Ba kích trong đông y có tác dụng trừ phong thấp, bổ thận, tráng dương và một số bài thuốc hữu ích khác. Tìm hiểu rõ hơn về cây ba kích qua một số thông tin cụ thể dưới đây.
- Tên khác: Ba kích thiên, ruột gà, nhàu thuốc.
- Tên khoa học: Morinda officinalis How
- Họ: Cà Phê (Rubiaceae)
Mô tả về ba kích
Cây ba kích
Ba kích hay còn có nhiều tên gọi khác như ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, dây ruột gà,… Ba kích là cây dây leo, dạng thân thảo, thân mảnh, có nhiều lông mịn. Cây mọc leo thành bụi ven rừng có độ cao dưới 500m. Lá đơn nguyên, mọc đối, có hình mác hoặc hình bầu dục, thuôn nhọn, cứng, đầu là ngọn gấp, đuôi lá hình tròn hoặc hình tim. Phiến lá non có màu xanh, khi già chuyển sang màu trắng mốc và có màu nâu tím khi lá khô. Mặt dưới phiến lá có khoảng 8 cặp gân thứ cấp.
Hoa ba kích có kích thước nhỏ, có màu trắng hoặc vàng thường tập trung thành tán ở đầu cành, đài hoa hình ống gồm một số lá đài nhỏ phát triển không đều. Quả ba kích hình cầu, quả kép phủ lông, khi chín có màu đỏ. Hoa ba kích thường nở rộ vào tháng 5 – 6, mùa quả bắt đầu từ tháng 7 – 10.
Đặc điểm của dược liệu
Rễ cây ba kích có kích thước lớn, được gọi là củ và đây là bộ phận thường được dùng để làm thuốc. Phần củ ba kích được dùng làm thuốc thường được phơi hoặc sấy khô, cắt thành đoạn ngắn. Đặc điểm dược liệu cụ thể đó là:
- Củ ba kích có hình trụ tròn, độ dài không nhất định, đường kính khoảng 1 – 2cm.
- Chất cứng, cùi dày,, dễ bóc vỏ.
- Mặt ngoài màu vàng xám, hơi nhám, có vân dọc.
- Phần lõi bên trong màu tím hoặc hồng nhạt, ở giữa có màu nâu vàng.
- Không có mùi, vị ngọt, hơi chát.
Khu vực phân bố
Ba kích là loại cây mọc hoang, được phân bố chủ yếu ở các vùng trung du, đồi núi thấp phía Bắc. Các vùng Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tây, Hà Giang là nơi ba kích có thể phát triển và phân bố chủ yếu.
Bộ phận dùng làm dược liệu
Hầu như các bộ phận của ba kích đều được sử dụng để làm vị thuốc, bao gồm:
- Hoa
- Lá
- Quả
- Rễ
Trong đó, rễ ba kích là bộ phận thường được sử dụng nhiều nhất.
Thu hái – Sơ chế
Có thể thu hoạch ba kích sau khi trồng được khoảng 3 năm. Thời gian thu hoạch thường rơi vào tháng 10 – 11. Đào rộng xung quanh cây ba kích để lấy toàn bộ phần rễ, rửa sạch. Ba kích được chia làm 2 loại:
- Loại ba kích rễ to, khỏe, cùi dày, màu tía là loại tốt.
- Loại rễ nhỏ, cùi mỏng hơn, màu trong là loại vừa.
Hướng dẫn sơ chế ba kích:
- Rễ ba kích sau khi thu hoạch thì đem rửa sạch và phơi ráo nước.
- Dùng dao khía nhẹ vào phần lõi ba kích, sau đó tách lấy phần thịt ba kích và rút bỏ lõi.
- Chỉ sử dụng phần thịt ba kích để ngâm rượu và làm thuốc, còn phần lõi thì không dùng.
Bào chế thuốc
- Ngâm ba kích trong nước câu kỷ tử khoảng 1 đêm cho mềm, sau đó lấy ra ngâm với rượu khoảng 1 đêm. Vớt ba kích ra và đem sao vàng với cúc hoa, bảo quản trong lọ kín nắp để dành dùng dần.
- Giã dập cam thảo, sắc với nước, sau đó lọc bỏ phần bã. Tiếp đến, cho kích vào nấu cho đến khi ba kích mềm, xốp thì rút bỏ lõi và mang phần thịt đi phơi khô.
- Ngâm ba kích với rượu 1 đêm cho mềm rồi lấy ra cắt nhỏ, sấy khô và bảo quản trong lọ thủy tinh kín, để tránh ẩm mốc.
- Trộn khoảng 1kg ba kích với 20g muối rồi đem lên hấp cách thủy cho đến khi rút được phần thịt ba kích, sau đó mang đi phơi khô và để dành dùng dần.
- Ba kích đem rửa sạch, ủ mềm, lột bỏ phần lõi, thái nhỏ rồi đem tẩm rượu và ủ khoảng 2 tiếng. Sao vàng hoặc nấu hỗn hợp này thành cao lỏng, bảo quản ở nơi thoáng mát.
Bảo quản
Ba kích sau khi phơi hoặc sấy khô thì cho vào trong lọ thủy tinh đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát, tránh làm dược liệu bị ẩm mốc.
Thành phần hóa học của ba kích
Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số thành phần hóa học có trong ba kích như:
- Rubiadin: Rubiadin-1-Methylether
- Gentianine
- Choline
- Trigonelline
- Carpaine
- Gitogenin
- Tigogenin,
- Quercetin
- Luteolin
- Vitamin B1
- Vitamin C
- Phytosterol
- Acid hữu cơ
Ngoài ra, trong rễ ba kích còn chứa một số thành phần như Antraglycozid, đường, nhựa và lượng nhỏ tinh dầu.
Vị thuốc ba kích
Tính vị
Tính ấm, vị cay ngọt, hơi chát.
Quy kinh
Ba kích thiên được quy vào kinh Can – thận.
Tác dụng dược lý và chủ trị của rễ ba kích
Đông y cho rằng ba kích có khả năng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp, làm hạ huyết áp, tăng độ dẻo dai, kiện gân cốt, hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm, yếu sinh lý, di mộng tinh ở nam giới. Ngoài ra, ba kích còn có một số tác dụng dược lý cơ bản như sau:
- Làm tăng sức đề kháng: Qua thử nghiệm nhiễm độc Ammoni Clorua trên chuột bạch cho thấy ba kích có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và đẩy lùi yếu tố gây ngộ độc.
- Tác dụng đối với nội tiết tố: Ba kích thiên không có tác dụng kiểu như Androgen trên cơ thể chuột bạch nên nó làm thúc đẩy khả năng ham muốn và tăng cường chất lượng giao hợp.
- Ngoài ra, ba kích ngâm rượu còn có tác dụng điều hòa huyết áp, tăng cường hoạt động não, giúp ngủ ngon, tác dụng nhanh với tuyến cơ năng,…
Cách dùng và liều lượng
Dùng khoảng 8 – 16g ba kích dưới dạng rượu thuốc hoặc thuốc sắc, nấu cao,… Hoặc có thể phối hợp với một số phương thuốc bổ thận khác.
Độc tính
Khi lạm dụng hoặc tự ý kết hợp ba kích với một số vị thuốc khác cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như là:
- Tim đập nhanh, đập dồn dập
- Khó thở
- Buồn nôn
- Chóng mặt
- Liệt dương (khi sử dụng lõi ba kích)
- Tử vong
Các bài thuốc sử dụng cây ba kích
Bài thuốc giúp lợi tiểu:
– Vị thuốc:
- Ích trí nhân
- Ba kích thiên
- Tang phiêu tiêu
- Thỏ ty tử
– Cách thực hiện: Tán mịn các nguyên liệu, sau đó cho một ít rượu vào để làm ướt. Vo hỗn hợp này thành các viên nhỏ bằng hạt ngô. Mỗi lần sử dụng khoảng 12 viên với rượu pha muối hoặc sắc thành thang để uống.
Bài thuốc trị liệt dương, thất thương, ngũ lao, hạ khí, ăn nhiều:
– Vị thuốc:
- 3kg Ba kích thiên sống
- 3kg Ngưu tất sống
- 5 đấu rượu
– Cách thực hiện: Ngâm các nguyên liệu với nhau khoảng 3 tháng. Sau đó dùng rượu này để uống.
Cải thiện chứng đau mỏi xương khớp, đi đứng khó khăn do phong hàn:
– Vị thuốc:
- 60g ba kích
- 120g ngưu tất
- 60g khương hoạt
- 60g quế tâm
- 60g ngũ gia bì
- 80g đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng
- 60g can khương (bào)
- 100ml mật ong
– Cách thực hiện: Tán bột các nguyên nguyên liệu, đem trộn với mật ong và vò viên. Mỗi lần dùng khoảng 10 viên hoặc pha với rượu để uống.
Bài thuốc bổ thận, tráng dương, dưỡng sắc đẹp:
– Vị thuốc:
- 60g ba kích
- 60g cam cúc hoa
- 30g câu kỷ tử
- 20g phụ tử (chế)
- 46g thục địa
- 30 g thục tiêu
– Cách thực hiện: Tán mịn các nguyên liệu vào cho vào bình ngâm với 3 lít rượu. Mỗi lần uống khoảng 20ml rượu lúc đói, ngày uống 2 lần.
Trị chứng tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều ở nữ giới:
– Vị thuốc:
- 120g ba kích
- 20g lương khương
- 640g tử kim đằng
- 80g thanh diêm
- 160g nhục quế (bỏ vỏ)
- 160g ngô thù du
– Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi tán nhỏ, trộn đều và dùng rượu hồ để vo viên. Ngày uống khoảng 20 viên thuốc với rượu pha muối nhạt.
Trị bạch trọc
– Vị thuốc:
- 40g Thỏ ty tử chưng rượu 1 ngày, sấy khô
- 40g Ba kích bỏ lõi, chưng rượu
- 40g Phá cố chỉ sao vàng
- 40g Lộc nhung
- 40g Sơn dược
- 40g Xích thachj chi
- 40g Ngũ vị tử
– Cách thực hiện: Tán mịn các nguyên liệu trên và dùng để pha với rượu uống khi đói.
Trị chứng tiểu không kiểm soát, đau bụng:
– Vị thuốc:
- 60g ba kích
- 60g nhục thung dung
- 60g sinh địa
- 40g thỏ ty tử
- 40g tang phiêu tiêu
- 40g tục đoạn
- 40g sơn dược
- 20g ngũ vị tử
- 20g quan quế
- 20g long cốt
- 20g sơn thù du
- 20g phụ tử
- 12g đỗ trọng ngâm rượu
- 4g lộc nhung
– Cách thực hiện: Tán thành bột mịn, vo viên, mỗi viên khoảng 10g. Mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 viên.
Tác dụng của ba kích đối với chứng liệt dương:
– Vị thuốc:
- 30g ba kích
- 30g đỗ trọng
- 30g ích trí nhân
- 30g ngủ vị tử
- 30g ngưu tất
- 60g nhục thung dung
- 30g phục linh
- 30g sơn dược
- 30g sơn thù
- 30g thỏ ty tử
- 30g tục đoạn
- 30g viễn chí
- 30g Xà sàng tử
– Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đi tán mịn, trộn với mật, vò viên. Ngày uống khoảng 6 – 12 viên lúc đói.
Trị chứng thận hư, đau lưng, mỏi gối, liệt dương, bàng quang lạnh, bụng đầy trướng:
– Vị thuốc:
- 30g ba kích
- 22g bạch linh
- 22g chỉ xác
- 22g hoàng kỳ
- 30g lộc nhung
- 22g mẫu đơn
- 22g ngưu tất
- 22g nhân sâm
- 22g mộc hương
- 30g nhục thung dung
- 30g phụ tử
- 22g phúc bồn tử
- 22g quế tâm
- 22g sơn thù
- 22g tân lang
- 30g thạch hộc
- 30g thục địa
- 22g thự dự
- 22g tiên linh tỳ
- 22g trạch tả
- 22g tục đoạn
- 22g viễn chí
- 22g xà sàng tử
– Cách thực hiện: Đem đi tán mịn, bảo quản trong lọ kín. Ngày dùng khoảng 15 – 20g, nên uống lúc đói.
Trị mạch yếu, da xanh tái:
– Vị thuốc:
- Ba kích
- Hồi hương
- Bạch long cốt
- Ích trí nhân
- Phúc bồn tử
- Nhục thung dung
- Bạch truật
- Mẫu lệ
- Thỏ ty tử
- Cốt toái bổ
- Nhân sâm
Mỗi vị khoảng 40g.
– Cách thực hiện: Tán mịn thành bột, cho vào lọ thủy tinh kín nắp để bảo quản. Mỗi lần sử dụng khoảng 10 – 20g, ngày uống 2 lần.
Bài thuốc trị chứng thận hư, chảy nước mắt sống, ăn uống không tiêu, tê nhức chân tay:
– Vị thuốc:
- 30g ba kích
- 22g bá tử nhân
- 22g bạch linh
- 22g đỗ trọng
- 22g ngũ gia bì
- 22g ngưu tất
- 30g nhục thung dung
- 22g phòng phong
- 22g phúc bồn tử
- 22g thạch hộc
- 22g thạch long nhục
- 22g thạch nam
- 30 thiên hùng
- 40g thiên môn
- 30 thỏ ty tử
- 30 thục địa
- 22g thự dự
- 30g trầm hương
- 30g tục đoạn
- 22g tỳ giải
- 22g viễn chí
- 22g xà sàng tử
– Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi tán mịn, trộn với mật ong để vo viên, bảo quản trong lọ thủy tinh. Ngày uống khoảng 20g vào lúc đói.
Cải thiện chứng khí hư, ngủ không ngon giấc, ù tai, chảy nước mắt sống, đổ mồ hôi trộm:
– Vị thuốc:
- 90g ba kích
- 180g lương khương
- 120g nhục quế
- 120g ngô thù
- 60g thanh diêm
- 500g tử kim đằng
– Cách thực hiện: Tán thành bột mịn, trộn với rượu nếp để vo viên. Mỗi ngày dùng khoảng 20g thuốc để hòa với nước muối loãng để uống.
Trị chứng xương khớp, thận hư, liệt dương:
– Vị thuốc:
- 18g ba kích
- 20g đương quy
- 27g khương hoạt
- 18g ngưu tất
- 27g sinh khương
- 18g thạch hộc
- 2g tiêu
– Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi giã nát, cho vào bình sau đó đổ thêm 2 lít rượu vào, đậy kín nắp. Để khoảng 2 tiếng thì đổ hỗn hợp này vào nồi, bắc lên bếp và nấu khoảng 1 tiếng. Chia đều thành các lần uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 15 – 20ml.
Bài thuốc trị chứng sán khí do thận hư:
- Ba kích thiên
- Quất hạch
- Hoàng bá
- Lệ chi hạch
- Ngưu tất
- Tỳ giải
- Mộc qua
- Hoài sơn
- Kim linh tử
- Địa hoàng
Chữa liệt dương:
- Ba kích thiên
- Bổ cốt chỉ
- Bá tử nhân
- Câu kỷ tử
- Lộc nhung
- Ngũ vị tử
- Nhục thung dung
- Sơn thù du
Chữa chứng di mộng tinh:
- Ba kích thiên
- Hoàng bá
- Bá tử nhân
- Liên tu
- Lộc giác
- Phúc bồn tử
- Viễn chí
- Thiên môn
Trị gân cơ sưng đau, teo cơ, đau khớp mạn tính do thận hư:
- Đỗ trọng
- Ngưu tất
- Tục đoạn
- Ba kích
Trị chứng tảo tinh, tiết tinh, đau lưng, vô sinh do thận dương hư:
– Vị thuốc:
- 12g ba kích
- 6g ngũ vị tử
- 16g thục địa
- 6g ngũ vị tử
- 8g nhân sâm
- 12g cốt toái bổ
- 12g long cốt
- 12g nhục thung dung
– Cách thực hiện: Nguyên liệu đem đi tán mịn thành bột, trộn mật và viên 12g/viên. Ngày sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần sử dụng 1 viên.
Trị phong thấp, đau nhức xương khớp, cước khí, phù nề:
– Vị thuốc:
- 12g ba kích
- 12g đỗ trọng
- 12g tục đoạn
- 12g ngưu tất
- 10g tang ký sinh
- 8g sơn thù nhục
- 16g hoài sơn
– Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi sắc lấy nước uống.
Cải thiện chứng đau mỏi xương khớp, yếu chân tay:
– Vị thuốc:
- Ba kích
- Nhục thung dung
- Xuyên tỳ giải
- Đỗ trọng
- Thỏ ty tử
- Lộc thai
– Cách thực hiện: Tán nhuyễn, trộn với mật để vo viên. Mỗi lần uống khoảng 8g, ngày uống 2 – 3 lần với nước ấm.
Trị huyết áp cao giai đoạn tiền mãn kinh:
– Vị thuốc:
- Ba kích thiên
- Hoàng bá
- Tiên mao
- Hoàng bá
- Dâm dương hoắc
- Đương quy
- Tri mẫu
Mỗi loại khoảng 20 – 28g như nhau.
– Cách thực hiện: Đem sắc lấy nước uống mỗi ngày.
Trị chứng đau lưng, di tinh, hoạt tinh:
- 12g ba kích
- 12g thỏ ty tử
- 12g thần khúc
- 12g phúc bồn tử
- 24g sơn dược
– Cách thực hiện:
Tán thành bột mịn, mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 12g là đủ.
Kiêng kỵ khi sử dụng ba kích
Những ai không nên sử dụng cây ba kích?
Mặc dù ba kích có tác dụng khắc phục được rất nhiều bệnh lý nhưng không phải bất cứ đối tượng nào cũng có thể sử dụng. Có một số trường hợp sử dụng ba kích bị tác dụng phụ hoặc khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Ba kích không được khuyến khích sử dụng cho các trường hợp sau:
- Người có biểu hiện sốt nhẹ về chiều.
- Người bị táo bón không được sử dụng ba kích.
- Người bị huyết áp thấp
- Tuyệt đối không lạm dụng rượu ba kích.
Tương tác thuốc
Một số hoạt chất bên trong ba kích có khả năng gây tương tác hoặc làm biến đổi hoạt động của một số tân dược. Cho nên, không sử dụng ba kích trong giai đoạn đang điều trị bằng tân dược.
Một số lưu ý khác khi sử dụng cây bá kích
- Không sử dụng ấm hoặc nồi kim loại để sắc thuốc vì nó có thể làm biến đổi dược tính của thuốc.
- Dùng ba kích theo liều lượng được chỉ định.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng ba kích.
- Tuân thủ liệu trình điều trị, không nên sử dụng ba kích trong thời gian dài.
Nhận xét
Đăng nhận xét