Chuyển đến nội dung chính

Pistia stratiotes L-cây Bèo cái, Bèo ván hay Bèo tai tượng

Cây dược liệu cây Bèo cái, Bèo ván hay Bèo tai tượng - Pistia stratiotes LTheo Y học cổ truyền, Bèo cái có vị cay, tính lạnh; có tác dụng giải biểu cho ra mồ hôi và thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc. Bèo cái là vị thuốc dân gian. Nhân dân thường dùng loại bèo có mặt dưới tía làm thuốc uống trong chữa mẩn ngứa, tiêu độc mụn nhọt, chữa ho, hen suyễn, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt... Còn dùng ngoài để rửa mụn nhọt, mẩn ngứa và giã đắp ezema. Bèo khô dùng hun trừ muỗi.

Thông tin mô tả chi tiết cây Dược liệu Bèo cái

Bèo cái, Bèo ván hay Bèo tai tượng - Pistia stratiotes L., thuộc họ Ráy - Araceae.
Mô tả: Cây thảo thuỷ sinh nổi. Thân đâm chồi, mang các nhánh ngắn, có lá mọc chụm lại. Lá màu lục tươi, có nhiều lông như nhung và không thấm nước. Buồng hoa nhỏ độ 1cm, màu lục nhạt. Mo màu trắng. Mỗi buồng chỉ mang 2 hoa trần: hoa đực ở phần trên với 2 nhị dính nhau; ở phần giữa có hoa lép thành vẩy; hoa cái ở dưới có bầu 1 ô, chứa nhiều noãn thẳng. Quả mọng chứa nhiều hạt.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Pistiae.
Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, sống trôi nổi trong các ao hồ, sinh sản sinh dưỡng mạnh bằng cách mọc nhánh ngang và nẩy chồi thành cây mới. ít khi gặp cây có hoa. Thu hái toàn cây quanh năm, thường dùng tươi, không phải chế biến gì đặc biệt.
Thành phần hoá học: Bèo cái chứa 93,13% nước; 6.87% chất khô; 5,09% chất hữu cơ, 0,63% protid thô, 0,29% chất béo thô, 1,24% cellulos, 2,93% chất không chứa nitrogen, 1,78% tro, 0,185% phosphor, 1,80% calcium. Trong tro hầu hết là muối kali (75% kali chlorua, 25% kali sulfat). Toàn cây bèo cái có một chất gây ngứa tan trong nước.
Tính vị, tác dụng: Bèo cái có vị cay, tính lạnh; có tác dụng giải biểu cho ra mồ hôi và thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu độc.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Bèo cái là vị thuốc dân gian. Nhân dân thường dùng loại bèo có mặt dưới tía làm thuốc uống trong chữa mẩn ngứa, tiêu độc mụn nhọt, chữa ho, hen suyễn, thông kinh, chữa đái buốt, đái dắt... Còn dùng ngoài để rửa mụn nhọt, mẩn ngứa và giã đắp ezema. Bèo khô dùng hun trừ muỗi.
Thường dùng bèo cái phơi khô, sao, sắc nước uống, mỗi ngày 10-20g. Dùng ngoài nấu nước rửa.
Ðơn thuốc:
1. Chữa đau mặt sưng ngứa, đau mắt, khắp mình nổi mẩn ngứa hoặc sưng phù, dùng Bèo cái bỏ rễ, Bạc hà, Kinh giới mỗi thứ một nắm (30g) sắc uống và xông rửa.
2. Chữa phù thũng mới phát: Bèo cái một nắm sắc uống.
3. Chữa hen suyễn, dùng 100g Bèo cái tươi, bỏ rễ, giã nát vắt lấy nước, pha với xirô chanh, ngày dùng 1-2 lần 100ml, điều trị trong 2-3 tháng. Có người còn dùng bèo nấu với cơm nếp ăn trị hen.
4. Chữa eczena, dùng Bèo cái, rửa sạch, thêm muối giã nát, đắp ngày một lần, trong 7-10 ngày. Ðồng thời với việc đắp ở bên ngoài, nên uống những thang thuốc giải độc có Kim ngân hoa, Bồ công anh.
5. Chữa mẩn ngứa, dùng 50g Bèo rửa sạch, sao vàng, sắc nước uống hàng ngày, trong 2-3 ngày. Khi uống nước Bèo cái, có thể thấy ngứa cổ, nhưng sẽ quen dần. Bèo cái có khả năng chống dị ứng và không có độc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ