Theo Đông Y, Bùi tròn Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng giảm đau, lương huyết, chỉ huyết. Thường dùng chữa: Cảm lạnh, bệnh sốt; Sưng amygdal, đau họng; Viêm dạ dày ruột cấp, viêm tuỵ cấp; Loét dạ dày và tá tràng; Đau thấp khớp, đau xương; Sốt xuất huyết...
1. Cây Bùi tròn - llex rotunda Thunb, thuộc họ Nhựa ruồi - llicaceae.
2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Bùi tròn
Mô tả: Cây gỗ lớn cao 5-15m, đến 20m; nhánh non có cạnh, không lông. Lá có phiến xoan rộng, dài 3-11cm, rộng 2-4,5cm, dai, không lông, mặt trên lục bóng; gân phụ 5-8 cặp; cuống 6-10mm. Tán hoa ở nách lá; cuống hoa 4-8mm; lá đài 4-5 (6); cánh hoa 4-5 (6), dài 3-3,5mm; nhị 4-5, nhuỵ lép ở hoa đực; nhị lép ở hoa cái. Quả hạch tròn tròn, đường kính 4,5-6mm, đỏ rồi đen; nhân 4-6, cao 3-4,7mm.
Hoa tháng 5-6; quả tháng 10-12.
Bộ phận dùng: Vỏ cây - Cortex llicis Rotundae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở vùng núi cao đến 1500m ở miền Bắc Việt Nam. Cũng gặp ở thác Prenn (Đà Lạt), tỉnh Lâm Đồng. Có thể thu hái vỏ quanh năm, loại bỏ lớp vỏ ngoài, rồi thái phiến dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu sưng giảm đau, lương huyết, chỉ huyết.
Công dụng, chỉ định và phối hợp:
Thường dùng chữa:
1. Cảm lạnh, bệnh sốt;
2. Sưng amygdal, đau họng;
3. Viêm dạ dày ruột cấp, viêm tuỵ cấp;
4. Loét dạ dày và tá tràng;
5. Đau thấp khớp, đau xương;
6. Sốt xuất huyết.
Dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, đinh nhọt và viêm mủ da, vết thương chảy máu, bỏng lửa và bỏng nước, viêm da thần kinh. Liều dùng: 10-15g, dạng thuốc sắc. Dùng bột vỏ trộn với dầu đắp ngoài, hoặc dùng lá tươi và rễ giã đắp.
Nhận xét
Đăng nhận xét