Chuyển đến nội dung chính

Lentinus elodes (Berk.) Singer-cây Nấm hương, Nấm đông cô

Theo Đông Y, Nấm hương có vị ngọt, tính bình, không độc; có tác dụng làm tăng khí lực, không đói, cầm máu; còn có tác dụng lý khí hoá đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham, giảm cholesterol, hạ huyết áp. Đồng bào thường hái nấm tươi về nướng chín ăn. Nhưng thông thường dùng khô nấu canh, lẩu, xào nấu, xem như món rau khô gia vị cao cấp. Mặt khác, nó là một món ăn ngon, bổ nên rất được ưa chuộng. Cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh chảy máu, đại tiểu tiện ra máu.

1. Cây Nấm hương, Nấm đông cô - Lentinus elodes (Berk.) Singer, thuộc họ Nấm sò - Pleurotaceae.

Cây Nấm hương, Nấm đông cô - Lentinus elodes (Berk.) Singer, thuộc họ Nấm sò - Pleurotaceae. Nấm hương hay còn gọi là nấm đông cô (Tên khoa học: Lentinula edodes) là một loại nấm ăn có nguồn gốc bản địa ở Đông Á.

2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Nâm hương

Mô tả: Nấm còn non nằm trong vỏ cây, khi lớn làm nứt vỏ cây chui ra ngoài. Mũ nấm màu nâu nhạt, sau nâu thẫm hoặc màu mật. Mặt mũ có những vẩy trắng nhỏ, có khi màu nâu, đường kính mũ 4-10cm. Thịt nấm trắng. Cuống nấm hình trụ hoặc hơi hẹp, dài 3-10cm, đường kính 0,5-1cm, màu sắc giống như mũ; cuống thường xẻ như bị rách. Gốc của cuống phân biệt hẳn với vỏ cây.
Thường gặp tháng 11 đến tháng 2.
Bộ phận dùng: Thể quả - Lentinus
Nơi sống và thu hái: Thường mọc đơn độc trên thân các cây gỗ mục. Vào mùa lạnh, khi ở vùng rừng núi có mây mù, thường gặp loại nấm này. Chúng mọc tự nhiên ở rừng Lào Cai (Sa pa), Yên Bái, Tuyên Quang, Hoà Bình, Bắc Thái, Cao Bằng, Lạng Sơn trên những cây gỗ như Dẻ, Sồi, Côm tầng, Re đỏ, Máu chó, Đuôi chó. Đồng bào dân tộc miền núi cũng gây trồng Nấm hương trong tự nhiên, ở những khu rừng có điều kiện thoáng gió và ẩm ướt. Người ta hạ những cây gỗ lớn như Côm tầng (Elaeocarpus dubius), cây Dẻ đỏ (Quercus) Sồi bộp (Pasania), Re đỏ (Cinnamomum). Vào tháng chạp, 4-5 ngày trước hay sau ngày Đông chí, người ta rủ nhau lên rừng tìm những loại cây trên có đường kính khá lớn, cỡ nửa mét, dài 5m, rồi dùng rìu đốn cho cây hạ xuống, để nằm ở nơi thoáng có ánh sáng mặt trời chiếu vào. Khi hạ cây người ta giữ cẩn thận cho vỏ cây khỏi bong ra. Sau khi loại bỏ tất cả cành lá rườm rà đi, người ta lấy rìu chặt sâu xuống thân cây những rạch ngang sâu từ 6-10cm, rạch nọ cách rạch kia độ 50-100cm; mục đích của việc chia cây gỗ thành nhiều đoạn như thế là để lấy chỗ cho nhựa cây thoát ra, vì nhựa có chảy ra thì cây sẽ mau mục nát. Khi đã làm xong các công việc ấy, người ta để nguyên cây tại chỗ để cho các bào tử của Nấm hương trong rừng được gió truyền đến và bám vào vỏ cây mà mọc thành cây nấm. Nhưng muốn mau có nấm, người ta thường lấy Nấm hương đã già đem ngâm vào nước vo gạo trong một ngày đêm rồi tưới lên khúc gỗ. Lại có khi người ta lấy Nấm hương già khô, trộn với một nửa phần Gừng rồi xát vào cây gỗ. Chỉ xát ở mặt trên thôi vì chỉ ở chỗ nào có ánh sáng mặt trời chiếu tới thì nấm mới mọc. Sau một năm, nấm đã bắt đầu nẩy lên và đã có thể hái nấm được rồi, nhưng nấm còn nhỏ về ăn không ngon, phải đợi nấm hai năm thì tốt hơn. Vào các tháng chạp, giêng, hai âm lịch, khi có mưa phùn là hái được nhiều nấm nhất. Nếu trời mưa phùn thì cứ 6-7 (5-6) ngày lại lấy được một lứa nấm, nhưng nếu trời khô hanh thì phải đợi 15-20 (12-15) ngày mới được một lứa. Nấm đã mọc thì phải hái đúng lúc, nếu để quá già thì khó ăn. Một cây gỗ chặt như trên thì sẽ cho được 5-10 kg nấm tươi, có thể cho thu hoạch đến năm thứ 6. Sau khi hái nấm về, phải đem phơi nắng cho khô. Nếu trời râm thì đem sấy lửa hay xâu dây rồi gác lên bếp cho khô, nhưng nấm phơi nắng sẽ có màu đẹp hơn, mùi thơm hơn, còn nấm sấy lửa hay đặt gác bếp thường bị mùi hôi khói.
Thành phần hoá học: Nấm hương tươi chứa các thành phần tính theo g% là: nước 87g, protid 5,5g, lipid 0,5g, glucid 3,1g, cellulose 3g, tro 0,9g và theo mg% là: calcium 27mg, phosphor 89mg, sắt 5,2mg. Nấm hương khô có 13% nước, 36% protid, 4% lipid, 23,5% glucid, 17% cellulose, 6,5% tro, 184mg% calcium, 606mg% phosphor, 35mg% sắt, 23,4mg% vitamin PP, 0,16mg% vitamin B1, 1,59mg% vitamin B2.
Cũng có tài liệu nêu trong 100g Nấm hương có 0,9g protid, 3g glucid và các nguyên tố: calcium 28mg, phosphor 45mg, sắt 0,8mg và các vitamin như caroten 0,32mg, vitamin B1 0,04mg, B2 0,06mg, PP 0,5mg và vitamin C 8mg. Lượng nấm này cung cấp cho cơ thể 16 calo.
Tính vị, tác dụng: Nấm hương có vị ngọt, tính bình, không độc; có tác dụng làm tăng khí lực, không đói, cầm máu; còn có tác dụng lý khí hoá đàm, ích vị, trợ thực, kháng nham, giảm cholesterol, hạ huyết áp.
Công dụng: Đồng bào thường hái nấm tươi về nướng chín ăn. Nhưng thông thường dùng khô nấu canh, lẩu, xào nấu, xem như món rau khô gia vị cao cấp. Mặt khác, nó là một món ăn ngon, bổ nên rất được ưa chuộng. Cũng được dùng làm thuốc chữa bệnh chảy máu, đại tiểu tiện ra máu.
Ở Trung Quốc, Nấm hương được dùng trị tiểu tiện không thông, thuỷ thũng, ăn trúng nấm độc, vắng đầu đau đầu, đau dạ dày- ruột, chứng ung thư và dự phòng xơ gan.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ