* Trần Văn Chánh
Để
tiện cho việc khảo sát, phân tích, từ đó nêu lên một số nhận xét và đề
nghị về hệ thống tên gọi các họ thực vật ở Việt Nam, thiết tưởng không
gì bằng thiết lập một bảng kê đối chiếu tên gọi Latinh - Việt những họ
thực vật hữu quan, căn cứ theo một số tác giả tiêu biểu.
Tại
Việt Nam, ngành thực vật học mà trước hết là việc điều tra, ghi nhận,
phân loại, đặt tên cho các loài cây cỏ đã được chú ý từ thời Pháp thuộc
với một số công trình tiêu biểu mà nhà thực vật học Việt Nam nào cũng sử
dụng công cụ tham khảo, như Flore générale de l’Indochine (Tome I-VII, 1907 - 1937) của nhóm, Henri Lecomte, Supplément à la Flore générale de l’Indochine (Tome I (1-9), 1938-1950) của Henri Humbert…
Trong
điều kiện đất nước còn phân ly thành hai miền Nam-Bắc, việc điều tra,
nghiên cứu, phân loại thực vật đã thực sự nở rộ là vào khoảng những năm
50-60 của thế kỷ trước, với một số tác giả tiêu biểu ở miền Bắc như Lê
Khả Kế, Vũ Văn Chuyên, Đỗ Tất Lợi, Võ Văn Chi, Trần Hợp…, và ở miền Nam
như Phạm Hoàng Hộ, Nguyễn Văn Dương… Việc nghiên cứu ngoài
khảo sát thực địa, chủ yếu đều dựa vào những công trình trước kia do
người Pháp để lại, mà người Pháp chỉ ghi tên các họ thực vật học Việt
Nam về sau phải tìm cách Việt hóa tên gọi các họ, chi, loài theo cách
riêng của mình. Đây có thể coi là một nỗ lực quan trọng rất đáng ghi
nhận trong quá trình làm giàu kho thực ngữ sinh học tiếng việt, nhưng do
mỗi bên ở mỗi miền chưa có sự phối hợp làm việc, nên tên gọi các họ,
chi (giống), loài thực vật của nhóm tác giả miền Nam so với nhóm tác giả
miền Bắc cũng có nhiều điểm dị biệt. Có thể nói, từ sau năm 1975, trong
điều kiện đất nước thống nhất, hai bên đã có sự tham khảo bổ sung lẫn
nhau, nhờ đó tên gọi thực vật theo hương Việt hóa có phần khả quan hơn
cùng với sự đầy đủ và ngày càng hợp lý hơn nhưng nhìn chung sự thiếu
thống nhất trong tên gọi các họ thực vật tiếng Việt giữa một số tác giả,
nhóm tác giả thể hiện qua các công trình tập hợp, nghiên cứu của họ là
vẫn còn khá nhiều.
Trong
những năm 60 - 70 của thế kỷ trước, một vài công trình mang tính tổng
hợp có giá trị khoa học cao đã được ra đời, đáng kể nhất là ở miền Bắc
có Cây cỏ thường thấy ở Việt Nam (Tập I-VI, Hà Nội, 1969-1976)
của nhóm Võ Văn Chi-Vũ Văn Chuyên - Phan Nguyên Hồng - Lê Khả Kế (chủ
biên) - Đỗ Tất Lợi - Thái Văn Trừng, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi (Tập 1- 6, Hà Nội, 1962-1965; hiện đã in đến lần thứ 15), và ở miền Nam, Cây cỏ Nam Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ (Quyển 1-2, Sài Gòn, 1970-1972). Quyển này về sau được tác giả Phạm Hoàng Hộ phát triển thành Cây cỏ Việt Nam (Tome
I-III, Canada, 1991-1992; Quyển 1-3, Nxb Trẻ TP HCM, 2000) giới thiệu
gần 12.000 loài thực vật được ghi nhận có mặt tại Việt Nam. Vài năm gần
đây, trên cơ sở phát huy những thành tựu của quá khứ, đã xuất hiện một
số công trình mang tính chất tổng hợp cao hơn, dưới hình thức các bản
danh lục hoặc từ điển, đặc biệt có thể kể Danh lục các loài thực vật Việt Nam của nhóm Nguyễn Tiến Bân - Nguyễn Khắc Khôi - Vũ Xuân Phương (Tập I-III, Nxb Nông nghệp, Hà Nội, 2003- 2005), Từ điển thực vật thông dụng (Tập 1-2, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, 2003-2004) và Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam (Nxb
Giáo dục, 2007) cùng của Võ Văn Chi. Ngoài ra, có lẽ cũng nên kể thêm
hai bảng danh lục chuyên đề trước đó về cây rừng, có cùng nhan đề tên cây rừng Việt Nam, một
của nhóm Nguyễn Tiến - Trần Hợp (Nxb Giáo dục, 2007) của nhóm Nguyễn
Tiến Bân - Vũ Văn Cần - Vũ Văn Dũng - Nguyễn Khắc Khôi (Nxb Nông nghiệp,
Hà Nội, 2000).
Riêng quyển Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam của
GS Võ Văn Chi xuất bản gần đây nhất (2007) có thể được xem là một công
trình tập đại thành về tên gọi thực vật ở Việt Nam, đã được biên soạn
cẩn thận và in ấn kỹ lưỡng, trên cơ sở tham bác rộng rãi các tài liệu đã
có của cả hai nhóm miền Nam, Bắc, đồng thời còn có sự cân nhắc điều
chỉnh để hợp lý hóa các tên gọi bộ, họ, chi (giống), loài các loài cây
cỏ, nên chúng ta có thể coi đây là một căn cứ quan trọng để làm một cuộc
đối chiếu - so sánh - phân tích những chỗ dị biệt trong tên gọi các họ
thực vật, chủ yếu giữa nhóm tác giả miền Nam (tiêu biểu là GS Phạm Hoàng
Hộ) và nhóm tác giả miền Bắc (Lê Khả Kế, Vũ Văn Chuyên, Võ Văn Chi, Đỗ
Tất Lợi, Trần Hợp…), trong đó cách gọi nhóm tác giả miền Bắc chiếm ưu
thế, hầu hết đã được phản ảnh đầy đủ trong các công trình phân loại học
thực vật (như của Trần Hợp, của Hoàng Thị Sản…). Sách Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc của Vũ Văn Chuyên (Nxb Y học, Hà Nội, 1976), Địa lý các họ cây Việt Nam (Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 1987) của nhóm Vũ Văn Chuyên, Lê Trần Chấn, Trần Hợp, Sách Đỏ Việt Nam (phần Thực Vật), và các sách giáo khoa thuộc bộ môn sinh học dành cho các cấp trung học cơ sở và phổ thông hiện hành.
Điều có lẽ cần nói thêm là một số thuật ngữ do GS Phạm Hoàng hộ chế định (trong Cây cỏ Việt Nam, Cây có vị thuốc ở Việt Nam…)
Tuy không còn được dùng trong các sách giáo khoa, nhưng công trình của
tác giả này hiện vẫn đang lưu hành rộng rãi cả trong lẫn ngoài nước, vẫn
được nhiều nhà khoa học Việt Nam và nước ngoài trân trọng, vận dụng
tham khảo.
Khi
gọi nhóm tác giả miền Nam và miền bắc, chúng tôi hoàn toàn không có ý
phân biệt địa phương trong một đất nước thống nhất, nhưng thiết nghĩ vì
đó là cách làm tốt nhất, để trên cơ sở đó có thể tìm kiếm một giải pháp
chiết trung và hợp lý hơn cho vấn đề xác định lại tên các họ thực vật
trong tương lai, nếu có thể và nếu cần. Ngoài ra, có lẽ chúng ta cũng
không nên quên vài công trình mặc dù khiêm tốn nhưng có tính chất tiền
phong, đặt nền tảng cho hệ thống thuật ngữ sinh học tiếng Việt, đó là
quyển Danh từ thực vật của Nguyễn Hữu Quán - Lê Văn Căn, và quyển Danh từ khoa học - Vạn vật học (Sinh,
Sinh lý, Động vật, Thực vật, Địa chất…) (Nxb Minh Tân, Paris, 1950) của
Đào Văn Tiến. Một số không ít thuật ngữ tiếng Việt trong hai sách vừa
kể đã chịu ảnh hưởng nặng nề của tiếng Hán mà ngày nay một phần đã bị
đào thải, nhưng trong bảng đối chiếu dưới đây, chúng tôi cũng dành cho
một cột để rộng đường tham khảo so sánh, đồng thời cũng để thấy được quá
trình tiến hóa của kho thuật ngữ thực vật học tiếng Việt. các tên chữ
Hán trong bảng chủ yếu được ghi lại theo sách Lạp Hán Anh chủng tử thực vật danh xưng Của
Khảo học xuất bản xã Trung Quốc, (Bắc Kinh, 2006) để làm căn cứ giải
thích từ nguyên của một thuật ngữ tiếng Việt đang tồn tại hoặc đã bị đào
thải, và cũng để cung cấp cho các sinh viên và giáo viên sinh học một
bảng đối chiếu tiện dùng để tham khảo +, từ phiên âm đánh dấu *, từ
giống nhau được in đậm. Tên một số họ thực vật ở cột (3) được viết liền
hoặc có dấu gạch ngang theo đúng cách ghi của tác giả Phạm Hoàng Hộ.
BẢNG ĐỐI CHIẾU LA TINH-VIỆT TÊN CÁC HỌ THỰC VẬT
Tên họ Võ Văn Chi Phạm Hoàng Hộ Đào Văn Tiến
(VVC) (PHH) (ĐVT)
(1) (2) (3) (4)
Acanthaceae Ô rô Ô rô Tước sàng+
Aceraceae Thích + Phong/Thích thụ*
Acoraceae Xương bồ+ (không có)
Actinidiaceae Dương đào Dương đào
Adiantaceae Tóc thần Nguyệt xỉ
Agavaceae Thùa Agao
Aizoaceae Sam biển Rau đắng đất
Alangiaceae Thôi chanh Quăng
Alismataceaeal Trạch tả+ Từ cô
Allaceae Hành (không có)
Aloaceae Lô hội (không có)
Altingiaceae Sau sau (không có)
Amaranthaceae Rau dền Dền
Amaryllidaceae Thủy tiên Lan-Huệ
Amentotaxaceae (không có) Dẻ tùng
Anacardiaceae Đào lộn hột Xoài Tất thụ +
Ancistrocladaceae Trung quân Trung quân
Angiopteridaceae (không có) (không dịch)
Anisophylleaceae bất đẳng diệp Bất đẳng diệp
Annonaceae Na Mãng cầu
Anthericaceae Lan thủy tiên (không có)
Apiaceae Hoa tán Ngò
Apocynaceae Trúc đào Trước đào Hiệp đào
Aponogetonaceae Choi Choi
Aquifoliaceae Nhựa ruồi/Bùi Bùi
Araceae Ráy Môn
Araliaceae Nhân sâm Đinh lăng
Aralidiaceae Châu (không dịch)
Araucariaceae Bách tán (không có)
Arecaceae Cau Dừa
Aristolochiaceae
Nam mộc hương phòng kỷ Mã linh
Asclepiadaceae Thiên lý Thiên lý
Asparagaceae Thiên môn đông (không có)
Aspidiaceae Áo khiên (không có)
Aspleniaceae Tổ điểu Canxỉ
Asteliaceae Huyết dụ (không có)
Asteraceae Cúc Cúc
Aucybaceae Giác mộc (không có)
Azollaceae (Bèo hoa dâu Bèo dâu
Balanitaceae Lá đôi (không có)
Balanophoraceae Dó đất Dường đài
Balsaminaceae Bóng nước Móc-tai
Barclayaceae Biệt liên Biệt liên
Basellaceae Mồng tơi Mồng tơi
Begoniaceae Thu hải đường+ Thu hải đường+
Berberidaceae Hoàng liên gai Mãhồ
Betulaceae Cáng lò Duyên mộc Mộc
Bignoniaceae Núc nác Quao Tử uy+
Bixaceae Diều nhuộm Siêm phụng Hồng mộc+
Blechnaceae Guột rạng Ráng-dừa
Bombacaceae Gạo Gòn ta
Bonnetiaceae Chúng nôm (không có)
Boraginaceae Vòi voi Vòi voi
Brassicaceae Cải Thập tự+ Cải
Bretschneideraceae Chuông đài Rết-nây*
Bromeliaceae Dứa Khóm
Buddlejaceae Bọ chó Búplệ*
Burmanniaceae Cào cào Cào cào
Burseraceae Trám Trám
Buxaceae Hoàng dương+ Càmà Hoàng dương+
Cabombaceae Rong lá ngò Tiềm liên
Cactaceae Xương rồng Long cốt
Callitrichaceae Ngổ trâu Diễmmao
Calycanthaceae Lạp mai* (không có)
Cambanulaceae Hoa chuông Hoa chuông
Cannabaceae Gai mèo Cầnxa Đại ma+
Cannaceae Chuối hoa Ngãi hoa
Capparaceae Màn màn Cáp*
Caprifoliaceae Kim ngân Kim ngân Nhẫn đông+
Cardiopteridaceae Mướp rừng Tìdực
Caricaceae Đu đủ Đu đủ
Carlemanniaceae Cát man* Cạtman*
Caryophyllaceae Cẩm chướng Cẩm nhung Thạch trúc+
Casuarinaceae Phi lao Phi lao
Cecropiaceae Rum (không có)
Celastraceae Dây gối Chân danh
Centrolepidaceae Trung lân Trung lân
Cphalotaxaceae Đỉnh tùng Đỉnh tùng
Ceratophyllaceae Rong đuôi chó Kim ngư+
Cheiropleuriaceae Cánh dơi Ráng Thần trắc
Cenopodiaceae Rau muối Kinh giới
Chrolanthaceae Hoa sói Sói
Crysopalanaceae Cám (không có)
Clethraceae Sơn liễu Liệttra*
Clusiaceae Măng cụt (không có)
Cochlospermaceae Ốc tử ỐcTử
Combretaceae Bàng Chưnbầu Sử quân*
Commelinaceae Thài lài Rau-trai
Connaraceae Dây khế Lốpbốp
Convallariaceae Hoàng tinh (không có)
Convolvulaceae Khoai lang Bìmbìm
Cornaceae Thù du+ Giác mộc
Costaceae Mía dò mía dò
Crassulaceae Thuốc bỏng Trường sanh
Crypteroniaceae Tim bầu Lôi
Cucurbitaceae Bầu bí Bầu bí
Cupressaceae Hoàng đàn Tùng
Cuscutaceae Tơ hồng Tơ hồng
Cyatheaceae Dương xỉ mộc Ráng Tiêntọa
Cycadaceae Tuế Thiên tuế
Cymodoceaceae Hải kiều Hải kiều
Cyperaceae Cói Lác
Daphniphyllaceae Vai Đức diệp
Datiscaceae Thung Tung
Davidiaceae Vẩy lợp Ráng Đàhoa*
Davudiaceae Hoa lệch (không có)
Dennstaedtiaceae Áo cốc Đàngtiết*
Diapensiaceae Khô đài (không có)
Dichapetalaceae A tràng A-tràng
Dicksoniaceae Cẩu tích (không có)
Dilleniaceae Sổ Sổ
Dioscoreaceae Củ nâu Khoai ngọt
Dipentodontaceae Đipentô* (không có)
Dipsacaceae Tục đoạn+ Tụcđoạn+
Dipteridaceae Song phiến Song dực
Dipterocarpaceae Sao dầu Dầu
Dracaenaceae Bồng bồng (không có)
Droseraceae Gọng vó Trường lệ
Dryopteridaceae (không có) Mộcxỉ
Ebenaceae Thị+ Hồng
Elaeagnaceae Nhót Nhót
Elaeocarpaceae Côm Côm
Elatinaceae Ruộng cày Đànthảo
Epacridaceae Mã kỳ Mã kỳ
Ephedraceae Ma hoàng (không có)
Equisetaceae Cỏ tháp bút Mộctặc
Ericaceae Đỗ quyên+ Đỗ quyên+ Thạch nam
Eriocaulaceae Cỏ dùi trống Dùi trống Sác (sis) tinh thảo+
Erythroxylaceae Cô ca Côca
Escalloniaceae Đa hương (không có)
Eucommiaceae Đỗ Trọng+ Đỗ Trọng+
Euphorbiaceae Thầu dầu Đại kích/Thầu dầu
Fabaceae Đậu Đậu
Fagaceae Dẻ Dẻ
Flacourtiaceae Bồ quân Hồngquân
Flagellariaceae Mây nước Mây-nước
Fumariaceae Cải cần Cựu-ri
Gentianaceae Long đởm+ Long đởm+
Geraniaceae Mỏ hạc Mỏ hạc
Gesneriaceae Rau tai voi Thượngtiển Khổ cự đài+
Gleicheniaceae Guột Ráng Tâysơn
Gnetaceae Dây gắm Gấm
Goodeniceae Hếp Hếp Sơn dương thảo
Gramineae (Poaceae) Lúa Hòa bản+
Grammitidaceae (không có) Ráng Lâm bài
Guttifereae (không có) Bứa
Haloragaceae Rong xương cá Đuôi chó
H amamelidaceae Kim mai Kim mai
Hanguanaceae Thuốc giun (không có)
Heliconiaceae Mỏ két (không có)
Helwingiaceae Thanh giáp (không có)
Hemerocallidaceae Hoa hiên (không có)
Hemodoraceae (không có) Xà thảo
Hernandiaceae Lưỡi chó Liên đằng
Hippocastanaceae Kẹn Kẹn/Mã dẻ
Hostaceae Ngọc trâm (không có)
Hugoniaceae Hiệp nữ (không có)
Hyacinthaceae Hành biển (không có)
Hydrangeaceae Tú cầu (không có)
Hydrocharitaceae Lá sắn Thủy thảo
Hydrophyllaceae Lá nước Thủy lệ
Hymenophyllaceae Lá màng (không dịch)
Hypoxidaceae Tỏi voi lùn (không có)
Icacinaceae Mộc thông ta Thụđào
IIIiciaceae Hồi Đại hồi
Iridaceae La dơn Lưỡi-đồng
Irvingiaceae Cầy (không có)
Isoetaceae Thủy cửu Thủy phỉ
Iteaceae Thử thích (không có)
Ixonanthceae Hà nu Xang
Jugladaceae Hồ đào+ Hồđào+
Juncaceae Bấc Hến
Lamiaceae Hoa môi Húng
Lardizabalaceae Mộc thông+ Lạcdi+
Lauraceae Long não Quế Chương+
Lecythidaceae Lộc vừng Chiếc Ngọc nhị+
Leeaceae Gối hạc Củ rối/Gốihạc
Lemnaceae Bèo tấm Bèo cám
Lentibulariaceae Rong ly (không có)
Liliaceae Loa kèn trắng Bạch huệ
Limnocharitaceae Nê thảo Nê thảo
Linaceae Lanh+ Lin* Á ma+
Lindsaeaceae Quạt xòe (không có)
Lobeliaceae Bã thuốc (không có)
Lomariopsidaceae (không có) Sưuxỉ
Loganiaceae Mã tiền+ Mãtiền+ Mã tiền
Loranthaceae Tầm gửi Chùm gởi
Lowiaceae Lâu lan Hùnglan
Lycopodiaceae Thông đất Thạch tùng
Lygodiaceae Bòng bong (không có)
Lythraceae Tử vi Bằnglăng Thiên khuất thái+
Magnoliaceae Ngọc lan Dạ hợp
Malpighiaceae Măng rô Kim đồng
Malvaceae Bông Bụp
Marantaceae Củ dong Huỳnhtinh
Marattiaceae Tòa sen Mãliệt*
Marsileaceae Rau bợ Rau dệu Tần+
Martyniaceae Giác hồ ma+ (không có)
Melastomataceae Mua Muôi
Meliaceae Xoan Xoan
Melianthaceae Tởi độc (không có)
Menispermaceae Thiết đê Dây mối Phòng kỷ+
Menyanthaceae Trang Thủy nữ
Molluginaceae Rau đắng đất (=Aizoaceae)
Monimiaceae Kì bạc (không dịch)
Moraceae Dâu tằm Dâu tằm
Moringaceae Chùm ngây Chùm ngây
Musaceae Chuối Chuối
Myoporaceae Chọ Báchsao
Myricaceae Dâu rượu Dâu làm rượu Dương mai+
Myristicaceae Máu chó Đậu khấu+
Myrsinaceae Đơn nem Cơm nguội
Myrtaceae Sim Sim
Najadaceae Rong trứng Thủy kiều
Nelumbonnaceae Sen Sen
Nepenthaceae Nắp ấm Trưlung+
Nyctaginnaceae Hoa giấy Bông phấn
Nymphaeaceae Súng Súng
Nyssaceae Tử Hà bá
Ochnaceae Mai vàng Mai
Olacaceae Dương Đầu Dương đầu
Oleaceae Nhài Lài
Oleandraceae Trúc xỉ (không có)
Onagraceae Rau dừa nước Rau mương Diệp thái+
Ophioglossaceae Lưỡi rắn Ráng xàthiệt
Opiliaceae Rau sắng Lân vĩ
Orchidaceae Lan Lan
Orobanchaceae Lệ đương+ Lệ đương+
Osmundaceae Rau vi Ráng Ấtminh+ Cỏ vi
Oxalidaceae Chua me đất Me đất
Paeoniaceae Mẫu đơn Bạch thược
Pandaceae Chanh ốc Chanh ốc
Pandanaceae Dứa dại Dứa gai
Papaveraceae Thuốc phiện Ap hiện
Parkeriaceae Rau cần trôi Gạtnai
Passifloraceae Lạc tiên Nhãn lồng
Pedaliaceae Vừng Mè
Pentaphragmataceae Rau lưỡi bò Ngũ mạc
Pentaphylacaceae Ngũ liệt+ Ngũmạc
Penthoraceae Rau Rễ xé (không có)
Philydraceae đuôi lươn Đuôi-lươn
Phormiaceae Hương lâu (không có)
Phytolaccaceae Thương lục+ Thương lục+
Pinaceae Thông Thông
Piperaceae Hồ tiêu+ Tiêu
Pittosporaceae Khuy áo Hắcchâu Hải đông hoa+
Plagiogyriaceae Cuống củ Bìnhchu
Plantaginaceae Mã đề Mã đề
Platanaceae Chò nước (không dịch)
Plumbaginaceae Đuôi bướm Bướm
Podocarpaceae Kim giao Kim giao
Podostemaceae Thủy rêu Cướcthân
Polemoniaceae Hoa lốc Phước
Polygalaceae Viễn chí+ Kích nhũ
Polygonaceae Rau răm Răm
Polypodiaceae Ráng Ráng Đatúc Đa khổng khuẩn+
Pontederiaceae Bèo lục bình Lụcbình Vũ cửa hoa+/
Lục bình
Portulacaceae Rau sam Sam
Potamogetonaceae Rong lá liễu Giangthảo
Primulaceae Anh thảo Anh thảo/
Báo xuân
Proteaceae Chẹo thui Quắnhoa
Psilotaceae Quyết lá thông Lõatùng
Pteridaceae Cỏ seo gà (không có)
Punicaceae Lựu Lựu
Rafflesiaceae Địa nhãn Địa nhãn
Ranunculaceae Hoàng liên/ Mao cấn+
Restionaceae Mao hương Chanh lương
Rhamnaceae Táo ta Táo Thử lý+
Rhizophoraceae Đước Đước Hồng thụ+
Rhoipteleaceae Đuôi ngựa Roi-tê*
Rosaceae Hoa hồng Hường Tường vi+
Rubiaceae Cà phê Càphê Thiến thảo+
Rutaceae
Cam Cam-quít Phương hương
Sabiaceae Thanh phong Mậtsạ Thanh phong đằng+
Salicaceae Liễu liễu Dương liễu+
Salvadoraceae Chùm lé Gaime
Salviniaceae Bèo ong Bèo Tai-chuột
Santalaceae Đàn hương+ Bạchđàn
Sapindaceae Bồ hòn Nhãn Vô hoạn+
Sapotaceae Hồng xiêm Xabôchia Xích thiết
Sargentodoxaceae Huyết đằng Hồngđằng
Saururaceae Lá giấp Giấpcá
Saxifraceae Cỏ tai hổ Thường sơn/
Tai hùm
Schisandraceae Ngũ vị Xưnxe
Schizaeaceae Ráng ngón Bòngbòng
Scrophulariaceae Hoa Mõm sói Hoa mõm chó
Selaginellaceae Quyển bá quyển bá
Simaroubaceae Thanh thất+ Khổ mộc+ Khổ mộc+
Smilacaceae Kim cang Kim cang
Solanaceae Cà Cà Cà
Sonneratiaceae Bần Bần
Sparganiaceae Thủy đậu Thủy đậu
Sphenocleaceae Cỏ phổng (không dịch)
Stachyuraceae Tinh tiết+ Vĩgié
Staphyleaceae Côi Côi
Stemonaceae Bách bộ Bách bộ
Sterculiaceae Trôm Trôm Ngô đồng+
Strelitziaceae Thiên điểu Thiênđiểu
Stylidiaceae Tý lị* Tilíp*
Styracaceae Bồ đề An tức+
Surianaceae Suyên biển Suyên biển
Symplocaceae Dung Dung
Taccaceae Râu hùm Râuhùm
Tamaricaceae Liễu bách Thùytiliễu
Taxaceae Thông đỏ Thanh tùng Kim giao
Taxodiaceae Bụt mọc Bụtmộc
Teragoniaceae Dền tây (không có)
Theaceae Chè Trà
Thelypteridaceae Dớn Ráng thư dực
Theophrastaceae Giắc canh (không dịch)
Thismiaceae (không có) Thiếtmi*
Thymelaeaceae Trầm Trầm hương
Thyrsopteridaceae (Không có) Cáttu
Tiliaceae Đay Cò-ke Điền ma
Torricelliaceae Tô sơn* (không có)
Trapaceae Củ ấu Ấu Ấu
Trilliaceae Bảy lá một hoa (không có)
Tritishaceae (không có) Tam mao
Triuridaceae Háo rợp Háo rập
Tropaeolaceae Sen địa Địaliê hầu
Typhaceae Cỏ nến Bồn bồn/ Hương bồ+
Thủy hương
Ulmaceae Du+ Sếu Du+
Urticaceae Gai Cây-ngứa
Utriculariaceae (không có) Nhĩcán
Valerianaceae Nữ lang Nữlang Hiệt thảo
Verbenaceae Cỏ roi ngựa Ngũtrảo Mã tiên thảo+
Violaceae Hoa tím Hoa tím
Viscaceae Tầm gửi dẹt (không có)
Vitaceae Nho Nho
Vittariaceae Dương xỉ cọ (không có)
Xyridaceae Cỏ vàng (không có)
Zamiaceae Tuế mỹ (không có)
Zingiberaceae Gừng Gừng
Zosteraceae Hải rong (không có)
Zygophyllaceae Gai chống (không có)
Trên
cơ sở khảo sát, nghiên cứu bảng so sánh-đối chiếu trên đây, chúng ta có
thể nêu lên vài nhận xétt bước đầu, từ đó góp phần giải quyết tiếp tục
một số vấn đề thiết nghĩ vẫn còn cần phải xét thêm, liên quan đến thuật
ngữ khoa học tiếng Việt nói chung và tên gọi tiếng Việt cho các họ thực
vật ở Việt Nam nói riêng.
Một số phương thức đã được áp dụng dịch tên họ thực vật tiếng Latinh ra tiếng Việt.
Luật
quốc tế về Danh pháp thực vật (International Code of Botanical
Nomenclature) năm 1994, quy định ở điều 3, nêu rõ: “Tên họ là một tính
từ ở số nhiều, được dùng như danh từ, nó được thành lập bằng cách thêm
đuôi -aceae vào gốc chữ Hán của tên hợp pháp của một chi ở trong họ đó được chuyển sang sinh cách. Ví dụ: Rosaceae (từ
Rosa, Rosae), Salicaeae (từ Salix, Salicia)…” (theo Võ Văn Chi, Sách tra cứu tên cây cỏ Việt
Nam, tr.12).
Từ cơ sở nêu trên, các nhà thực vật học ở từng nước đã tìm cách chuyển tên Latinh của các họ thực vật sang ngôn ngữ nước mình. Người Pháp có phương pháp giản dị bằng cách đổi đuôi -aceae thành -acées, như Rosaceae thành Rosacées (họ Hoa hồng), Salicaceae thành Salicacées (họ Liễu), Santalaceae thành Santalacées (họ Đàn hương)…; đôi khi một họ tên Latinh muốn chuyển sang tiếng Pháp phải dùng một từ ghép để dịch, như họ Diatomaceae phải dịch thành Algues diatomées… (xem Hristo Nikolov, Dictionary of Plant Names in Latin, German, English and French, tr.155). Còn ở người Anh - Mỹ, thường họ phải lấy tên một chi cơ bản trong họ rồi thêm vào phía sau chữ Family, như Acanthaceae dịch thành Acanthus Family (họ Ô rô), Liliaceae Dịch thành Lily Family (họ
Loa kèn trắng/Bạch huệ)… Ở những đan tộc kahcs như Trung Quốc, Việt
Nam…, vấn đề dịch tên La tinh ra tiếng bản địa tỏ ra rắc rối hơn nhiều,
nên thường có nhiều cách dịch, một họ có thể có đến hai, ba tên khác
nhau tùy theo sự chọn lựa theo tên địa phương nào của từng tác giả. Đây
là một trong những lý do chính làm phát sinh tình trạng bất
nhất trong tên gọi các họ thực vật. Trước năm 1875, khi giáo sư Phạm
Hoàng Hộ nghiên cứu cây cỏ miền NamViệt Nam, ông vừa là giáo sư đầu
ngành vừa hầu như độc lực làm việc, nên đã ghi ra nhiều tên gọi cho các
họ thực vật, đôi khi có vẻ tùy tiện, trong đó có không ít tên nghe khá
lạ tai, nhưng xét cho cùng ông hoàn toàn có thể và có quyền làm như vậy.
Quyển 1.900 Loài cây có ích ở Việt Nam của viện sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Việt Nam (do Trần Đình Lý chủ biên, Hà Nội, 1993) được
xây dựng trên cơ sở tổng hợp nhiều công trình tiêu biểu khác nhau, nên ở
mọi họ thực vật cũng nêu được nhiều tên khác nhau hơn so với những công
trình khác. Quy nạp lại, chúng ta thấy các nhà thực vật học Việt
Nam đã đặt tên cho các họ thực vật theo những phương thức sau:
-
Đặt theo nguyên tắc thông thường, bằng cách dịch ra từ tương đương bên
tiếng Việt tên của chi hợp pháp và cơ bản vốn được ghi bằng tên khoa học
gốc Latinh, hoặc tiếng Anh/Pháp như Bùi, Cau, Dẻ, Đào lộn hột, Đước,
Gừng, Nho, Ô rô, Tơ hồng…
- Dùng nguyên văn theo từ gốc Hán, như ở các họ Á ma, Chương, Du, Dương liễu,
Dương mai, Đại kích, Giác hồ ma, Hồng thụ, Long đởm, Ma hoàng, Ngọc
nhị, Nhẫn đông, Tất thụ, Trạch tả, Tử uy, Viễn chí, Vũ cửu hoa…
Do khuynh hướng Việt hóa thuật ngữ ngày càng tăng mạnh, phương thức này hiện nay đang có vẻ ít phần thích hợp.
-
Tham khảo một từ gốc Hán rồi rút ngắn bớt cho gọn lại, như Kim lũ
mai→Kim mai; Kim ngư tảo→Kim ngư; Mã đâu linh→Mã linh; Sử quân tử→Sử
quân; Trư lung thảo→Trư lung; Vô hoạn tử→Vô hoạn; Xuyên tục đoạn→Tục
đoạn…
-
Tham khảo một góc từ chữ Hán rồi dịch ra tiếng Việt, như cỏ Tai hổ (hổ
nhĩ thảo) cho họ Saxifraceae; Cỏ roi ngựa (Mã thiên thảo) cho họ
Verbenaceae…
-
Dùng một từ Hán Việt (không phải thuần Hán), như Long cốt (=Xương
rồng), thay vì gọi theo gốc từ thuần Hán là “Tiên nhân chưởng”…
- Lấy ý nghĩa của một yếu tố Latinh/Hy Lạp trong họ thực vật để đặt tên, như Anisophylleaceae đặt thành Bất đẳng diệp (anisophyllia=tính không đều lá); Polypodiaceae đặt thành Ráng Đa túc (poly=đa/nhiều); Daphniphylleaceae đặt thành Đức diệp (phyll=diệp/lá)…
- Phiên âm thẳng từ tiếng Latinh trong trường hợp không biết gọi theo
tiếng Việt bằng tên gì, như Ráng Đà hoa (=Davalliaceae); Đipentô
(=Dipentodontaceae); Mã liệt (=Marattiaceae); Rết-nây
(=Bretschneideraceae); Roi - tê (=Rhoiipteleaceae);… Riêng họ Đipentô, trong phần liệt kê các họ ở
đầu sách, tác giả Võ Văn Chi gọi như vậy, nhưng trong phần nội dung bên
trong (trang 222) thì lại có dịch là họ Thập xỉ hoa; tương tự như vậy, ở bên trong tác giả cũng gọi Stylidiaceae là họ Hoa trụ thảo theo gốc Hán (thay vì Tý lợi)…
Một số điểm khác biệt trong tên gọi thực vật giữa các tác giả
Một
tên họ Latinh thường được dịch sang tiếng Việt theo nhiều cách khác
nhau tùy theo từng tác giả hoặc nhóm tác giả. Như họ Rosaceae có 2 tên
Hoa hồng, Hường, họ Lamiaceae có 3 tên Bạc hà, Hoa môi, Húng; họ
Tillaceae có đến 4 tên Đay, Nghiến, Cò ke, Điền ma… (xem 1.900 loài cây có ích ở Việt
Nam, sđd, tr. 381-387).
Khi so sánh giữa hai hệ thống tên gọi họ của khoảng 300
họ giữa VVC và gần con số ấy của PHH, chúng tôi nhận thấy chỉ có 86
trường hợp giống nhau hoàn toàn, tức chưa đầy 1/3 (như các họ Cà phê,
Dẻ, Hải kiều, Mây nước, Tơ hồng…), phần còn lại rất khác nhau hoặc đại
đồng tiểu dị. Sự khác biệt với nhiều tên gọi khác nhau thường được biểu
hiện với những dạng và nguyên nhân như sau:
- Chọn tên
họ theo tên chi khác nhau, như họ Anacardiaceae, VVC gọi Đào lộn hột,
PHH gọi Xoài; Aizoaceae VVC gọi Sam biển, PHH gọi Rau đắng đất; họ
Arecaceae VVC gọi Cau, PHH gọi Dừa; họ Combretaceae VVC gọi Bàng, PHH gọi Chưn bầu; họ Convolaceae VVC gọi Khoai lang, PHH gọi Bìm bìm; họ Sapindaceae VVC gọi Bồ hòn, PHH gọi Nhãn…
- Gọi tên khác nhau theo địa phương, như họ Annonaceae: Na (VVC)#Mãng cầu (PHH); họ Bromeliaceae: Dứa (VVC)#Khóm (PHH); họ Cyperaceae:
Cói (VVC)#Lác (PHH); họ Dioscoreaceae: Củ nâu (VVC)#Khoai ngọt (PHH);
họ Theaceae: Chè (VVC)#Trà (PHH); họ Pedaliaceae: Vừng (VVC)#Mè (PHH)…
- Gọi khác nhau theo tên đầy đủ và
tên tắc, như họ Amaranthaceae: Rau dền (VVC)#Dền (PHH); họ Azollaceae:
Bèo hoa dâu (VVC)#Bèo dâu (PHH); họ Chloranthaceae: Hoa sói (VVC)#Sói
(PHH); họ Cycadaceae: Tuế (VVC)#Thiên tuế (PHH); họ Ẻiocaulaceae: Cỏ dùi
trống ((VVC)# trống (PHH); họ Gnetaceae: Dây gắm (VVC)#Gấm (PHH); họ
Llliciaceae: Hồi (VVC)#Đại hồi (PHH); họ Myricaceae: Dâu rượu (VVC)#Dâu
làm rượu (PHH); họ Trapaceae: Củ ấu (VVC)#Ấu (PHH)…
- Gọi tên khác nhau do dùng từ thuần Việt và từ Hán Việt/gốc Hán, như họ
Cactaceae: Xương rồng (VVC)#Long cốt (PHH); họ Ceratophyllaceae: Rong
đuôi chó (VVC)#Kim ngư (PHH); họ Chenopodiaceae: Rau muối (VVC)#Kinh
giới (PHH); họ Gramineae hay Poaceae: Lúa (VVC)#Hòa bản (PHH); họ
Anacardiaceae: Đào lộn hột (VVC)#Tất thụ (ĐVT); họ Caryophyllaceae: Cẩm
chướng (VVC)#Cẩm nhung (PHH)#Thạch trúc (ĐVT); họ Chloranthav: Hoa sói
(VVC)#Kim túc lan (ĐVT); họ Sterculiaceae: Trôm (VVC-PHH)#Ngô đồng
(ĐVT)…
-
Gọi tên khác nhau do chính âm, chính tả, như họ Carlemanniaceae: Cát
man (VVC)#Cạt man (PHH); họ Linaceae: Lanh (VVC)#Lin (PHH); họ
Gnetaceae: Dây gắm (VVC)#Gấm (PHH)…
-
Gọi tên khác nhau do dùng từ gốc Hán nhưng kẻ đọc trúng người đọc trật,
như họ: Ranunculaceae đọc Ma cấn như PHH thì đúng hơn đọc mao lương như
VVC, Vũ Văn Chuyên, Lê Khả Kế… cùng nhiều sách giáo khoa khác (kể cả Sách Đỏ Việt Nam, phần Thực vật); họ Isoetaceae đọc Thủy cửu như VVC đúng hơn đọc Thủy phỉ như PHH…
Mấy đề nghị cụ thể
Trên
cơ sở những phân tích như trên, chúng tôi xin nêu một vài đề nghị cụ
thể để có thể tham khảo thêm trong quá trình chỉnh lý, hoàn thiện thuật
ngữ thuật vật học tiếng Việt, nhằm tránh bớt được phần nào tình trạng sai sót hoặc còn khá lộn xộn như hiện nay, dần dà đi đến sự thống nhất trong các sách giáo khoa.
1.
Trong số nhiều tên gọi tiếng Việt họ thực vật khác nhau, nên chọn một
thuật ngữ duy nhất như giáo sư Võ Văn Chi đã cố gắng làm trong công
trình Sách tra cứu tên cây cỏ Việt Nam
của mình, theo hướng Việt hóa càng nhiều càng tốt. Từ nào đã có tiếng
Việt thay thế thì mạnh dạn bỏ đi những từ tương đương gốc Hán, như dùng
Trôm thay cho Ngô đồng trong họ Sterculiaceae; dùng Đước thay cho Hồng
thụ trong họ Rhizophoraceae; dùng Cỏ roi ngựa thay cho Mã
tiên thảo trong họ Verbenaceae; dùng Nắp ấm thay cho Trư lung trong họ
Nepenthaceae… Một số từ còn ở dạng phiên âm Latinh, nếu có thể, nên thay
bằng từ khác, như Roi-tê thay bằng Đuôi ngựa cho họ Rhoipteleaceaem họ
Osmundaceae PHH dịch là Ráng Ấtminh, VVC dịch Rau vi và có nêu chi
Osmunda là Rau vi, Ráng Ất minh (Sđd, tr, 391), chi Osmunda này sách
Trung Quốc dịch là Tử kỳ thuộc họ Tử kỳ (xem Trung Quốc hoa kinh, Thượng Hải văn hóa xuất bản xã, tr.224), vậy ta cũng có thể lấy Tử kỳ để thay cho cả Rau vi và Ráng Ất minh, để tạo sự nhất quán… Từ nào không tìm được
chữ để dịch thì có thể mượn ở thuật ngữ thực vật gốc Hán, gốc Nhật như
trước đây các vị tiền bối đã làm, như vậy đọc lên nghe vừa thuận với
thanh âm tiếng Việt hơn vừa có tính hình tượng hơn, và sẽ hợp thành một
hệ thống thuật ngữ tiếng Việt nhất quán hoàn chỉnh.
2.
Không gọi tên thuật ngữ có yếu tố chữ “ta” như mộc thông ta (họ
Icacinaceae), Táo ta (họ Rhamnaceae) vì Icacinaceae hay Rhamnaceae vốn
không phải là họ riêng của thực vật Việt
Nam.
3.
Trong hai từ tương tự thì ưu tiên chọn dùng từ nào gọn hơn, như Táo
(PHH) thay cho Táo ta (VVC); Bèo dâu (PHH) thay cho Bèo hoa dâu (VVC);
Sói (PHH) thay cho hoa sói (VVC); Dùi trống (PHH) thay cho Cỏ dùi trống
(VVC); Tuế (VVC) thay cho Thiên tuế (PHH); Hồi (VVC) thay cho Đại hồi
(PHH)…
4.
Mạnh dạn sửa lại một số tên gọi do bị phát âm sai từ gốc Hán ngay từ
đầu rồi dùng riết thành quen, như mao lương (VVC), Vũ Văn Chuyên, Lê Khả
Kế, Sách Đỏ …) nên sửa thành Mao cấn (PHH); họ Thích sửa thành họ Túc (vì chữ 槭 gốc phải đọc “túc”; nếu không, thà gọi họ Phong còn tốt hơn); họ Lệ đương sửa thành họ Liệt đương (vì chữ Hán viết 列當);
Sác tinh thảo (=Xác tinh thảo) ĐVT) dịch cho họ Eriocaulaceae nay không
còn dùng (đã thay bằng Cỏ dùi trống/Dùi trống), nhưng giả định có dùng
đi nữa thì cũng phải đổi thành Cốc tinh thảo mới chính xác (do chữ “cốc”
榖 và
chữ “xác” có tự dạng gần giống nhau nên bị đọc lầm). Về mấy chỗ nhầm
lẫn này, tôi đã có dịp bàn kỹ trong một số báo trước (Xem “Từ cách đọc
chữ Hán, bàn về một số nhầm lẫn khi đặt thuật ngữ gốc Hán”, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, số 4 (81). 2010).
Tóm tắt
Dựa
trên bảng đối chiếu tên gọi Latinh-Việt của 336 họ thực vật được thiết
lập từ một số công trình phân loại thực vật tiêu biểu của các tác giả
trong nước, tác giả bài viết nêu lên một số phương thức đã được áp dụng
trong quá trình dịch tên họ thực vật từ tiếng Latinh sang tiếng Việt,
đồng thời cũng đưa ra những nhận xét về một số điểm khác biệt trong quá
trình chế định thuật ngữ của các nhà khoa học Việt Nam. Từ đó, tác giả
nêu một số đề nghị cụ thể để tham khảo thêm trong quá trình chỉnh lý
hoàn thiện thuật ngữ thực vật học tiếng Việt, nhằm tránh được phần nào
trình trạng sai sót hoặc còn khá lộn xộn như hiện nay, dần dà đi đến sự
nhất quán trong các sách giáo khoa, tài liệu tham khảo...
Nhận xét
Đăng nhận xét