Theo y học cổ truyền, dược liệu Sâm lá mốc Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong, lợi thuỷ, tiêu viêm giảm đau. Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa: Sưng hầu họng, bạch hầu, đau răng; Viêm nhiễm niệu đạo và sỏi niệu; Phong thấp đau xương; Rắn độc cắn.
Hình ảnh cây Sâm lá mốc
Thông tin mô tả cây dược liệu Sâm lá mốc
Sâm lá mốc, Sâm mặt dưới mốc - Cyclea hypoglauca (Schianer) Diels, thuộc họ tiết dê - Menispermaceae.
Mô tả: Dây leo cao cỡ 2m, thân mảnh, có rãnh dọc, lúc non có lông trắng, khi già không lông. Lá có phiến hình trứng dài 2,5-6,5cm, rộng 1,5-4,5cm, mặt trên màu lục, mặt dưới mốc trắng, cuống 3cm, mảnh. Cụm hoa bông ở nách lá, dài gần bằng lá, hoa nhỏ như chụm lại, màu vàng nhạt.
Hoa tháng 6.
Bộ phận dùng: Rễ, thân và lá - Radix, Caulis et Folium Cydeae Hypolaucae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam, cũng chỉ gặp ở trên đất có cát vùng Hà Cối (Quảng Ninh). Thu hái toàn cây; rễ rửa sạch, thái phiến; phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khư phong, lợi thuỷ, tiêu viêm giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa: 1. Sưng hầu họng, bạch hầu, đau răng; 2. Viêm nhiễm niệu đạo và sỏi niệu; 3. Phong thấp đau xương; 4. Rắn độc cắn. Có nơi như ở Quảng Tây cây còn được dùng trị cao huyết áp. Liều dùng 15-30g; sắc uống. Dùng ngoài giã cây tươi đắp trị rắn cắn sưng đau.
Nhận xét
Đăng nhận xét