táo gai nhiều cùi thịt
- Crataegus tanacetifolia
- Crataegus triflora
- Crataegus uniflora
- Crataegus viridis – Táo gai xanh
- Crataegus wattiana
- Crataegus wilsonii
Theo truyền thuyết của người Hy Lạp cổ đại, sơn trà được coi là biểu tượng của hi vọng.
Phải chăng điều đó được bắt nguồn từ các công dụng chữa bệnh của loại trái này?
Sơn tra còn có tên là sơn trà, đào gai, táo gai, sơn lý hồng hay quả hồng. Sơn tra có tên khoa học là Crataegus. Sơn tra có khoảng 280 giống, có nguồn gốc từ vùng ôn đới Bắc bán cầu, tại châu Âu, châu Á và Bắc Mỹ. Sơn tra cao khoảng 6m, cành nhỏ, thường có gai, lá có răng cưa, hoa nhỏ, 5 cánh màu đỏ hay màu hồng khá đẹp. Quả sơn tra khi chưa chín có màu xanh mơ nhạt, khi chín có màu vàng, ửng đỏ, vị chua dịu, chát, ngọt nhẹ, mùi thơm đặc biệt quyến rũ, rất hấp dẫn.
Sơn tra được sử dụng rộng rãi tại Pháp, Anh, Ðức, Nga và các nước châu Âu khác trong việc điều chế thuốc trị bệnh. Còn trong ẩm thực, sơn tra được dùng để làm các loại đồ ăn nhẹ kiểu Trung Hoa như bánh sơn tra, mứt, kẹo thạch, nước quả, đồ uống. Hàn Quốc còn có loại rượu được làm từ sơn tra.
Nghiên cứu cho thấy sơn tra có các thành phần khoa học như: axit xitric, axit tactric, vitamin C, hydrat cacbon và protit, canxi, photpho, sắt, caroten. Theo Đông y, quả sơn tra có rất nhiều công dụng như chữa được nhiều bệnh: bệnh mạch vành, máu nhiễm mỡ, khó tiêu, trướng bụng, hạ huyết áp, khó ngủ, giảm béo. Theo y học phương Tây thì sơn tra trị được các bệnh về tim mạch.
Một số bài thuốc từ sơn tra:
Trị khó tiêu ở trẻ em: Mạch nha 30g, sơn tra 10g, thần khúc 10g. Sao vàng cả 3 vị trên, nghiền thành bột, gói mỗi gói 3g. Mỗi lần cho trẻ uống 1-2 gói.
Chữa bệnh viêm ruột, đại tiện, xuất huyết: Sơn tra nguyên cả hạt, đốt thành than, nghiền thành bột mịn, ngày dùng 3 lần, mỗi lần 6g, hoà với nước uống.
Trị tả do khó tiêu, đầy bụng: Sơn tra 30g, thương truật 10g, mộc hương 5g, gạo tẻ hoặc sơn dược vừa đủ. Các vị thuốc nghiền thành bột mịn dùng dần. Mỗi lần dùng 6-10g, pha với nước gạo hoặc nước sơn tra, ngày 3 lần.
Trị ói mửa: Sơn tra 20g, mạch nha 20g, sắc nước uống.
Làm giảm mỡ máu, cao huyết áp: Sơn tra 15 g, trạch tả 15 g, kỷ tử 30 g, sắc uống thay trà.
Chống bệnh trĩ: Hoa sơn trà 100g sấy khô, tán thành bột mịn, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 6g với nước ấm. Công dụng: tiêu thũng tán ứ, lương huyết chỉ huyết, dùng để chữa trĩ xuất huyết.
Nhận xét
Đăng nhận xét