Chuyển đến nội dung chính

Thuật phòng thân đa dạng và kỳ lạ ở thực vật


Có một số loài thực vật vì muốn phòng thân chống lại địch hại mà đã áp dụng phương pháp trốn tránh. Chẳng hạn, sen tuyết trên cao nguyên Tây Tạng - Thanh Hải dứt khoát chỉ ra hoa khi đất trời đầy băng tuyết, con người và động vật nói chung không thể làm hại được nó trong điều kiện khắc nghiệt này, có lợi cho sự sinh tồn của nó


Gai là một các phòng thân của hoa hồng
ảnh theo mooseyscountrygarden.
com
Ngó sen, củ năn, khoai môn… thì thân rễ của nó đều vùi mình trong đất, phần ló mình ra khỏi mặt đất chỉ là lá, dù bị ăn mất cũng chẳng phương hại gì đến “đại cục”, cũng chẳng ảnh hưởng gì đến sự sinh tồn của chúng.
Vũ khí vật lý của thực vật rất có uy lực. Các cây hoa hồng, hoa tường vi, cây móc mèo, cây bồ kết, cây xương rồng… đều có gai nhọn đầy mình làm cho con người và động vật không dám tùy tiện động vào, đứng trước “vũ khí gai nhọn” của chúng cũng phải lùi lại né tránh.
Trong quá trình tiến hóa, có một số thực vật đã hình thành hình thái độc đáo, những hình thái này đã trở thành thuật phòng thân của chúng. Chẳng hạn như ở chân núi Himalaya có loại “cỏ mắt kính”, hình dáng của nó rất giống rắn mắt kính đang ngẩng cao đầu, làm cho kẻ thù không dám đến gần. Cỏ khiêu vũ sinh trưởng ở Sri Lanka luôn nhảy múa trong không khí, làm cho những động vật ăn cỏ không biết được trò gì, e ngại mà tránh xa.
Các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện thấy cây hoa vàng Bắc Mỹ sau khi bị con ve sừng làm hại lại có vẻ sống tốt hơn vì mật của con ve sừng là thứ mà kiến thích ăn. Vì muốn ăn mật ve sừng, kiến chủ động làm “vệ sĩ” cho hoa vàng Bắc Mỹ, không cho những con sâu làm hại khác đến làm hại. Đây có thể coi là một biện pháp “mượn giặc chống thù”.
Song chế tạo ra chất hóa học làm hại kẻ thù lại là phương pháp tự vệ thường thấy nhất của thực vật. Một vài loài nấm trông rất đẹp nhưng người và động vật chẳng dám động vào nó vì nó chứa những chất cực độc, không ăn được. Rau diếp có tỏa ra vị đắng có thể làm cho bướm rau, sâu xanh không dám gần nó. Mùi vị lạ lùng do lá ngải cứu tiết ra lại có khả năng xua đuổi côn trùng, phòng chống chuột.
Trong hạt xoan (thầu dầu) có chất làm cho sâu bọ côn trùng không dám ăn, nếu đã ăn rồi cũng sẽ chết. Nhiều loài thực vật khi bị nhiễm khuẩn vi sinh vật xâm nhập có thể nhanh chóng tiết ra “chất kháng độc tố”, loại chất  kháng khuẩn này có thể làm cho vi rút mất khả năng tiếp tục xâm nhập. Có loại cây còn có khả năng chế tạo ra axit amin giả, làm cho sâu bọ có hại tưởng là chất dinh dưỡng, thực ra lại là loại protein có hại đưa côn trùng có hại đến chỗ chết. Các nhà khoa học cho ràng các thực vật từ khi sinh ra cho đến lúc chết đi đều có thể tiết ra chất phòng ngự, chất kháng độc tố, khi cần có thể tổng hợp trong vài tiếng đồng hồ.
Có thể thấy, thực vật tuy không có “chân” và “răng” nhưng để sinh tồn chúng cũng có đủ thuật phòng thân. Nếu không, trong thể giới đầy rẫy kẻ thù tự nhiên, vài trăm nghìn loài thực vật làm sao có thể đời đời sinh sôi nảy nở, truyền từ đời này sang đời khác.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ