TP - Tại lễ hội Cà phê
Buôn Ma Thuột lần thứ 3, bên cạnh giao dịch của các doanh nghiệp lớn
nhỏ, còn có những cuộc hẹn của nông dân thời hiện đại muốn “bơi” thẳng
vào thị trường toàn cầu để chào bán loại hàng cao cấp, chính hiệu tự
mình sản xuất ra.
Trong lễ hội Cà phê lần 2, một loại sản phẩm
đặc biệt đã lần đầu tiên ra mắt công chúng: Cà phê chồn nguyên liệu thứ
thiệt, loại cà phê cà phê sau tiêu hóa do những con chồn hương ăn quả cà
phê chín thải Ra.
Người chào hàng là Nguyễn Quốc Khánh, chủ
trang trại nuôi chồn ở thôn 6 xã Krông Búk, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk
Lắk, tốt nghiệp hệ tại chức đại học Kinh tế nông nghiệp Hà Nội (khóa
1996-2000). Xuất phát từ thông tin một doanh nghiệp nổi tiếng về xuất
khẩu cà phê chế biến rao trên tivi sẽ mua với giá từ 1 triệu -10 triệu
đồng/ký cà phê chồn nếu chuyên gia về tận nơi xác nhận loại cà phê đó.
Nhân tiện nhà có hơn 2 hecta rẫy cà phê, lại sẵn mấy con chồn hương nuôi
chơi trong chuồng, Khánh chuyển sang nuôi chồn lấy cà phê bán.
Quy trình thuận lợi, sản phẩm khá nhiều Khánh mới đánh
tiếng mời Cty nọ về xem hàng. Sau khi thẩm định, Cty đồng ý mua được gần
100 ký với giá từ 900 nghìn đến 1 triệu đồng mỗi ký thì… ngưng luôn.
Khánh chới với không tìm được đầu ra, bởi thị trường tràn ngập loại cà
phê hạt thông thường giá mỗi ký chỉ đôi ba chục nghìn.
Thanh chủ trại cà phê chồn đầu tiên ở Sơn La hội ngộ với Khánh chủ trại cà phê chồn đầu tiên ở Đắk Lắk . |
Sau cuộc chào hàng tại lễ hội Cà phê lần 2, Khánh vẫn
không tìm được mối tiêu thụ trong khi đàn chồn không ngừng sinh sôi,
hàng tồn lúc cao nhất lên đến 1,2 tấn. Đầu năm 2011, Khánh cùng một bạn
tại TP HCM đứng ra lập Cty Huyền Thoại Núi với quyết tâm hồi sinh huyền
thoại cà phê chồn. Huy động vốn từ anh em bạn bè, Khánh mạnh tay chi hơn
1 tỉ đồng cho các phần việc tiếp thị và làm lễ ra mắt loại cà phê chồn
chính hiệu Việt Nam mang tên Legend Revived với các thương gia sang
trọng tại khách sạn Rex 5 sao.
Buôn Ma Thuột tổ chức Lễ hội Cà phê lần 3, Khánh tiếp
tục mang sản phẩm Legend Revived ra giới thiệu, với mẫu mã bao bì sang
trọng hơn hẳn lần trước. Không hẹn mà gặp, chủ trại cà phê chồn đầu tiên
của Đắk Lắk đã có cuộc hội ngộ lý thú với chủ trại cà phê chồn đầu tiên
của Sơn La, giữa thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột.
Anh Đinh Công Hiệp, trú tại Bản Kang phường
Chiềng Sinh, TP Sơn La, tự hào là người chuyên nuôi và cung cấp nhím
giống, sau đó là chồn hương giống cho khách hàng khắp các tỉnh phía Bắc.
Anh có trợ thủ rất đắc lực là cô con gái đầu lòng Đinh Thị Thanh đã tốt
nghiệp cử nhân tin học. Sau Lễ hội Cà phê 2, đọc bài giới thiệu về cà
phê chồn trên báo Tiền Phong, Thanh đem báo về cho gia đình xem. Anh
Hiệp thích thú làm theo. Cà phê chồn sản xuất được, anh cùng con gái đem
về Hà Nội chào hàng, thỉnh thoảng cũng bán được cho mỗi mối vài ký với
giá 3-4 triệu đồng/ ký.
Nhưng rồi bầy chồn mấy chục con của anh cũng sản xuất
cà phê ra nhanh hơn lượng cà phê anh bán được. Thanh bèn thiết kế cho bố
một trang web tiếp thị bằng tiếng Anh hẳn hoi. Khi thấy thông tin trên
mạng về Lễ hội cà phê lần 3, hai bố con anh liên lạc với Trung tâm Xúc
tiến thương mại tỉnh Đắk Lắk xin hỗ trợ, táo bạo bay vào Tây Nguyên để
tiếp thị cà phê chồn. Gian hàng của trại chồn Sơn La giữa Hội chợ Chuyên
ngành Cà phê dù nhỏ vẫn có nhiều khách ghé vào, thích thú nhận những
gói nhỏ cà phê chồn rang xay làm quà tặng, rực rỡ màu sắc thổ cẩm từ bàn
tay tiếp thị, thiết kế khéo léo của cô cử nhân xinh xinh vùng Tây Bắc,
và đã nhận được vài gợi ý đặt hàng từ một số du khách Hàn, Nhật.
Sau cuộc gặp gỡ tại Buôn Ma Thuột, Khánh và
Thanh tiếp tục hẹn làm việc với nhau tại TP Hồ Chí Minh, bàn thảo hợp
tác cùng quyết tâm đưa sản phẩm cà phê chồn cao cấp thứ thiệt do chính
mình sản xuất, với “made in VietNam” ra thị trường cà phê thế giới.
Hoàng Thiên Nga
Nhận xét
Đăng nhận xét