Đỗ Xuân Cẩm
Danh pháp loài bắt nguồn từ cách đặt tên đôi bằng tiếng Latinh (nomenclature binomial) do C. V. Linnaeus đề xướng năm 1753 và mãi tới năm 1867 mới chính thức được thế giới công nhận thông qua hội nghị quốc tế về thực vật học họp lần thứ nhất ở Paris. Về sau nhiều hội nghị thực vật học và động vật học tiếp theo đều thống nhất thừa kế qui tắc của Linnaeus để sửa đổi, bổ sung thành luật quốc tế về cách đặt tên thực vật (International Code Botanical Nomenclature, viết tắt là ICBN) và luật quốc tế về cách đặt tên động vật (International Code Zoological Nomenclature, viết tắt ICZN).
Theo luật Seattle (qua hội nghị quốc tế về luật danh pháp lần thứ XI năm 1969 tại Seattle – USA) và các luật bổ sung (qua các hội nghị quốc tế tiếp theo) thì danh pháp loài là một tổ hợp hai từ Latinh:
1. Từ thứ nhất: là danh từ chỉ tên chi (đọng vật học gọi giống), luôn luôn viết hoa và viết ở chủ cách.
2. Từ thứ hai: được gọi là tính ngữ, nói lên đặc điểm nào đó của loài để phân biệt với các loài cùng chi, không viết hoa (kể cả trường hợp từ thứ hai là danh từ chỉ về tên người hay địa danh, bởi lẽ lúc đó nó đã được viết ở dạng thuộc cách hoặc đã được tính từ hóa). Tính ngữ có thể là danh từ hoặc tính từ:
2.1. Tính ngữ là danh từ: thì có 2 trường hợp xảy ra:
2.1.1. Danh từ đồng vị (đồng nghĩa hoặc gần đồng nghĩa) với danh từ chỉ tên chi:
Trường hợp này danh từ thứ hai (dù thuộc Kiểu biến cách* nào) phải được viết cùng cách với danh từ chỉ tên chi.
Theo luật Seattle (qua hội nghị quốc tế về luật danh pháp lần thứ XI năm 1969 tại Seattle – USA) và các luật bổ sung (qua các hội nghị quốc tế tiếp theo) thì danh pháp loài là một tổ hợp hai từ Latinh:
1. Từ thứ nhất: là danh từ chỉ tên chi (đọng vật học gọi giống), luôn luôn viết hoa và viết ở chủ cách.
2. Từ thứ hai: được gọi là tính ngữ, nói lên đặc điểm nào đó của loài để phân biệt với các loài cùng chi, không viết hoa (kể cả trường hợp từ thứ hai là danh từ chỉ về tên người hay địa danh, bởi lẽ lúc đó nó đã được viết ở dạng thuộc cách hoặc đã được tính từ hóa). Tính ngữ có thể là danh từ hoặc tính từ:
2.1. Tính ngữ là danh từ: thì có 2 trường hợp xảy ra:
2.1.1. Danh từ đồng vị (đồng nghĩa hoặc gần đồng nghĩa) với danh từ chỉ tên chi:
Trường hợp này danh từ thứ hai (dù thuộc Kiểu biến cách* nào) phải được viết cùng cách với danh từ chỉ tên chi.
Ví dụ:
Tính ngữ là danh từ Kiểu biến cách I, viết ở dạng chủ cách:
Achras sapota (cây Xa-pô-chê)
Cinnamomum cassia (cây Quế)
Sus scrofa (Lợn rừng)
Tính ngữ là danh từ Kiểu biến cách II, viết ở dạng chủ cách:
Gliricidia sepium (cây Đỗ mai)
Nicotiana tabacum (cây Thuốc lá)
Tính ngữ là danh từ Kiểu biến cách III, viết ở dạng chủ cách:
Felis leo (Sư tử)
Panthera tigris (Hổ)
Panthera pardus (Báo hoa mai)
Trong một số danh pháp loài động vật có lúc danh từ thứ hai không những đồng vị mà là lặp lại danh từ chỉ tên chi và cũng phải được viết ở dạng chủ cách.
Ví du:
Astacus astacus (Tôm sông)
Bubalus bubalis (Trâu rừng)
Chanos chanos (cá Măng sữa)
Gallus gallus (Gà rừng)
Lutra lutra (Rái cá thường)
2.1.2. Tính ngữ không đồng vị với danh từ chỉ tên chi:
Trường hợp này danh từ thứ hai luôn luôn được viết ở thuộc cách. Danh từ đó có thể là tên người, địa danh, tên vật chủ kí sinh hay môi trường sống của loài.
Ví dụ:
Tính ngữ thuộc Kiểu biến cách I, viết ở cách 2:
Saccharomyces cerevisiae (nấm men lên men rượu) (cerevisia, ae. f.: rượu , bia)
Cercospora musae (nấm bệnh đốm lá Chuối) (musa, ae. f.: cây Chuối)
Cinnamomum balansae (cây Vù hương) (Balansa, ae. f.: Latinh hóa tên riêng Balanse)
Tính ngữ thuộc Kiểu biến cách II, viết ở cách 2:
Bombyx mori (Tằm tơ, Tằm dâu) (morus, i. n.: cây Dâu tằm)
Hopea pierrei ( cây Kiền kiền) (Pierreus, i. m.: Latinh hóa tên riêng Pierre)
Tính ngữ thuộc Kiểu biến cách III, viết ở cách 2:
Aphis maydis (Rệp hại Ngô) (mays, maydis. f.: cây Ngô)
Puccinia arachidis (nấm bệnh rỉ sắt ở cây Lạc) (Arachis, -idis. f.: cây Lạc)
2.2. Tính ngữ là tính từ:
2.2.1. Tính ngữ là tính từ nguyên cấp
Nếu từ thứ hai là tính từ, thì nó phải được viết hợp từ với từ thứ nhất về giống, số và cách. Tính từ dùng có thể thuộc bất kì một Kiểu biến cách** nào kể cả tính từ cấp so sánh. Nó được dùng nhằm diễn đạt một đặc điểm nào đó của loài.
Ví dụ:
Tính ngữ là tính từ thuộc Kiểu biến cách đầu:
Anopheles vagus (Muỗi sốt rét) (vagus, a, um: ngao du, hay thay đổi)
Sus domesticus (Lợn nhà) (domesticus, a, um: thuộc về nhà, thuần dưỡng)
Neofelis nebulosa (Báo gấm) (nebulosus, a, um: như sương mù, như gấm)
Tính ngữ là tính từ thuộc Kiểu biến cách sau:
Citrus grandis (cây Bưởi) (grandis, is, e: to lớn)
Dalbergia bariensis (cây Cẩm lai) (bariensis, is, e: ở Bà Rịa)
Prionodon pardiciolor (Cầy gấm) (pardicolor, -oris: có màu như Báo đực)
2.2.1. Tính ngữ là tính từ cấp so sánh
Tính từ cấp so sánh đôi lúc cũng được dùng đặt ở vị trí thứ hai trong danh pháp loài. Cũng như tính từ nguyên cấp, ở đây tính từ cấp so sánh cũng chỉ đặc điểm của loài và được viết hợp từ với danh từ chỉ tên chi.
Ví dụ:
Anopheles minimus (muỗi sốt rét) (minimus, a, um: nhỏ nhất)
Caesalpinia pulcherrima (cây Kim phượng) (pulcherrimus, a, um: đẹp nhất)
Elephas maximus (Voi châu Á) (maximus, a, um: lớn nhất)
Parus major (chim Bạc má) (major, -jor, -jus: lớn hơn)
3. Trường hợp ngoại lệ:
Trường hợp trong danh pháp loài thực vật, sau tên chi cần thiết phải dùng hai từ để diễn đạt đủ ý về loài, thì hai từ đó phải nối với nhau bằng dấu gạch ngang, ví dụ như Lagerstroemia flos-reginae (Bằng lăng nước), Strychnos nux-vomica (Mã tiền), Coix lacryma-jobi (Bo bo)… Trong danh pháp loài động vật, nếu sau tên chi phải dùng hai từ thì hai từ đó được viết liền nhau, ví dụ như Coluber novaehispaniae (thay vì C. novae hispaniae), Calliphora terraenovae (thay vìC. terrae novae) [Mayer, 1969]. Nếu thấy một danh pháp động vật bao gồm 3 từ viết độc lập nhau thì đó là danh pháp của phân loài (subspecies), ví dụ như Prestylis francoisi francoisi (Voọc đen má trắng), Prestylis francoisi delacouri(Voọc đen mông trắng), Prestylis francoisi hatinhensis (Voọc đen Hà Tĩnh)… Ở danh pháp thực vật có cách viết hơi khác, khi muốn chỉ tên một phân loài người ta viết tên loài rồi viết tiếp chữ viết tắt ssp. (subspecies) sau đó thêm một tính ngữ,. ví dụ: Dimocarpus fumatus ssp. indochinensis (Nhãn Đông dương). Hoặc để chỉ tên một taxon dưới loài, người ta cũng dùng 3 từ nhưng giữa từ thứ hai và thứ ba có viết chèn chữ viết tắt thứ bậc phân loại var.(varietas: thứ),f. (forma: dạng)…. Ví dụ Avicennia marina var. rhumphiana [Mắm đen, một thứ (varietas) trong loài Mắm biển].
Một loài nào đó được xác định là có thực nhưng chưa được giám định chính xác, chưa thể công bố tên thì người ta viết tên chi kèm chữ sp., ví dụ như Acacia sp.. Khi muốn ám chỉ nhiều loài cùng chi trong một quần xã thực vật nào đó chưa được xác định chính xác người ta ghi tên chi kèm chữ spp., ví dụ như Acacia spp.
Tính ngữ là danh từ Kiểu biến cách I, viết ở dạng chủ cách:
Achras sapota (cây Xa-pô-chê)
Cinnamomum cassia (cây Quế)
Sus scrofa (Lợn rừng)
Tính ngữ là danh từ Kiểu biến cách II, viết ở dạng chủ cách:
Gliricidia sepium (cây Đỗ mai)
Nicotiana tabacum (cây Thuốc lá)
Tính ngữ là danh từ Kiểu biến cách III, viết ở dạng chủ cách:
Felis leo (Sư tử)
Panthera tigris (Hổ)
Panthera pardus (Báo hoa mai)
Trong một số danh pháp loài động vật có lúc danh từ thứ hai không những đồng vị mà là lặp lại danh từ chỉ tên chi và cũng phải được viết ở dạng chủ cách.
Ví du:
Astacus astacus (Tôm sông)
Bubalus bubalis (Trâu rừng)
Chanos chanos (cá Măng sữa)
Gallus gallus (Gà rừng)
Lutra lutra (Rái cá thường)
2.1.2. Tính ngữ không đồng vị với danh từ chỉ tên chi:
Trường hợp này danh từ thứ hai luôn luôn được viết ở thuộc cách. Danh từ đó có thể là tên người, địa danh, tên vật chủ kí sinh hay môi trường sống của loài.
Ví dụ:
Tính ngữ thuộc Kiểu biến cách I, viết ở cách 2:
Saccharomyces cerevisiae (nấm men lên men rượu) (cerevisia, ae. f.: rượu , bia)
Cercospora musae (nấm bệnh đốm lá Chuối) (musa, ae. f.: cây Chuối)
Cinnamomum balansae (cây Vù hương) (Balansa, ae. f.: Latinh hóa tên riêng Balanse)
Tính ngữ thuộc Kiểu biến cách II, viết ở cách 2:
Bombyx mori (Tằm tơ, Tằm dâu) (morus, i. n.: cây Dâu tằm)
Hopea pierrei ( cây Kiền kiền) (Pierreus, i. m.: Latinh hóa tên riêng Pierre)
Tính ngữ thuộc Kiểu biến cách III, viết ở cách 2:
Aphis maydis (Rệp hại Ngô) (mays, maydis. f.: cây Ngô)
Puccinia arachidis (nấm bệnh rỉ sắt ở cây Lạc) (Arachis, -idis. f.: cây Lạc)
2.2. Tính ngữ là tính từ:
2.2.1. Tính ngữ là tính từ nguyên cấp
Nếu từ thứ hai là tính từ, thì nó phải được viết hợp từ với từ thứ nhất về giống, số và cách. Tính từ dùng có thể thuộc bất kì một Kiểu biến cách** nào kể cả tính từ cấp so sánh. Nó được dùng nhằm diễn đạt một đặc điểm nào đó của loài.
Ví dụ:
Tính ngữ là tính từ thuộc Kiểu biến cách đầu:
Anopheles vagus (Muỗi sốt rét) (vagus, a, um: ngao du, hay thay đổi)
Sus domesticus (Lợn nhà) (domesticus, a, um: thuộc về nhà, thuần dưỡng)
Neofelis nebulosa (Báo gấm) (nebulosus, a, um: như sương mù, như gấm)
Tính ngữ là tính từ thuộc Kiểu biến cách sau:
Citrus grandis (cây Bưởi) (grandis, is, e: to lớn)
Dalbergia bariensis (cây Cẩm lai) (bariensis, is, e: ở Bà Rịa)
Prionodon pardiciolor (Cầy gấm) (pardicolor, -oris: có màu như Báo đực)
2.2.1. Tính ngữ là tính từ cấp so sánh
Tính từ cấp so sánh đôi lúc cũng được dùng đặt ở vị trí thứ hai trong danh pháp loài. Cũng như tính từ nguyên cấp, ở đây tính từ cấp so sánh cũng chỉ đặc điểm của loài và được viết hợp từ với danh từ chỉ tên chi.
Ví dụ:
Anopheles minimus (muỗi sốt rét) (minimus, a, um: nhỏ nhất)
Caesalpinia pulcherrima (cây Kim phượng) (pulcherrimus, a, um: đẹp nhất)
Elephas maximus (Voi châu Á) (maximus, a, um: lớn nhất)
Parus major (chim Bạc má) (major, -jor, -jus: lớn hơn)
3. Trường hợp ngoại lệ:
Trường hợp trong danh pháp loài thực vật, sau tên chi cần thiết phải dùng hai từ để diễn đạt đủ ý về loài, thì hai từ đó phải nối với nhau bằng dấu gạch ngang, ví dụ như Lagerstroemia flos-reginae (Bằng lăng nước), Strychnos nux-vomica (Mã tiền), Coix lacryma-jobi (Bo bo)… Trong danh pháp loài động vật, nếu sau tên chi phải dùng hai từ thì hai từ đó được viết liền nhau, ví dụ như Coluber novaehispaniae (thay vì C. novae hispaniae), Calliphora terraenovae (thay vìC. terrae novae) [Mayer, 1969]. Nếu thấy một danh pháp động vật bao gồm 3 từ viết độc lập nhau thì đó là danh pháp của phân loài (subspecies), ví dụ như Prestylis francoisi francoisi (Voọc đen má trắng), Prestylis francoisi delacouri(Voọc đen mông trắng), Prestylis francoisi hatinhensis (Voọc đen Hà Tĩnh)… Ở danh pháp thực vật có cách viết hơi khác, khi muốn chỉ tên một phân loài người ta viết tên loài rồi viết tiếp chữ viết tắt ssp. (subspecies) sau đó thêm một tính ngữ,. ví dụ: Dimocarpus fumatus ssp. indochinensis (Nhãn Đông dương). Hoặc để chỉ tên một taxon dưới loài, người ta cũng dùng 3 từ nhưng giữa từ thứ hai và thứ ba có viết chèn chữ viết tắt thứ bậc phân loại var.(varietas: thứ),f. (forma: dạng)…. Ví dụ Avicennia marina var. rhumphiana [Mắm đen, một thứ (varietas) trong loài Mắm biển].
Một loài nào đó được xác định là có thực nhưng chưa được giám định chính xác, chưa thể công bố tên thì người ta viết tên chi kèm chữ sp., ví dụ như Acacia sp.. Khi muốn ám chỉ nhiều loài cùng chi trong một quần xã thực vật nào đó chưa được xác định chính xác người ta ghi tên chi kèm chữ spp., ví dụ như Acacia spp.
Nhận xét
Đăng nhận xét