Theo y học cổ truyền, Cà ba thùy Rễ và lá có vị đắng, quả có vị đắng, tính mát có tác dụng làm long đờm, chống sốt, lợi tiểu. ở Ấn Độ, rễ và chồi lá dùng trị bệnh lao dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc dẻo ngọt; quả và hoa trị ho; nước sắc cây trị viêm phế quản mạn tính...
Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Cà ba thùy
Cà ba thuỳ - Solanum trilobatum L.. thuộc họ Cà - Solanaceae.
Mô tả: Cây thảo cứng, bò hay leo, có gai dẹp, vàng, có lông hình sao ở phần non. Lá nhỏ, phiến thường có thuỳ; mặt dưới có lông dày và có gai ở gân chính. Hoa đơn độc hay thành xim ngoài nách lá; tràng màu tím, rộng 2-2,5cm, có 5 thuỳ; đài không lông. Quả mọng tròn, đường kính 7-10mm, vàng hay tím đen; hạt dẹp hình thận, màu vàng.
Bộ phận dùng: Toàn thân - Herba Solani Trilobati, thường dùng rễ, lá, quả.
Nơi sống và thu hái: Loài của Ấn Độ, Thái Lan, Malaixia và Việt Nam. Cây mọc hoang, gặp từ Quảng Trị tới Tiền Giang.
Thành phần hóa học: Có alcaloid solanin.
Tính vị, tác dụng: Rễ và lá có vị đắng, quả có vị đắng, tính mát có tác dụng làm long đờm, chống sốt, lợi tiểu.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: ở Ấn Độ, rễ và chồi lá dùng trị bệnh lao dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc dẻo ngọt; quả và hoa trị ho; nước sắc cây trị viêm phế quản mạn tính. Ở Thái Lan, quả dùng trị ho, làm thuốc bổ đắng.
Nhận xét
Đăng nhận xét