Tên khác: húng giổi, rau é, é tía, é quế, hương thái.
Tên khoa học: Ocimum basilicum L.
Thuộc họ: Hoa môi (LABIATAE)
Đặc tính thực vật
Húng quế là cây mọc hàng năm, thân thảo, hình vuông, cao khoảng 40 – 50cm, có khi cao hơn tùy chất đấtvà khoảng cách trồng. Lá hình xoan, mọc đối, các chồi thường hay đâm ra từ các nách lá nên cành húng quế thường xum xuê. Lá màu lục xanh có loại màu tím đen nhạt, hoa nhỏ màu trắng hay tía, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh với những hoa mọc thành vòng có từ 5 đến 6 hoa. Quả chứa hạt đen nhánh khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh. Rễ mọc nông, ăn lan trên mặt đất.
Công dụng:
Húng quế là loại rau có mùi thơm, cùng với húng dũi, húng láng… dùng để làm rau gia vị trong các bữa ăn hàng ngày. Thường dùng để ăn sống, ăn chung với thịt chó, lòng heo, ăn cùng với rau sống các loại làm cho bữa ăn thêm ngon miệng. Húng quế chứa nhiều đạm, có khoảng 6% lượng protein, tỏng đó có chứa nhiều axit amin quan trọng như Tryptophan, methionine, leucine. Húng quế, từ năm 1975, ở miền Bắc có nhiều vùng đã trồng trên qui mô lớn để cất tinh dầu trong công nghiệp chất thơm ở trong và ngoài nước.
Ở miền Nam, ngoài việc dùng làm thức ăn gia vị như ở miền Bắc, người ta còn dùng làm thức ăn gia vị như ở miền Bắc, người ta còn dùng quả (người ta gọi nhầm là hạt – Frutucs ocimi) để ăn cho mát và giải nhiệt gọi là hạt é. Do trong húng quế có khoảng 0,4 – 0,8% tinh dầu màu vàng nhạt, thơm nhẹ, dễ chịu nên nhân dân thường dùng trong các bài thuốc Nam trị một vài bệnh thông thường như viêm họng, ho gà, dùng hạt để ăn cho mát, chống táo bón… Các nước khác còn dùng cây húng quế sắc uống chữa sốt, làm cho ra mồ hôi, chữa đau dạ dày, ăn uống không tiêu, thông tiểu, nấu nước súc miệng và ngậm chữa sâu răng.
Nhận xét
Đăng nhận xét