Chuyển đến nội dung chính

4 loài Thực vật thuỷ sinh xâm hại nguy hiểm nhất trên thế giới


1. Eichhornia crassipes
Eichhornia crassipes
Bèo Nhật Bản phát triển nhanh trong các thuỷ vực là làm tắc nghẽn đường thuỷ, cản trở giao thông thuỷ, làm ảnh hưởng đến việc bơi lội và câu cá. Bèo Nhật Bản phát triển lấp kín mặt nước, che hết ánh sáng của các loài tảo, cạnh tranh với các loài thực vật thuỷ sinh bản địa và làm giảm đáng kể tính đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái thuỷ vực.
Tên thường gọi: Bèo Nhật Bản, Bèo Lục Bình (có ở Việt Nam)
2. Caulerpa taxifolia
Caulerpa taxifolia
Cỏ biển Caulerpa là loài thực vật thuỷ sinh được du nhập đến vùng Địa Trung Hải vào khoảng năm 1984, có thể dưới dạng cặn lắng trong nước bể nuôi sinh vật biển của bảo tàng sinh vật biển Monaco. Cỏ biển Caulerpa thích nghi tốt với các vùng nước lạnh và đã phát triển phủ kín nền đáy của các loài cỏ biển bản địa, ảnh hưởng có hại đối với nhiều loài sinh vật thuỷ sinh.
Tên thường gọi: cỏ biển Caulerpa
3. Spartina anglica
Spartina anglica
Loài cỏ biển Spartina là thực vật thuỷ sinh có khả năng thích nghi cao, phát triển tốt ở các vùng ven biển và lan tràn rất nhanh. Chúng xâm lấn các vùng đầm lầy nơi có nhiều động vật không xương sống là thức ăn của chim cạn và chim nước, xâm lấn quần xã thực vật bản địa đa dạng và tạo điều kiện xâm lấn sản xuất nông nghiệp gây ra phá huỷ các sinh cảnh đầm lầy nước mặn ven biển.
Tên thường gọi: Cỏ biển Spartina
4. Undaria pinnatifida
Undaria pinnatifida
Undaria có nguồn gốc từ Nhật Bản, nơi mà chúng được trồng làm thức ăn cho con người. Tảo bẹ Undaria phát tán chủ yếu bằng cách bám vào vỏ tàu. Tảo bẹ Undaria phát triển nhan tạo thành từng đám rậm rạp như rừng, cạnh tranh ánh sáng và chỗ ở dẫn đến việc phá huỷ hoặc thay thế các loài động thực vật bản địa.
Tên thường gọi: Tảo bẹ Undaria
(Những loài trong danh sách này được chọn để minh hoạ cho các tác hại của sinh vật xâm hại. Những loài không có trong danh sách không có nghĩa là kém nguy hiểm hơn)

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .