Chuyển đến nội dung chính

Tam phỏng, còn gọi là tầm phỏng hay xoan leo - Cardiospermum halicacabum

Tam phỏng, còn gọi là tầm phỏng hay xoan leo (danh pháp khoa học: Cardiospermum halicacabum) là một loài thực vật có hoa trong họ Bồ hòn. Loài này được L. mô tả khoa học đầu tiên năm 1753.[1] Cây thân thảo leo từ 1 - 2m. Lá kép có 3 lá chét, lá chét có dạng như lá chét của lá xoan, nên có nơi còn gọi nó là cây Xoan leo. Các lá kép mọc so le. Tua cuốn mọc đối. Quả nang có 3 ô phồng lên nên trong tiếng Việt gọi nó là cây Tam phỏng. Cây trồng dùng làm cảnh, hoặc có nơi dùng là chữa các bệnh ngoài da.

Tam phỏng
Tam phỏng, Chùm phỏng. Tầm phong, Tầm phỏng, Xoan leo - Cardiospermum halicacabum L., thuộc họ Bồ hòn - Sapindaceae.
Mô tả: Cây thảo leo cao 2-3m, có nhánh mảnh, khía dọc. Lá mọc so le, kép, có lá chét hình tam giác, có thùy, nhọn mũi, nhẵn hoặc có lông. Hoa trắng, thành chùm ở nách lá, với cuống chung có 2 tua cuốn mọc đối. Quả nang, dạng màng, có 3 ô, hình cầu hay hình quả lê, phồng lên, có gân lồi. Hạt hình cầu, với áo hạt màu sáng, có vỏ đen đen.
Mùa hoa tháng 4-8.  
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Cardiospermi Halicacabi.
Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới mọc hoang trên các nương rẫy, bờ bụi vùng núi. Thu hái toàn cây quanh năm, chủ yếu vào hè thu, rửa sạch, dùng tươi hay phơi khô dùng dần.
Thành phần hóa học: Các bộ phận của cây chứa saponin trong các nhánh cây có quebraquitol. Hạt chứa 32,28% dầu.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, hơi cay, tính mát, có tác dụng tiêu thũng chỉ thống, lương huyết giải độc, tiêu viêm. Rễ làm toát mồ hôi, lợi tiểu, khai vị, nhuận tràng, gây sung huyết, điều kinh.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa 1. Cảm lạnh và sốt; 2. Viêm thận phù thũng, viêm đường tiết niệu, giảm niệu; 3. Ðái tháo đường; 4. Ho gà; 5. Tê thấp. Dùng 15-30g dạng thuốc sắc. Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, viêm mủ da, eczema, ghẻ ngứa, rắn cắn, chó dại cắn. Tuỳ trường hợp mà dùng cây tươi giã nát lấy nước uống hoặc dùng dây lá nấu nước rửa hay tắm. Dân gian dùng cây nấu nước lấy hơi xông chữa mắt đỏ.
Ở Ấn Độ, cây cũng dùng chữa tê thấp, đau các chi và trị rắn cắn. Rễ dùng trị tê thấp, đau lưng, đau thần kinh. Lá gây sung huyết dùng chữa tê thấp. Dịch lá dùng chữa đau tai trong.
Ở Campuchia lá dùng đắp ngoài trị các bệnh ngoài da.
Đơn thuốc:
1. Giảm niệu: Tam phỏng 15g sắc và uống với rượu.
2. Ðái đường: Cây tươi 60g sắc uống.
3. Ðòn ngã tổn thương; Tam phỏng 10-15g làm thành bột và uống với rượu.
4. Chữa phụ nữ có mang hay sau khi sinh, bị trúng gió trào đờm, cắn răng không tỉnh, mắt xanh, mình uốn ván, tay chân cứng đờ: Lá Tam phỏng giã nát, chế đồng tiện vào, vắt lấy nước cốt uống.




















Nhận xét

  1. Cảm ơn bạn đã chia sẻ những thông tin vô cùng hữu ích. Tham khảo máy lọc dầu thực vật an toàn tuyệt đối với sức khỏe. Dầu công nghiệp, mỡ động vật sử dụng quá nhiều sẽ gây hại cho cơ thể. Tham khảo chi tiết: Máy ép dầu, May ep dau, Máy lọc dầu, Máy ép tinh dầu, Máy ép dầu thực vật, Máy ép dầu gia đình, Máy ép dầu công nghiệp, Bán máy ép dầu thực vật, ...........

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .