Chuyển đến nội dung chính

Những loài thực vật quí hiếm ở Việt Nam

Tiếp theo loạt bài của mình. Tuần này, một câu hỏi được đặt ra là "thực vật có thể bị tuyệt chủng được hay không?". Câu trả lời là Có. Theo một công trình nghiêng cứu Vườn thực vật Hoàng gia Anh phối hợp với Viện bảo tàng lịch sử thiên nhiên của nước này và Liên đoàn quốc tế bảo vệ thiên nhiên (IUCN) thực hiện thì các loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng ngang với động vật có vú cao hơn chim và chỉ thấp hơn động vật lưỡng cư và san hô.
Ngoài yếu tố con người, thực vật còn tuyệt chủng do sự Biến đổi khí hậu. Theo tiến sĩ David Bramwell - giám đốc Vườn bách thảo Jardin ở Las Palmas, Tây Ban Nha thì: “Khoảng một nửa trong số 40.000 loài thực vật trên trái đất và 100.000 loài thực vật chưa được phân loại có nguy cơ tuyệt chủng nếu nhiệt độ tăng thêm 2-3 độ C trong vòng 100 năm tới”.
Bài viết giới thiệu một số thực vật quý hiếm ở Việt Nam. Phần nhiều trong số chúng nằm trong Sách Đỏ Việt Nam.
1. Thông Tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri Foxw)

Là cây gỗ nhỏ, dạng bụi. Mọc trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hoẵc rừng lùn ở đỉnh núi. Ở Việt Nam, cây thường phân bố trên vùng cận đỉnh các dông núi đá vôi ở Lào Cai, Đồng Văn (Hà Giang), Đông Triều (Quảng Ninh), Pà Cò (Hòa Bình), đảo Phú Quốc (Kiên Giang).

Cây có hạt hình cầu, màu xanh; đế hạt mọng, màu đỏ, chuyển dần sang tím sẫm khi hạt chín. Hạt chín vào cuối thu hàng năm, khả năng tái sinh bằng hạt tốt. Đây là một loài hiếm.
2. Thông Pà cò (Pinus kwangtungensis)

Là một loại cây gỗ to

Có chồi đông. Lá mọc 5 chiếc một ở đầu cành ngắn và các cành ngắn này lại mọc chụm trên đầu cành dài. Lá hơi cong

Mọc thành các dải rừng trên các đường đỉnh và đỉnh núi và đá vôi. Ở Việt Nam, cây phân bố ở Đức Hồng (Cao Bằng), Pà Cò (Hòa Bình), Chư Yang Sin (Đắc Lắc).

Cây đang ở trong tình trạng sẽ nguy cấp.
3. Thông năm lá Đà Lạt (Pinus dalatensis)

Thuộc dạng cây gỗ to, có tán hình nón thưa. Là một loài đặc hữu của Việt nam. Gặp từ Thừa Thiên Huế đến Tây Nguyên: Kontum, Lâm Đồng.
Pinus dalatensis (Thông Đà Lạt) ở Đà Lạt
Cây có thể cao đến hơn 30m và đường kính thân 0,6 - 0,8m.

Đây là một loài hiếm. Có thể bị đe dọa tuyệt chủng do bị thu hẹp môi trường sống và chưa thấy tái sinh.
4. Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii)
Là một loại cây gỗ to. Là loài đặc hữu của Việt Nam, mới chỉ gặp ở núi Vọng Phu (Khánh Hoà), suối Vàng, đèo Ngoạn Mục (Lâm Đồng).

Đặc điểm nổi bậc nhất lá lá hình dải mác nhọn đầu.

Do rừng ngày càng bị thu hẹp nên, loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.
5. Thông đỏ (Taxus wallichiana)

Là loại cây gỗ nhỡ. Mọc rất rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh. Ở Việt Nam cây phân bố ở Nha Trang (Khánh Hoà), Đà Lạt (Lâm Đồng).

Lá mọc xoắn ốc, xếp thành hai dãy.

Là một loài quí hiếm. Gỗ tốt, vỏ thân chứa Tanin. Hạt nhiều dầu béo.
6. Mun (Diospyros mun)

Cây gỗ nhỏ, rụng lá.

Cây mọc rải rác hay thành từng đám nhỏ trong trảng cây bụi cao rậm, chịu hạn trên đất nghèo ở gần biển, nơi có độ cao thường không quá 100m. Ở Việt Nam cây phân bố ở Khánh Hòa, Ninh Thuận.

Gỗ có giá trị cao nên các chủng mọc tự nhiên bị tìm kiếm ráo riết để khai thác làm cho số lượng cá thể giảm sút rất nhanh.
7. Hoàng đàn (Cupressus torulosa)

Cây gỗ nhỡ.

Mọc rải rác đôi khi thành đám nhỏ trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh. Đang ở trong tình trạng đang nguy cấp. Loài đã bị khai thác rất ráo riết để lấy gỗ thân và gỗ rễ, chủ yếu để làm bột hương. Số lượng cá thế còn lại rất ít. Cây lại tái sinh rất khó khăn
8.  Gõ đỏ (Cà te) (Afzelia xylocarpa)

Cây gỗ to rụng lá, cao tới 30m, đường kính thân 0,8 - 1m. Vỏ màu xám, sần sùi, trên mặt có nhiều lỗ màu nâu. Mọc ở rừng mưa nhiệt đới thường xanh hay rừng nửa rụng lá mưa mùa.


Quả đậu to, gần không cuống. Loài đặc hữu của Đông Dương. Ở Việt Nam Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Khánh Hoà, Sông Bé , Đồng Nai, Tây Ninh.

Do gỗ rất quý nên gõ đỏ bị săn lùng ráo riết để khai thác. Ngoài ra môi trường sống của nó cũng bị phá hủy và thu hẹp nhiều. Vì vậy số lượng cá thể giảm sút rất nhanh chóng, rất ít khi còn gặp cây cỏ kích thước lớn.
9. Giáng hương (Pterocarpus macrocarpus)

Ngoài tên gọi là Giáng hương ra, chúng còn được gọi là: giáng hương quả to, giáng hương căm-pôt, giáng hương chân, song lã. Cây gỗ to có tán lá hình ô. Phân bố chủ yếu trong rừng rậm nhiệt đới nửa rụng lá. Ở Việt Nam, cây được tìm thấy ở Kontum, Gia Lai, Đắc Lắc, Phú Yên , Đồng Nai, Tây Ninh.

Cụm hoa hình chùy ở nách lá, phủ lông màu nâu. Hoa màu vàng nghệ, có cuống dài và nhiều lông, mùi rất thơm. Gỗ Giáng hương quả to khá đẹp, có mùi thơm nhẹ, cứng, vân hoa đẹp, ít nứt nẻ, không bị mối mọt. Giáng hương là loài cây có chứa hoạt chất chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2. Nhựa của chúng có thể làm thuốc nhuộm màu đỏ rất tự nhiên. Vì thế nó bị khai thác rất mạnh và môi trường sống cũng bị thu hẹp nhiều. Số lượng cây bị giảm rất nhanh chóng. Nếu mình nhớ không lằm thì bạn có thể tìm thấy nó trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
10. Cẩm lai (Dalbergia cochinchinensisi)

Cây gỗ to, có tán hình ô. Mọc rải rác hoặc thành từng đám trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh hay rừng nửa rụng lá mưa mùa. Loài đặc hữu của Đông Dương. Ở Việt Nam loài gặp ở nhiều tỉnh phía Nam như: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Sông Bé, Tây Ninh.

Do gỗ quí, ngoại hạng, nên cẩm lai đang bị săn lùng ráo riết và môi trường sống cũng bị thu hẹp nhanh chóng. Ngày nay, ngay ở các vùng trước đây có nhiều như Đồng Nai, Đắc Lắc.. cũng khó tìm được cây có đường kính lớn. Nhiều vùng gần như vắng hẳn bóng loài cây quí này.
11. Đỉnh Tùng (Cephalotaxus hainanensis).

Cây gỗ nhỏ, thường xanh. Mọc rất rải rác trong tầng cây gỗ nhỏ hay tầng cây bụi trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm. Ở Việt Nam cây phân bố ở Hà Tây, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Kontum, Gia Lai, Lâm Đồng...

Là loài hiếm, rất ít gặp trong rừng rậm nguyên sinh vùng núi thấp.
12. Dẻ tùng trắng (Amentotaxus argotaenia)

Cây nhỡ. Mọc rất rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, trên sườn núi đất và núi đá vôi. Phân bố ở Trung Quốc và Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, cây mọc ở rừng Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Hòa Bình. Gỗ có thể dùng đóng đồ đạc thông thường, làm nông cụ. Hạt chứa tới 50% dầu béo, có thể dùng trong việc chế xà phòng.Có thể trồng làm cây cảnh.Loài hiếm, có số lượng cá thể rất ít, nên đã được đưa vào Sách đỏ.
Yêu Môi Trường
Ảnh Internet

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .