Chuyển đến nội dung chính

Công dụng và tác dụng chữa bệnh từ lá, hoa, quả, rễ cây Dứa dại

Theo Đông Y , Toàn bộ cây dứa dại gồm lá, quả, hạt và rễ đều được dùng làm thuốc chữa bệnh. Cây dứa dại còn gọi là dứa gai, dứa gỗ. Cây mọc hoang ở vùng ven biển, bìa rừng và được trồng làm hàng rào ở vườn nhà, nương rẫy. Cùng tìm hiểu chi tiết công dụng chữa bệnh của từng bộ phận cây Dứa dại dưới đây.

Theo y học cổ truyền thì lá có vị đắng, cay, thơm, có tác dụng diệt khuẩn; rễ có vị ngọt nhạt, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, tiêu viêm, lợi tiểu.

Lá dứa dại
Chữa cảm nóng, nhức đầu: Lá dứa dại 30g, rau má 40g, cỏ mần trầu 20g, lá tre 20g, lá sắn dây 20g, lá duối 20g. Sắc uống ngày 2 lần.
Chữa cảm lạnh: Lá dứa dại 30g; gừng, hành, tỏi mỗi vị 20g. Sắc uống, uống nóng. Uống xong, đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Chữa thấp khớp: Lá dứa dại 30g, củ dứa dại 20g, cà gai leo 20g, cỏ xước 40g, lá lốt 20g, bồ công anh 20g. Sắc uống.
Chữa viêm da, mẩn ngứa: Lá dứa dại 20 - 30g, rau má 20g, cỏ chỉ thiên 20g, bồ công anh 20g, vòi voi 20g, sâm đại hành 40g, dây tơ hồng xanh 40g. Sắc uống.
Rễ dứa dại
Chữa mất ngủ, viêm gan, xơ gan cổ trướng: Rễ dứa dại sắc uống, ngày 2 lần, mỗi lần 30g.
Chữa tiểu dắt, tiểu ít, nước tiểu vàng, nóng: Rễ dứa dại 20g, rau dừa nước 20g, râu ngô 20g, trần bì 6g, mã đề 8g, cỏ mần chầu 6g, cam thảo nam 6g. Sắc uống. Chia 2 lần, uống trong ngày.
Thông tiểu, trị tiểu ra sỏi: Rễ dứa dại 12g, đọt non dứa dại 20g, rễ dứa thơm 15g. Sắc uống.
Trị viêm đường tiết niệu: Rễ dứa dại 16g, ý dĩ nhân 16g, trạch tả 12g, kim ngân hoa 16g, cam thảo nam 12g. Sắc uống.
Chữa phù thũng: Rễ dứa dại 8g rễ, vỏ cây đại (sao vàng), rễ si, rễ cau non, hương nhu, tía tô, hoắc hương đều 8g, hậu phác 12g. Sắc uống.
Quả dứa dại
Thuốc giải nhiệt và trị ho: Quả dứa dại tươi 200g (quả khô 50g) sắc uống.
Chữa xơ gan, cổ trướng: Quả dứa dại 200g; thân cây ráy gai 200g, vỏ cây quao nước, vỏ cây vọng cách, lá trâm bầu, lá cối xay, rễ cỏ xước, mỗi vị 50g. Sắc uống.
Chữa viêm gan mạn tính: Quả dứa dại 100g, chó đẻ răng cưa 50g. Sắc uống.
Hạt dứa dại
Chữa trĩ, viêm tinh hoàn: Hạt dứa dại 60g, sắc uống.
Trị sỏi thận: Hạt dứa dại 15g, hạt chuối hột 12g, kim tiền thảo 18g. Sắc uống.
Đọt non dứa dại:
Chữa sỏi thận: Đọt non dứa dại 20g, ngải cứu 20g, cỏ bợ 30g. Rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước, có thể thêm đường cho dễ uống.
Chữa tiểu dắt, tiểu buốt có máu: Đọt non dứa dại 20g, mầm rễ cỏ gừng 20g. Sắc uống trong ngày.
Chữa đinh râu: Đọt non dứa dại, lá đinh hương, mỗi vị 40g, giã nát, đắp ngoài.
Để tìm hiểu chi tiết hơn về cây dứa dại bạn có thể xem theo các từ khóa ở dưới hoặc nhập thông tin cần tìm vào ô tím kiêm của chúng tôi để có kết quả nhanh nhất.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ