Bạn có cho rằng, một trong những bí mật đáng xấu hổ nhất của khoa học vừa được tiết lộ.
Một nghiên cứu mới đây từ ĐH Oxford (Anh) và Vườn Hoàng gia Botanic vừa phát hiện ra bí mật được xem là "đáng xấu hổ nhất" của khoa học. Đó là: quá nửa số cây cối trên Trái đất đang bị đặt tên sai.
Cụ thể, các chuyên gia đã kiểm tra 4.500 mẫu cây gừng châu Phi thuộc họ Aframomum, từ 40 khu vực trên 21 quốc gia khác nhau, sau đó so sánh với một bản chuyên khảo các loài thực vật được tổng hợp mới nhất. Và kết quả là có tới 58% các mẫu vật đã bị xác định sai, hoặc bị đặt những cái tên khá lỗi thời.
Thậm chí, các chuyên gia còn phát hiện ra có những mẫu vật từ cùng một loài cây được đặt tên khác nhau. Cụ thể, khi kiểm tra 21.075 mẫu thực vật thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại các khu rừng mưa nhiệt đới châu Á, có tới 29% loài được đặt tên khác nhau chỉ vì khác biệt về địa lý.
Sự sai lệch này cũng có trong các bản lưu trữ trực tuyến. Trong 560 cái tên của 49.500 mẫu vật thuộc chi Ipomea - một chi của khoai lang - tỉ lệ đặt sai tên là 4/10. Ngoài ra, tỉ lệ mẫu vật không xác định được tên là 1/7.
Theo Zoe Goodwin từ ĐH Oxford: "Phát hiện này có thể gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến việc sử dụng các dữ liệu đang được lưu trữ. Trong hàng thập kỷ qua, rất nhiều loài đã bị đặt sai tên, xác định nhầm loài".
Không chỉ vậy, các chuyên gia còn lo ngại rằng việc đặt tên sai có thể nghiêm trọng hơn đối với các loài côn trùng và hoa.
Một trong những nguyên nhân được đưa ra cho sự nhầm lẫn này, đó là do số lượng các loài thực vật được tìm ra đã tăng quá nhanh, khiến việc tra cứu, đánh giá và đặt tên trở nên khó khăn hơn.
Tiến sĩ Robert Scotland từ Đh Oxford còn cảnh báo: "Việc đặt sai nhầm tên sẽ khiến toàn bộ dữ liệu lưu trữ trở nên vô giá trị, vì nó không đúng với thực tế diễn ra ngoài thiên nhiên".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology.
Cụ thể, các chuyên gia đã kiểm tra 4.500 mẫu cây gừng châu Phi thuộc họ Aframomum, từ 40 khu vực trên 21 quốc gia khác nhau, sau đó so sánh với một bản chuyên khảo các loài thực vật được tổng hợp mới nhất. Và kết quả là có tới 58% các mẫu vật đã bị xác định sai, hoặc bị đặt những cái tên khá lỗi thời.
Thậm chí, các chuyên gia còn phát hiện ra có những mẫu vật từ cùng một loài cây được đặt tên khác nhau. Cụ thể, khi kiểm tra 21.075 mẫu thực vật thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae) tại các khu rừng mưa nhiệt đới châu Á, có tới 29% loài được đặt tên khác nhau chỉ vì khác biệt về địa lý.
Sự sai lệch này cũng có trong các bản lưu trữ trực tuyến. Trong 560 cái tên của 49.500 mẫu vật thuộc chi Ipomea - một chi của khoai lang - tỉ lệ đặt sai tên là 4/10. Ngoài ra, tỉ lệ mẫu vật không xác định được tên là 1/7.
Theo Zoe Goodwin từ ĐH Oxford: "Phát hiện này có thể gây ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến việc sử dụng các dữ liệu đang được lưu trữ. Trong hàng thập kỷ qua, rất nhiều loài đã bị đặt sai tên, xác định nhầm loài".
Không chỉ vậy, các chuyên gia còn lo ngại rằng việc đặt tên sai có thể nghiêm trọng hơn đối với các loài côn trùng và hoa.
Các loài côn trùng cũng có thể đang chung số phận
Một trong những nguyên nhân được đưa ra cho sự nhầm lẫn này, đó là do số lượng các loài thực vật được tìm ra đã tăng quá nhanh, khiến việc tra cứu, đánh giá và đặt tên trở nên khó khăn hơn.
Tiến sĩ Robert Scotland từ Đh Oxford còn cảnh báo: "Việc đặt sai nhầm tên sẽ khiến toàn bộ dữ liệu lưu trữ trở nên vô giá trị, vì nó không đúng với thực tế diễn ra ngoài thiên nhiên".
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Current Biology.
Nhận xét
Đăng nhận xét