Chuyển đến nội dung chính

CÒ CHÂN NGỖNG: SÁT THỦ GIẢ DẠNG BÔNG HOA


Cò chân ngỗng biển (hải quỳ) thực sự không phải là những bông hoa mà bề ngoài của chúng trông rất giống, mà là kẻ săn mồi và chúng đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống thuỷ sinh. Chúng là những sinh vật hình ống rỗng gắn với bất kỳ bề mặt nào mà chúng chọn bằng một cái chân làm vật gắn gọi là đĩa và thân có từ hàng chục đến hàng trăm tua.
Loài cò chân ngỗng xinh đẹp ở trên là loài sọc vằn, chúng có nhiều màu sắc nhưng luôn xuất hiện cùng với san hô sừng hoặc san hô đen trong vùng nhiệt đới.
Miệng ở giữa đĩa và tua vây quanh. Mỗi tua đều có chất độc, sẽ tiết ra bằng những sợi lông ngay khi cảm nhận mối nguy hay thức ăn. Bức ảnh dưới cho thấy cò chân ngỗng đang bắt một con sứa xanh.
Bức ảnh tiếp theo, bàn ăn đổi lại, sên biển tím đang ăn cò chân ngỗng.
Một loài cò chân ngỗng trông giống cái bẫy bay của thần vệ nữ và được đặt tên theo đó. Việc cần làm của nó để ăn chỉ là gấp những cái tua lại và ôm lấy con mồi.
Loài màu đỏ sáng bắt mồi theo cách truyền thống hơn là bẫy bay.
Hệ thống săn mồi và phòng vệ của cò chân ngỗng tương đối đơn giản nhưng hiệu quả. Như đã nói, các tua là những cấu trúc cơ bản nhưng chúng rất đặc biệt. Những tua này có nhiều tế bào chứa những túi độc, bao gồm chất độc thần kinh là tê liệt con mồi, một sợi chỉ nhị bên trong và sợi lông giác quan bổ sung.
Những sợi lông này cho tế bào biết vị trí con mồi ( hay kẻ thù) ở gần, và kích hoạt tiết chất độc. Điều đó giải thích vì sao chúng có vẻ dính khi chúng ta chạm vào. Một loài cá không bị ảnh hưởng bởi chất độc của chúng là cá hề, đó là lý do vì sao chúng có mối quan hệ có tính biểu tượng với nhau. Có một con cá hề cà chua đang nhìn trộm ở bên dưới.
Có sự đa dạng về màu sắc và hình dạng cò chân ngỗng, một số bạn đã thấy, một số ở phía dưới. Một loài được đặc biệt ưa thích có tua thon dài màu vàng hơi hồng hòa trộn rất tốt với môi trường xung quanh.
và loại dâu tây cũng vậy.
Một chuyên gia về ngụy trang nữa là loài cò chân ngỗng dưới đây, dùng vỏ một con nhím biển làm nơi che dấu
Cò chân ngỗng không di chuyển nhiều, đa số sẽ định cư, nhưng chắc chắn chúng có thể di chuyển nếu muốn. Một số loài cò chân ngỗng sinh sản vô tính bằng cách tách rời khi trưởng thành ( cũng có sinh sản giới tính nữa) , gắn với chúng cho đến khi đủ lớn để di chuyển đi. Hai con cò chân ngỗng dưới đây sắp sửa có cuộc chiến sinh sản vô tính để tranh giành lãnh thổ và cuối cùng một con phải di chuyển đi nơi khác. Con cò chân ngỗng màu cam có một số con nhỏ gắn vào, sẽ phát triển giống cò chân ngỗng mẹ một ngày nào đó.
Tóm lại, cò chân ngỗng là sinh vật săn mồi có cấu trúc phòng vệ phức tạp và có khả năng sinh sản vô tính và hữu tính, giúp chúng bảo đảm số lượng chủng loài phù hợp với khu vực chúng sống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .