Chuyển đến nội dung chính

12 LOÀI CÁ XÂM NHẬP TỆ HẠI NHẤT TRÁI ĐẤT

Nile Perch (Cá rô sông Nile).
Chúng trốn dưới nước, không nhìn thấy cho đến khi bị bắt lên bỡi ngư dân hay nhà nghiên cứu. Một số trong những loài cá này xuyên qua nguyên cả lục địa để đi đến nơi sống mới, ở lại một cách tình cờ theo cách khó tưởng tượng ra cho tới khi con người bắt đầu di cư khắp toàn cầu theo ý muốn. Mặc khác, một số loài trong đó được giới thiệu có chủ ý để cung cấp nguồn thực phẩm và thể thao, hay thậm chí là trị bệnh. Những loài khác là cá cảnh bị thoát ra ngoài, có cơ hội tìm kế sinh sống ở phương xa.
Nhưng dù có nguồn gốc ở đâu, những loài cá xâm nhập hiện nay đang tàn phá hệ sinh thái mà chúng sống, thay thế các loài thủy sinh bản địa kể cả phía dưới và phía trên mặt nước. Từ Nile Perch (xem ảnh) tới cá lóc phương bắc, tới mosquitofish (cá muỗi), dưới đây là danh sách 20 loài cá xâm nhập gây ra nhiều tàn phá nhất hiện nay.
12. Nile Perch
To lớn đến dài 6 feet và nặng tới 440 pound, Nile perch thật sự đúng là “quái vật của vực sâu’. Cá này có tên trong danh sách 100 loài cá xâm nhập tệ hại nhất của Liên minh bảo tồn tự nhiên quốc tế (IUCN). Nile perch được đưa vào hồ Victoria ở Phi Châu vào những năm 1950 đã gây ra sự hủy diệt hoặc đe dọa hàng trăm loài cá bản địa của hồ này.
Những nhà đánh cá lớn thật sự có lợi từ sự xâm nhập của Nile perch ở hồ Victoria, nhưng ngư dân địa phương bị mất nguồn cung cấp các loài cá truyền thống. Trong thực tế, sự hủy hoại ngành cá địa phương đã dẫn đến sự ra đi của nhiều ngư dân vì lý do di cư kinh tế. Đây chính là một ví dụ cho thấy việc giới thiệu một loài từ bên ngoài có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, không chỉ cho hệ sinh thái, mà còn cho cả con người phụ thuộc vào nó.
11. Common Carp (cá chép thường)
Đây là một loài nữa thuộc danh sách 100 loài cá xâm nhập tệ hại nhất của IUCN. Trong tự nhiên, ở các vùng nước bản địa của chúng ở Âu Châu và Á Châu, cá chép thường có nguy cơ tuyệt chủng. Tuy nhiên, không có khả năng nó bị biến mất hoàn toàn, vì cá này đã được nội địa hóa và đưa vào những nơi sống mới ở khắp toàn cầu.
Không phải những gì loài cá này ăn tạo ra vấn đề, đó là cách mà chúng ăn. Cá chép thường lục tìm thức ăn ở dưới rễ các loài thực vật dưới nước, vấy bùn nguồn nước và làm cho nước đục và không sạch. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến đến thực vật cũng như các loài cá bản địa và chim phụ thuộc vào nó.
Hành vi đó cộng với việc cá chép thường thải các chất chứa phốt-pho vào trong nước đã tạo điều kiện cho tảo phát triển rất mạnh. Do những nguy hiểm mà cá này gây ra, những nước như Mỹ đã chi rất nhiều tiền để cố loại bỏ cá chép, nhưng phần lớn đã bị thất bại.
10. Northern Snakehead (cá lóc phương bắc)
Nếu có danh sách kẻ thù số 1 trên thế giới về các loài cá xâm nhập của thế giới, cá lóc phương bắc rất phù hợp với danh sách đó. Nó không chỉ là loài cá ăn thịt hung dữ nhất, mà còn là loài cá có thể sống không có nước nhiều ngày, làm cho nó có thể lan rộng ra xung quanh các vùng nước xâm nhập. Được nuôi như loài cá cảnh quý – cá này có nguồn gốc ở Trung Hoa – cá lóc phương bắc dễ dàng ăn hết 5 con cá vàng một ngày, và có thể gây ra tai họa chưa kể tới nếu thoát ra ngoài tự nhiên.
Các nhà khoa học ở Mỹ e ngại rằng cá lóc phương bắc có thể săn các loài cá bản địa, gây ra dịch bệnh, làm giảm nguồn thức ăn của các loài bản địa và thường phá hỏng hệ sinh thái. Không có gì ngạc nhiên khi phát hiện một vài con cá này trong một hồ nước ở Maryland đã tạo ra nhiều bài báo trên trang nhất vào năm 2002 – đặc biệt khi bạn biết rằng một con cái có thể đẻ ra 150.000 trứng chỉ trong thời gian 2 năm.
9. Brown trout (cá hồi nâu).
Một số loài cá trong danh sách này , gồm cả cá hồi nâu, đã được giới thiệu vào vùng nước lạ có chủ đích. Trong trường hợp của cá hồi nâu, một loài có nguồn gốc từ Âu Châu, là vì số lượng cá này là nguồn thực phẩm và là mục tiêu của câu cá bằng ruồi nhân tạo. Cho tới hôm nay, cá hồi nâu được biết là cung cấp 300 triệu đô cho nền kinh tế New Zealand như là một loài cá câu thể thao. Thật không may, các loài cá bản địa phải trả giá vì điều đó.
Cá hồi nâu có thể làm suy giảm số lượng của các loài chúng ăn như cá nhỏ, côn trùng, nhuyễn thể, làm ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Chúng cũng cạnh tranh thức ăn với các loài cá bản địa, và thậm chí có thể lai giống với một số loài , đe dọa sự đồng nhất về gien. Vì cá hồi nâu có thể sống trong các vùng nước ấm hơn so với các loài cá hồi bản địa, người ta cho rằng số lượng của chúng có thể phát triển nhiều hơn do biến đổi khí hậu. Đây là tin tốt cho cá hồi nâu, nhưng không tốt chút nào cho các loài mà chúng thay thế.
8. Largemouth Bass (cá vược miệng rộng)
Cá vược miệng rộng cũng được giới thiệu vào vùng nước mới do sự nổi tiếng của chúng đối với những tay câu thể thao. Cá này là loài săn mồi hung dữ xếp hàng đầu ở chuỗi thực phẩm và có thể ăn bất cứ loài nào chúng có thề tìm ra – bao gồm các loài cá khác, chim, ếch nhái, thậm chí cả cá sấu nhỏ, theo một số nguồn tin cho biết. Loài này kiếm ăn cả ngày lẫn đêm và kiếm những con mồi phù hợp với miệng rộng của nó.
Cá vược miệng rộng có thể gia tăng số lượng nhanh chóng trong hồ hoặc ao, và mỗi cá thể có thể sống tới 16 năm. Chúng phát triển rộng khắp nước Mỹ và cũng xâm nhập vào tỉnh New Brunswick thuộc Canada, nơi chúng được biết là không những ăn các loài cá nội địa mà con mang đến loài rận biển.
7.Walking Catfish (cá trê)
Bây giờ nói đến một loài cá thật sự giống một kẻ xâm lăng từ không gian. Cá trê là một loài cá lạ thường, mặc dù trông rất rùng rợn với khả năng “đi bộ”của nó , dùng vây, và có thể sống trên đất khô.
Cá trê là vấn đề nghiêm trọng với bang Florida của Hoa Kỳ. Người ta tin nó được giới thiệu từ Thái Lan vào những năm 1960 nhờ ngành thương mại cá cảnh. Và mối đe dọa từ loài cá ăn tạp này không chỉ cho các loài cá hoang dã bản địa. Người ta nói chúng đã xâm nhập vào các trại nuôi cá, nơi chúng ăn hết đàn cá nuôi. Điều này dẫn đến lệnh cấm sở hữu cá trê ở bang này.
6. Smallmouth bass (cá vược miệng nhỏ)
Đừng để cho tên của nó đánh lừa bạn; không có gì nhỏ ở miệng của loài cá này. Sự thực, cá vược miệng nhỏ Bắc Mỹ là loài cá săn mồi có thể ăn bất cứ loài cá nào vừa miệng của nó. Và như bạn có thể thấy từ tấm ảnh này, nó có thể nuốt chửng con mồi tương đối lớn. Ngay cả động vật có vú nhỏ và rắn cũng không an toàn. Một khi nó có con mồi, sẽ có ít cơ hội trốn thoát, vì miệng nó có nhiều răng xếp thành mạng lưới.
Vì tính tham ăn và bản năng săn mồi hung tợn, cá vược miệng nhỏ có khả năng chiếm chỗ của các loài bản địa. Sự phù hợp với môi trường mới và khả năng đẻ mạnh mẽ của con cái, 21.100 trứng trong một lần, là tin xấu cho các loài cá bản địa – đặc biệt ở British Columbia, nơi chúng dần dần lan tràn kể từ khi xâm nhập vào năm 1901.
5. Mosquitofish (cá muỗi)
Chắc rồi, chúng trông rất nhỏ và vô hại – hơi giống cá cơm – và bạn có thể tự hỏi rằng mối nguy nào mà một loài cá nhỏ xíu như vậy có thể gây ra cho hệ sinh thái.
Như tên của nó cho biết, cá muỗi ăn ấu trùng muỗi, một con cái trưởng thành có thể ăn hàng trăm con trong một ngày. Thật không may, hành vi ăn muỗi của nó chỉ vượt qua hành vi hủy hoại của loài cá này.
Được giới thiệu vào một số vùng nước với sự tin tưởng sai lầm rằng chúng sẽ đối phó với muỗi hơn là các loài cá địa phương, loài cá muỗi đã phát triển mạnh, tiếp tục trở thành loài cá nước ngọt phân bố rộng rãi nhất.
Công bằng mà nói, cá muỗi đã giúp làm giảm bệnh sốt rét ở một số khu vực, gồm cả Nam Mỹ và miền nam Nga. Tuy nhiên, hành vi ăn nhiều và hung dữ và chúng có khả năng cạnh tranh với các loài khác đã biến chúng trở thành mối đe dọa ở nhiều nơi.
4. Common Rudd (cá chày)
Với đuôi và vây có màu ngọn lửa và thân có màu xanh bạc, cá chày thường trông rất đẹp mắt, nhưng nó không phải là loài cá đẹp – nó chính là ác mộng của hệ sinh thái. Ở New Zealand, nơi nó được giới thiệu bất hợp pháp vào năm 1967, cá chày được biết là “thú có túi của đường thủy”. Mặc dù là cá có nguồn gốc Âu Châu, hiện nay chúng lan tràn khắp Hoa Kỳ, nơi người ta lo sợ chúng lai giống với loài cá shiner vàng bản địa, làm thay đổi gien của loài này.
Vấn đề đối với cá chày là chúng thích ăn các loài thực vật bản địa sống dưới nước – và nhiều loài thực vật như thế. Sự thực là chúng tàn phá nguồn thức ăn cho các loài cá bản địa cũng như đe dọa các loài thực vật. Với con cái có khả năng đẻ 50.000 trứng tính cho một ký trọng lượng cơ thể, chắc chắn chúng ta sẽ khó loại bỏ chúng một khi chúng xâm nhập vào một môi trường nào đó.
3. Tilapia (cá rô phi)
Một trong những đặc tính dường như bình thường với các loài cá xâm nhập là tính thích ứng với môi trường sống. Chính đặc điểm này làm cho chúng sinh trưởng và phát triển mạnh trong môi trường không phải bản địa, với thiệt hại cho các loài cá địa phương. Cá rô phi thường – có nguồn gốc từ Phi Châu và Levant – không phải là ngoại lệ.
Giống như cá chép thường, cá rô phi vấy bùn các nguồn nước mà chúng sống, làm giảm số lượng ánh sáng có sẵn và làm chúng không phù hợp cho các loài thực vật thủy sinh và các động vật khác. Chúng cũng ăn cá nhỏ và các động vật không xương sống khác, cạnh tranh thức ăn với các loài bản địa. Ngoài ra, chúng còn có tác động mạnh lên hệ sinh thái ở một số nước, gồm cả Úc, nơi chúng được giới thiệu vào những năm 1970 để kiểm soát rong và muỗi, nhưng hiện nay chúng được xem là loài có hại chính trong hệ thống thủy địa phương.
2. Giant snakehead (cá lóc bông)
Cá lóc bông là một loài cá hung dữ. Chúng có thể nặng đến 66 pound và dài 6 feet. Cho tới giờ nó là loài cá hung dữ nhất trong danh sách này. Ở vùng bản địa của nó ở Đông Nam Á, thậm chí có những câu chuyện về loài cá đáng sợ này thực hiện những cú tấn công người không báo trước. Và xem xét về kích thước mà chúng đạt tới và những chiếc răng nhọn mà chúng được trang bị, chuyện này không thể được xem thường. Cá lóc bông được xem là hung dữ hơn cả cá piranha bỡi một số tay chơi cá cảnh.
Ở Canada và Hoa kỳ, cá lóc bông không chỉ đe dọa hệ sinh thái mà còn cả về kinh tế, với mối lo loài cá săn mồi hàng đầu này có thể ảnh hưởng tiêu cực lên ngành công nghiệp thủy sản trị giá 30 tỷ đô la. Mặc dù có những nỗ lực loại bỏ loài cá này ra khỏi các vùng nước Hoa Kỳ – nhiều cá thể đã bị bắt, được tin là thả ra từ những người nuôi cá cảnh – mối lo là chúng có thể tiếp tục lan tràn.
1.Lionfish (cá sư tử)
Cá sư tử rất hiếm ở vùng nước bản địa của chúng ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên số lượng của chúng bùng nổ ở vùng biển Ca-ri-bê, nơi chúng đang hủy diệt các loài cá bản địa sống xung quanh các rạn san hô. Các nhà nghiên cứu phát hiện một con cá sư tử có thể ăn hết 79% các loài cá khác trong khu vực chỉ trong 5 tuần.
Được trang bị những gai độc, cá sư tử không chỉ độc đối với các loài thủy sinh, mà còn cho những người lặn biển và ngư dân. Ngay cả cá mập cũng còn tránh xa. Cho tới nay, đã có rất nhiều nổ lực tiêu diệt loài cá xâm nhập tuyệt đẹp này, nhưng các nhà khoa học tin rằng việc này chỉ có tác dụng ít hơn là có thể kiểm soát số lượng của chúng.
Không phải lỗi của những con cá trong danh sách này khi chúng là loài xâm nhập đến các môi trường sống khác. Chúng đã bị di chuyển khỏi môi trường sống tự nhiên của chúng, nơi chúng sống hòa hợp với hệ sinh thái. Điều nhấn mạnh ở đây là ngay cả những hành động ít ý nghĩa nhất, ví dụ như thả một con thú nuôi vào tự nhiên cũng có ảnh hưởng tàn phá đến hệ sinh thái địa phương. Và đáng buồn thay, hậu quả của những hành động thiếu suy nghĩ này sẽ ảnh hưởng đến chúng ta trong nhiều năm sắp tới.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ