Cà gai leo là một trong những thảo dược quen thuộc có tác dụng trong điều trị các bệnh về gan, chữa phong thấp, chảy máu chân răng, say rượu, bệnh lậu… Trong đó công dụng điều trị các bệnh về gan là nổi bật hơn cả.
- Tên khác: cà quýnh, cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà gai dây, cà lù, cà bò, cà gai cườm, cà Hải Nam…
- Tên khoa học: Solanum procumbens Lour hoặc Solanum hainanense Hance
- Họ: Cà (Solanaceae)
Mô tả cây cà gai leo
Đặc điểm cây cà gai leo
Cà gai leo là cây sống lâu năm, thân leo có thể dài tới 6m hoặc hơn. Cũng có trường hợp cây lâu năm thân hóa gỗ, nhằn và phân thành nhiều cành, trên cành phủ lông hình sao và có nhiều gai. Lá của cây thường mọc so le có hình thuôn hoặc bầu dục, trên mặt lá có chứa gai còn mặt dưới có lông mềm màu trắng. Hoa nhỏ thường mọc ở nách lá có màu tím nhạt. Còn phần quả thì mọng, hình cầu, có màu đỏ khi chín. Thông thường cây ra hoa vào khoảng tháng 4 đến tháng 5 còn ra quả từ tháng 7 đến tháng 9. (nguồn wikipedia)
Phân bố
Đây là loại thảo dược quen thuộc có thể mọc được ở khắp nơi, kể cả vùng trung du, núi thấp đến đồng bằng ven biển. Tại nước ta có một số tỉnh trồng rất nhiều như: Thanh Hóa, Thái Bình, Nghệ An
Bộ phận dùng
Thường dùng rễ và phần dây với tên gọi trong đông y là thích gia căn và thích gia đằng.
Thu hái – sơ chế
Chúng ta có thể thu hoạch các bộ phận của cây vào bất cứ thời điểm nào trong năm. Sau đó đem rửa thật sạch, cắt thành từng phần nhỏ đem phơi khô hoặc sấy khô.
Hiện Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng Vietfarm (trực thuộc TT Thuốc dân tộc) đang cung cấp sản phẩm CÀ GAI LEO sấy khô đạt chất lượng GACP của Bộ Y tế. CÀ GAI LEO Vietfarm đang được trồng tại vùng dược liệu chuyên biệt tại THÁI BÌNH với sự giám sát của đội ngũ chuyên viên tại Viện Nghiên cứu và phát triển Y dược học cổ truyền dân tộc. Quý khách hàng có thể ĐẶT MUA qua hotline 0961716466.
Bảo quản
Sau khi phơi hoặc sấy khô nên bỏ trong hộp kín gió, để ở nơi khô ráo.
Thành phần hóa học
Trong thành phần của rễ và dây cà gai leo có chứa hoạt chất alcaloid (solasodinon, solasodin), còn phần rễ có chứa nhiều flavonoid và tinh bột .
Vị thuốc cà gai leo
Tính vị, quy kinh
Theo đông y, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm có khả năng tán phong thấp, tiêu đờm, tiêu độc, giảm đau, trừ ho, cầm máu.
Tác dụng của cà gai leo
Theo các nhà khoa học, trong thành phần của cà gai leo có chứa hoạt chất Glycoalcaloid có khả năng chống oxi hóa, giảm tác động của các bệnh về gan
Có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh về gan, cảm cúm, sâu răng, chảy máu chân răng, phong thấp, rắn cắn, dị ứng, giải say…
Cách dùng và liều lượng
Dùng nguyên liệu khô để sắc uống, dùng cao lỏng hoặc viên. Cũng có trường hợp dùng cây tươi giã nát, lấy nước uống. Thông thường mỗi ngày chỉ nên dùng từ 16 đến 20g.
Độc tính
Hầu như không có độc tính, không có tác dụng phụ
Bài thuốc sử dụng cà gai leo
Với nhiều tác dụng khác nhau trong điều trị bệnh, cà gai leo được sử dụng phổ biến trong đông y học. Dưới đây là các bài thuốc trị tốt nhất có sử dụng vị thuốc này.
1/ Chữa viêm gan, xơ gan, hỗ trợ chống ung thư gan
- Chuẩn bị: 30g cà gai leo, 10g dừa cạn và 10g diệp hạ châu
- Dùng tất cả nguyên liệu đem sao vàng rồi sắc lên uống.
- Uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi các biểu hiện bệnh thuyên giảm.
2/ Phòng bệnh về gan bằng cà gai leo
- Chuẩn bị nguyên liệu: 30g cà gai leo và 1 lít nước
- Bỏ tất cả nguyên liệu vào trong nồi rồi bắc lên nấu cho đến khi còn 300ml nước thì tắt bếp.
- Chia ra uống 3 lần trong ngày
3/ Cà gai leo chữa rắn cắn
- Lấy khoảng 30g đến 50g rễ cà gai leo tươi, rửa sạch, giã nhỏ rồi hòa với khoảng 200ml nước.
- Cho người bị rắn cắn uống ngay, dùng 2 lần trong ngày.
- Ngày thứ 2 dùng 30g rễ cà gai leo khô đem sao vàng, sắc nước dùng 2 lần trong ngày. Áp dụng từu 3 đến 5 ngày là sẽ khỏi hẳn.
4/ Chữa phong thấp
- Chuẩn bị nguyên liệu: 20g cà gai leo, 20g vỏ chân chim, 20g rễ đau xương, 20g rễ cỏ xước, 20g dây mấu, 20g rễ tầm xuân
- Cho tất cả nguyên liệu đem nấu nước và dùng uống hết trong ngày
5/ Chữa ho, ho gà
- Chuẩn bị nguyên liệu: 10g rễ cà gai leo và 30g lá chanh
- Cho nguyên liệu vào nồi nước nấu lên để tinh chất tan hết trong nước.
- Chia ra uống hết 2 lần trong ngày.
6/ Chữa sưng chân răng
- Lấy 4g hạt cà gai leo tán nhỏ cho vào chén đồng cùng 1 ít sáp ong.
- Đốt lên và xông khói vào chân răng.
- Áp dụng mỗi ngày 1 lần, sau vài ngày sẽ khỏi.
7/ Chữa phong tê thấp, nhức mỏi, đau lưng
- Chuẩn bị nguyên liệu: 10g cà gai leo, 10g thổ phục linh, 10g dây gấm, 10g kê huyết đằng, 10g lá lốt
- Cho các nguyên liệu trong cùng 1 thang rồi sắc uống trong ngày
- Dùng liên tục trong 1 tháng sẽ thấy có cải thiện.
8/ Bài thuốc giải rượu bằng cà gai leo
Thông thường dân gian vẫn lưu truyền cách dùng 50g cà gai leo khô hãm với nước như chè xanh rồi cho uống thay nước. Cách này vừa giúp nhanh tỉnh rượu vừa không gây hại cho gan.
Kiêng kị khi sử dụng cà gai leo
- Chỉ nên dùng với một lượng vừa đủ, phù hợp với việc điều trị bệnh.
- Không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi vì lúc này cơ thể còn yếu, hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ, gan vẫn chưa hoàn thiện để hoàn thành các chức năng của mình.
- Phụ nữ đang mang thai cũng cần thận trọng khi sử dụng, không được tự ý sử dụng nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên dùng cà gai leo vì có thể ảnh hướng đến tuyến sữa, ảnh hưởng đến dưỡng chất mà bé được cung cấp từ mẹ. Nếu dùng cần có sự cho phép của bác sĩ.
Với những thông tin được chia sẻ có lẽ bạn đã hiểu được phần nào những công dụng mà cà gai leo có thể mang lại. Nhưng đây là thuốc dân gian nên hiệu quả của nó còn tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của mỗi người. Để đảm bảo an toàn khi sử dụng, bạn nên trao đổi trước với bác sĩ nếu có ý định dùng nguyên liệu này.
Nhận xét
Đăng nhận xét