Chuyển đến nội dung chính

Coleus aromaticus Benth.-Húng chanh, Tần dày lá, Rau thơm lông, Rau thơm lùn, Dương tử tô



Vietnamese named : Húng chanh, Tần dày lá, Rau thơm lông, Rau thơm lùn, Dương tử tô
Common names : Zuo shou xiang (Chin.), Torongil de Limon (Span.) , French Thyme, Indian borage, Mexican thyme, Queen of herbs....
Scientist name : Coleus aromaticus Benth.
Synonyms : Plectranthus amboinicus (Lour.) Spreng. , Coleus amboinicus Lour., Plectranthus aromaticus (Benth.) Roxb..
Family : Lamiaceae
Plectranthus amboinicus tên gọi của cây thân thảo sống đa niên, có lá dày mập thịt nằm trong họ Lamiaceae với một mùi vị giống như cây origan, nguồn gốc ở Nam Phi và Đông Phi Châu, đã được trồng rộng rãi và nguồn gốc nguyên thủy trong vùng nhiệt đới củ và mới trên địa cầu.
Tên gọi khác nhau như Việt Nam gọi Húng chanh hay rau tần dày lá, Thym ở Tây ban Nha, Origan Brujo ở Porto Rico, như thym mexicaine, la reine des herbes, menthe mexicaine …..ở Trung Quốc gọi Zuo shou xiang….
Thực vật và môi trường :
Mô tả thực vật :
Húng chanh thuộc loài thân thảo, đứng, tàng lan rộng, phân nhánh, tinh dầu nặng mùi gắt, màu xanh lá cây nhạt tươi, với những thân mềm dòn .
Lá có vị mùi thơm nhờ có những tuyến tinh dầu trong tế bào lá, và cay, lá rộng hình trứng, dài 4 – 9 cm, thường thì lá có hình trái tim, có lông mịn, bìa lá tròn có răng .
Hoa nhỏ, phát hoa dài ở ngọn, hoa gắn theo luân sinh nhiều hoa, dài có lông, răng trên to và đứng, vành có lông, màu tím nhạt 5 lần lớn hơn đài với hình ống ngắn, họng ống phồng lên và những môi ngắn. Đài hoa dạng hình chuông, ống mịn bên trong với 2 môi :
- môi trên hẹp, hình bầu dục và mỏng, tai cạnh nhỏ,
- môi dưới to có 4 răng hẹp và dài, tiểu nhụy 4 chỉ dính nhau một phần, thô dài.
Bế quả màu nâu
Bộ phận sử dụng :
Lá và tinh dầu
Thành phận hóa học và dược chất :
Lá tươi, chứa năng xuất 0,005 tinh dầu bay hơi,
- Chủ yếu là carvacrol,
- Thymol,
- và long nảo camphre và được lấy từ thân cây.
Đặc tính trị liệu :
Lá húng chanh cũng có rất nhiều công dụng về y học truyền thống, đặc biệt chữa trị :
- Hạ sốt
- Đau cổ họng,
- nghẹt mũi,
- Rối loạn sự tiêu hóa dyspepsie,
- Hen suyễn asthme,
- Ho mãn tính toux chronique,
- Viêm phế quản bronchite,
- Đau bụng colique,
- Đầy hơi flatulence,
- Thấp khớp rhumatisme,
Trong y học truyền thống Ấn Độ Ayurveda, những lá húng chanh dùng để chữa trị :
- viêm phế quản,
- hen suyễn,
- tiêu chảy,
- động kinh,
- sốt,
- khó tiêu,
- kết thạch đường tiểu Néphro-cystolithiases
- rối loạn dạ dày,
- cảm lạnh rhume
- những chứng ho,
- đau đầu thông thường.
- kháng sinh antibiotique,
- thuốc tống hơi, tiêu gaz carminatif,
- dịu đau trấn thống emménagorgue,
- đổ mồ hôi sudorifique,
- thuốc bổ tonique ,
- kích thích stimulante,
- và là chất chống sự oxy hóa, chimiopréventive.
Ở Nam Dương, húng chanh là một thực phẩm truyền thống dân gian sử dụng như thức ăn để kích thích tạo sửa cho con bú trong tháng hoặc sau khi sanh đẻ.
Ứng dụng :
Liều dùng :
►Một muỗng soupe nước ép lá tươi / mỗi giờ cho người lớn và muỗng cà phê cách 2 giờ, 4 lần / ngày cho trẻ em.
Dùng như trà :
►50 – 60 g cho nữa lít nước sôi, uống như trà 4 – 5 tách / ngày..
Dùng cho trẻ em ½ tách 4 lần / ngày.
►Dùng trị đau lổ tai otalgie, dung dịch tươi vào lổ tai trong 10 phút ( theo tài liệu nhưng để biết, những chữa trị liên quan nội cơ quan như lổ tai, mắt nên cẩn thận ).
- Trị nhọt đầu đinh furoncle,
- bong gân,
- sưng đau.
►Đấp lá cây giả nát vào vùng bị ành hưởng đau 4 lần / ngày.
- Đau cổ họng,
►Nấu sắc 2 muổng soups lá nghiền khô trong 1 lít nước sôi, dùng trước hay sau bữa ăn 1 giờ.
►Nấu sắc lá, dùng sau khi sanh .
« Phương thuốc đơn giản và hiệu nghiệm để trị sốt »
1- Nước ép lá húng chanh được dùng lượng 1 hay 2 muỗng cà phê dùng cho trẻ em và 1 – 2 muỗng soup cho người lớn để hạ sốt.
2- Dung dịch trích từ lá hay lá được nghiền nát trong nước sôi và dùng để xông hơi trị nghẹt mũi.
3- Trường hợp hen suyễn khí quản và ho. Dùng phương pháp nấu sắc lá với lượng 5 – 10 ml cho trẻ em và 20-30 ml cho người lớn.
4- Nấu sắc lá được đề nghị cho những :
- bệnh viêm khớp
- và rối loạn dạ dày như bụng đầy hơi chẳng hạn.
5- Rau húng chanh là một dược thảo rất hay dùng cho tất cả các căn bệnh của trẻ em.
Trong y học dân gian :
● Ở Phi luật Tân, lá húng chanh tươi, giả nát đắp bên ngoài vết phỏng.
● Những lá chết thâm tím dùng trường hợp bò cạp hay rết chích. Ngoài ra còn dùng đắp trên màng tang và trán chữa trị nhức đầu, sử dụng dùng băng lưới ( bandage ) để giử khỏi rơi.
● Lá ngâm trong nước sôi hay dưới dạng nước đường sirop dùng như :
- chất mùi
- và thuốc tống hơi;
- dùng cho chứng khó tiêu
- và cũng là toa thuốc cho bệnh hen suyễn.
Những người Trung hoa sử dụng nước ép lá húng quế với đường, chữa trị :
- ho cho trẻ em,
- suyễn
- và viêm phế quản,
- động kinh,
- các rối loại co giật kinh luyến convulsifs.
Lá được nhai ngậm trong miệng chữa trị :
- vết nứt ở góc của miệng,
- tưa miệng hay đẹn muguet,
- đau đầu,
- chống sốt như xoa bóp.
Dùng để chữa trị đau bàng quang và đường tiểu và tiết dịch âm đạo.
Thực phẩm - Gia vị :
Người dân Ấn dùng húng chanh làm gia vị thức ăn,
- Mùi thơm thức ăn aromatique,
Lá húng chanh có hương vị rất mạnh và có tác dụng bổ sung gia vị tuyệt vời cho thịt và gà ….
Lá húng chanh thái nhỏ, có thể sử dụng cho những món ăn đặc biệt thịt nhất là thịt bò, thịt cừu và thịt heo rừng.



















Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .