Thoát khỏi con suối chứa đầy gỗ ngọc am quý
hiếm thì hết đường. “Người rừng” Trần Ngọc Lâm định hướng, rồi dùng dao
phát trúc mở đường tiến sang phía Đông.
Thoát khỏi rừng trúc, chúng tôi lại tuột xuống một thung lũng. Từ đây, mở ra trước mắt, là những cánh rừng thảo quả mênh mông bát ngát. Khắp các sườn đồi, khe suối là thảo quả. Những thân cây khổng lồ ngã đổ chổng vó trong những cánh rừng thảo quả. Dưới gốc những thân cây lớn nhất còn đứng vững, người Mông thường đặt một tấm bia bằng gỗ để thờ… ma cây.
Nhìn
những cánh rừng thảo quả, ông Lâm thờ dài thườn thượt. Ông bảo, không
có thứ gì tàn phá rừng khủng khiếp như thảo quả. Để trồng được thảo quả,
người ta phải phát những cây nhỏ dưới mặt đất, để lại những cây lớn làm
bóng mát. Điểm đặc biệt của loài thảo quả là chúng chỉ sống được ở độ
cao trên dưới 2.000m, trong bóng râm.
Theo lời ông Lâm, rễ thảo quả tiết ra đất một loại chất độc, khiến nhiều loài cây không lên được. Độ 10 năm sau, những cây cổ thụ làm bóng mát cũng chết. Cây bóng mát chết, ánh nắng chiếu xuống, thảo quả cũng chết, thế là đất bỏ hoang. Từ đó, những khu vườn trồng thảo quả trở thành đồi núi trọc.
Đứng giữa rừng thảo quả, ông Lâm bảo, sẽ tìm được cây thuốc giảo cổ lam. Chúng tôi tìm xuống khe suối, y rằng tìm được những bãi giảo cổ lam mọc nhiều như cỏ. Ông Lâm chỉ cho Vàng Seo Vần cây giảo cổ lam và dặn Vần hướng dẫn người dân Chúng Phùng lấy giảo cổ lam phơi khô đem bán với giá một vài trăm ngàn một kg. Vần rất vui mừng, vì hy vọng sẽ có nghề… hái thuốc và hái ra tiền.
Ông
Lâm bảo, nếu vùng nào thảo quả lên được, thì có nghĩa khu vực đó có độ
cao trên dưới 2.000m, và như vậy, khu rừng sẽ có pơ-mu. Tuy nhiên, chúng
tôi đi rạc cẳng, chẳng tìm thấy cây pơ-mu nào, chỉ thấy rặt những gốc
pơ-mu chìm lẫn trong vườn thảo quả. Ông Lâm dùng dao chém vào gốc cây
lấy mảnh gỗ cho tôi ngửi và nhận rõ đó là gốc pơ-mu. Như vậy, đại ngàn
pơ-mu ở Tây Côn Lĩnh đã bị chặt hết từ nhiều năm trước.
Ở độ cao 2.000m, đại ngàn Tây Côn Lĩnh rất rậm rạp, song gỗ quý đều đã bị chặt phá tự bao giờ. Thật khó tưởng tượng, nơi núi cao, rừng thẳm thế này mà người ta cũng chặt phá được. Theo lời ông Lâm, khu vực này cách suối Túng Quá Lìn không xa lắm, nên rừng dễ dàng bị tàn phá. Lâm tặc xẻ gỗ, thả xuống thung lũng, kéo ra suối, để nước suối mùa lũ tự cuốn gỗ xuống chân núi, rất nhàn hạ.
Từ
những cánh rừng thảo quả, chúng tôi tiếp tục nhằm đỉnh Tây Côn Lĩnh để
đi. Cứ mỗi độ cao, đại ngàn Tây Côn Lĩnh lại có một thảm thực vật mới.
Cứ hết rừng trúc lại đến rừng cổ thụ, hết rừng cổ thụ lại đến rừng trúc.
Càng lên cao, trúc càng nhỏ.
Lên đến độ cao 2.200m, là đến những khu rừng dẻ. Tôi quả thực choáng ngợp trước những khu rừng đẹp như cổ tích. Những thân cây dẻ khổng lồ vài người ôm, rêu xanh mọc trùm kín từ gốc đến ngọn.
Tôi nghỉ chân ở rừng dẻ, “người rừng” Trần Ngọc Lâm và thầy thuốc đông y Phạm Văn Thanh trèo lên các vách đá tìm cây thuốc. Đi một lát, ông Lâm, anh Thanh cười hớn hở khoe rằng, ở Tây Côn Lĩnh xuất hiện những cây thuốc cực quý.
Trong
số những cây thuốc quý, có một loại mà ông gọi là “Viagra Hoàng Liên”.
Loại cây này mọc lẫn trong những bụi cỏ, củ nằm dưới lòng đất, chỉ lên
lá vào một mùa nhất định, nên phải hiểu được đặc tính sinh tồn của chúng
mới tìm được.
Ông Lâm kể vui, hồi ông cùng nhạc sĩ Đặng Hùng (đã gần 70 tuổi, hiện sống ở Sapa) vào rừng Hoàng Liên Sơn, ông Lâm nhổ cây thuốc này và kể với ông Hùng rằng nó là viagra của Hoàng Liên Sơn, không nên uống khi… không có vợ. Tuy nhiên, ông Hùng không tin. Đêm ấy, hai ông dựng lều trong rừng, ông Lâm đã nấu cây này cho ông Hùng uống. Uống xong, ông Hùng bảo: “Thôi, chú ngủ lại rừng, anh về đây”.
Hôm
sau, ông Lâm gặp vợ nhạc sĩ Đặng Hùng, hỏi vui: “Hôm qua anh Hùng bị
sao vậy chị?”. Bà cười bẽn lẽn ngượng ngùng: “Khiếp! Chú đầu độc thế nào
mà anh ấy coi tôi như con cave”.
Ngoài cây thuốc này, ông Lâm còn tìm được một loại tam thất đặc biệt quý. Loại tam thất này được người Trung Quốc thu mua với giá 4-5 triệu đồng/kg. Ông Lâm đưa cho anh chàng Vàng Seo Vần xem cây và củ tam thất rồi hỏi: “Ở rừng Tây Côn Lĩnh còn nhiều không?”, song Vần lắc đầu bảo: “Hiếm lắm, không còn đâu”.
Theo Vần, từ nhiều năm trước, người Trung Quốc đã mò sang Hoàng Su Phì thu mua loại tam thất này. Lúc đầu, họ mua với giá vài chục ngàn đồng, sau tăng lên vài trăm ngàn và giờ đây, khi giá của loại tam thất này lên đến vài triệu đồng một kg thì nó đã gần như tuyệt chủng. Muốn tìm được những củ tam thất quý hiếm, phải trèo lên vách đá cheo leo, có thể mất mạng bất cứ lúc nào.
Vượt
qua rừng dẻ, lại đến rừng trúc. Chúng tôi cuốc bộ trên sống một dãy núi
như đi trên lưng con ngựa. Ông Lâm chợt giữ tôi và anh Thanh lại, bảo
Vần phát đường đi trước. Hóa ra, ông Lâm phát hiện được một loại cây
thuốc cực quý. Ông Lâm dùng mũi dao nạy nhẹ từng chút một, sau đó nhấc
bổng cả củ, rễ và lá cây lên. Thân cây rất nhỏ, chỉ bằng cái nan hoa xe
máy, có 7 chiếc lá xòe thành một mặt phẳng trông khá kỳ quái, thế nhưng,
củ của nó lại khá to, dài, cong queo, thành đốt, trông như củ chóc
dong.
Ông
Lâm gọi anh chàng Vàng Seo Vần lại hỏi: “Vần có biết đây là cây gì
không?”. Vần lắc đầu bảo: “Cây này ta không biết nó tên là gì, nhưng
người Trung Quốc mua đắt lắm. Ngày xưa, họ đi từ Trung Quốc sang bản
Chúng Phùng đặt mua với giá vài trăm ngàn một kg, giờ họ có trả chục
triệu một kg cũng không còn nữa đâu”.
Lại là người Trung Quốc! Ông Lâm thở dài thườn thượt. Cái cây nhỏ xíu với cái củ kỳ quái kia người dân Sapa gọi là cây “Bẩy lá một hoa”, hoặc gọi sang trọng hơn thì là Thất diệp nhất chi hoa, vì nó có 7 lá xòe với bông hoa thuôn ra ở giữa. Cây này còn được gọi là sâm nam, vì nó quý như nhân sâm, củ cũng giống củ sâm. Hiện người giàu có đang truy tìm ráo riết loài cây này để điều trị ung thư.
Theo phán đoán của ông Lâm, với độ cao và thảm thực vật đặc trưng này, nhất định Tây Côn Lĩnh có nhân sâm. Tuy nhiên, để tìm thấy sâm thì phải có ống nhòm, lia từng khe đá trên vách núi, mới có cơ may tìm được.
Cả ngày vòng ngang rẽ dọc tìm đường lên đỉnh Tây Côn Lĩnh, ông Lâm chỉ cho tôi và thầy thuốc đông y Phạm Văn Thanh cả trăm cây thuốc quý, những loài đặc hữu, chỉ xuất hiện ở độ cao từ 2.000 trở lên.
Tôi
đang mải phát đường, quay lại, chẳng thấy ông Lâm đâu. Hóa ra ông trèo
lên một cây kháu vàng, loài cây mà gỗ cứng như thép. Ông thả xuống những
cây nấm đỏ thẫm hình thù như vỏ con trai. Ông Lâm bảo, đó chính là nấm
linh chi, loại nấm mà người dân ở Quảng Nam đổ xô đi tìm để chữa ung
thư, khiến báo chí ầm ĩ một thời. Tôi và anh Thanh xuýt xoa nhét vào
balô. Ông Lâm nhìn cảnh đó cười nghiêng ngả. Ông bảo, ở khu rừng như thế
này, ở độ cao này, thứ nấm đó có mà nhiều như… nấm rơm. Còn ở rừng
Hoàng Liên Sơn, loại linh chi này, ông Lâm đi một ngày, có thể nhặt được
cả tấn!
Theo lời ông Lâm, đại ngàn Tây Côn Lĩnh đã bị người Trung Quốc nhổ mất một số loại cây cỏ quý nhất, tuy nhiên, Tây Côn Lĩnh vẫn là một kho thảo dược khổng lồ, cực kỳ có giá trị.
Còn tiếp…
Thoát khỏi rừng trúc, chúng tôi lại tuột xuống một thung lũng. Từ đây, mở ra trước mắt, là những cánh rừng thảo quả mênh mông bát ngát. Khắp các sườn đồi, khe suối là thảo quả. Những thân cây khổng lồ ngã đổ chổng vó trong những cánh rừng thảo quả. Dưới gốc những thân cây lớn nhất còn đứng vững, người Mông thường đặt một tấm bia bằng gỗ để thờ… ma cây.
Người Mông thường thờ ma ở những gốc cây khổng lồ. |
Theo lời ông Lâm, rễ thảo quả tiết ra đất một loại chất độc, khiến nhiều loài cây không lên được. Độ 10 năm sau, những cây cổ thụ làm bóng mát cũng chết. Cây bóng mát chết, ánh nắng chiếu xuống, thảo quả cũng chết, thế là đất bỏ hoang. Từ đó, những khu vườn trồng thảo quả trở thành đồi núi trọc.
Đứng giữa rừng thảo quả, ông Lâm bảo, sẽ tìm được cây thuốc giảo cổ lam. Chúng tôi tìm xuống khe suối, y rằng tìm được những bãi giảo cổ lam mọc nhiều như cỏ. Ông Lâm chỉ cho Vàng Seo Vần cây giảo cổ lam và dặn Vần hướng dẫn người dân Chúng Phùng lấy giảo cổ lam phơi khô đem bán với giá một vài trăm ngàn một kg. Vần rất vui mừng, vì hy vọng sẽ có nghề… hái thuốc và hái ra tiền.
Một cây pơ-mu đã bị đốn hạ, chỉ còn lại cái gốc. |
Ở độ cao 2.000m, đại ngàn Tây Côn Lĩnh rất rậm rạp, song gỗ quý đều đã bị chặt phá tự bao giờ. Thật khó tưởng tượng, nơi núi cao, rừng thẳm thế này mà người ta cũng chặt phá được. Theo lời ông Lâm, khu vực này cách suối Túng Quá Lìn không xa lắm, nên rừng dễ dàng bị tàn phá. Lâm tặc xẻ gỗ, thả xuống thung lũng, kéo ra suối, để nước suối mùa lũ tự cuốn gỗ xuống chân núi, rất nhàn hạ.
Một cây pơ-mu khổng lồ còn sót lại ở Tây Côn Lĩnh. |
Lên đến độ cao 2.200m, là đến những khu rừng dẻ. Tôi quả thực choáng ngợp trước những khu rừng đẹp như cổ tích. Những thân cây dẻ khổng lồ vài người ôm, rêu xanh mọc trùm kín từ gốc đến ngọn.
Tôi nghỉ chân ở rừng dẻ, “người rừng” Trần Ngọc Lâm và thầy thuốc đông y Phạm Văn Thanh trèo lên các vách đá tìm cây thuốc. Đi một lát, ông Lâm, anh Thanh cười hớn hở khoe rằng, ở Tây Côn Lĩnh xuất hiện những cây thuốc cực quý.
Ông Lâm chỉ cho Vàng Seo Vần cách kiếm tiền bằng cách nhổ cây giảo cổ lam đem bán. |
Ông Lâm kể vui, hồi ông cùng nhạc sĩ Đặng Hùng (đã gần 70 tuổi, hiện sống ở Sapa) vào rừng Hoàng Liên Sơn, ông Lâm nhổ cây thuốc này và kể với ông Hùng rằng nó là viagra của Hoàng Liên Sơn, không nên uống khi… không có vợ. Tuy nhiên, ông Hùng không tin. Đêm ấy, hai ông dựng lều trong rừng, ông Lâm đã nấu cây này cho ông Hùng uống. Uống xong, ông Hùng bảo: “Thôi, chú ngủ lại rừng, anh về đây”.
Lương y Phạm Văn Thanh và cây thuốc "Viagra Hoàng Liên". |
Ngoài cây thuốc này, ông Lâm còn tìm được một loại tam thất đặc biệt quý. Loại tam thất này được người Trung Quốc thu mua với giá 4-5 triệu đồng/kg. Ông Lâm đưa cho anh chàng Vàng Seo Vần xem cây và củ tam thất rồi hỏi: “Ở rừng Tây Côn Lĩnh còn nhiều không?”, song Vần lắc đầu bảo: “Hiếm lắm, không còn đâu”.
Theo Vần, từ nhiều năm trước, người Trung Quốc đã mò sang Hoàng Su Phì thu mua loại tam thất này. Lúc đầu, họ mua với giá vài chục ngàn đồng, sau tăng lên vài trăm ngàn và giờ đây, khi giá của loại tam thất này lên đến vài triệu đồng một kg thì nó đã gần như tuyệt chủng. Muốn tìm được những củ tam thất quý hiếm, phải trèo lên vách đá cheo leo, có thể mất mạng bất cứ lúc nào.
Đường chinh phục Tây Côn Lĩnh khá hiểm trở. Nhiều đoạn phải bám dây rừng mà leo. |
Lại là người Trung Quốc! Ông Lâm thở dài thườn thượt. Cái cây nhỏ xíu với cái củ kỳ quái kia người dân Sapa gọi là cây “Bẩy lá một hoa”, hoặc gọi sang trọng hơn thì là Thất diệp nhất chi hoa, vì nó có 7 lá xòe với bông hoa thuôn ra ở giữa. Cây này còn được gọi là sâm nam, vì nó quý như nhân sâm, củ cũng giống củ sâm. Hiện người giàu có đang truy tìm ráo riết loài cây này để điều trị ung thư.
Theo phán đoán của ông Lâm, với độ cao và thảm thực vật đặc trưng này, nhất định Tây Côn Lĩnh có nhân sâm. Tuy nhiên, để tìm thấy sâm thì phải có ống nhòm, lia từng khe đá trên vách núi, mới có cơ may tìm được.
Cả ngày vòng ngang rẽ dọc tìm đường lên đỉnh Tây Côn Lĩnh, ông Lâm chỉ cho tôi và thầy thuốc đông y Phạm Văn Thanh cả trăm cây thuốc quý, những loài đặc hữu, chỉ xuất hiện ở độ cao từ 2.000 trở lên.
Cây Thất diệp nhất chi hoa. |
Lương y Phạm Văn Thanh rất sung sướng khi đào được củ của cây Thất diệp nhất chi hoa. |
Theo lời ông Lâm, đại ngàn Tây Côn Lĩnh đã bị người Trung Quốc nhổ mất một số loại cây cỏ quý nhất, tuy nhiên, Tây Côn Lĩnh vẫn là một kho thảo dược khổng lồ, cực kỳ có giá trị.
Nhiều bà bầu thiếu axit folic có sao không, vì loại axit này rất cần cho cơ thể người phụ nữ trong thời gian thai kỳ, những thực phẩm giúp bé thông minh trong thời gian thai kỳ là những loại nào, có giúp bé thông minh và phát triển tốt không, bà bầu có nên đọc sách trong thời gian thai kỳ không, vì bà bầu cần nghỉ ngơi nhiều, bà bầu bị nhiễm độc thai nghén có sao không là triệu chứng của bị ngộ độc thực phẩm, dễ ảnh hưởng tới thai nhi, ngộ độc thực phẩm khi mang thai có sao không là điều thắc mắc mà nhiều chị em lo ngại, chúng tôi sẽ giải đáp điều này.
Trả lờiXóa