Cây bùm sụm còn có tên gọi khác là Chùm rụm, Cườm rụng, Cùm rụm lá nhỏ, Cùm rụm răng, Ruối huầy; Tên tiếng Trung: 基及树 ; Tên khoa học: - Carmona microphylla (Lam.), Don (Ehretia buxifolia Roxb.) Họ khoa học: thuộc họ Chùm rụm - Ehretiaceae.
Cây bùm sụm là cây gì? Đặc điểm của cây bùm sụm?
Cây bùm sụm là một cây thuốc quý. Cây nhỏ dạng bụi, có các nhánh nhẵn và mảnh. Lá mọc so le, không cuống, hình trái xoan ngược hay thuôn- trái xoan, có khi gần như hình mắt chim và nhỏ, tù và có răng ở chóp, có lông ráp và chấm trắng ở mặt trên, có lông nhàm ở mặt dưới, dài 1-4cm, rộng 0,5-2cm. Hoa nhỏ, trắng xếp 2-3 cái thành ngù, có cuống hoa ngắn. Quả nạc màu đỏ đường kính 6mm, với hạch chứa 1-4 hạt. Cây mọc trong lùm bụi ở sườn núi, trong các rừng còi vùng duyên hải. Ra hoa quanh năm.
Cây bùm sụm. Ảnh minh họa.
# Nơi sinh sống:
Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang ở đồi núi như Thanh Hóa, Huế, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, và thường được trồng làm cảnh. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Nhân dân ta thường dùng lá phơi khô trong bóng râm pha nước uống thay trà.
Cây bùm sụm mềm, dễ cắt tỉa và uốn tạo dáng, thích hợp trồng làm cảnh, bonsai trang trí sân vườn, lối đi, công viên…; có thể trồng trong chậu, trong bồn hoặc ngoài đất.
# Bộ phận thường được dùng:
Thân, cành, lá, rễ - Caulis, Ramulus, Folium et Radix Carmonae.
Nhờ thân mềm dễ uốn nên cây bùm sụm còn được các nghệ nhân tạo dáng, trồng bonsai. Ảnh minh họa.
# Công dụng trong y học:
Bùm sụm dùng chữa đau nhức lưng và eo lưng, buốt chân tay. Rễ được sử dụng ở Ấn Độ làm thuốc chuyển hoá trong bệnh suy mòn và giang mai. Người ta còn dùng làm thuốc giải các chất độc thực vật. Ở Philippines, nước sắc lá dùng trị bệnh dạ dày và bệnh ho lao.
Cây được trồng làm cây cảnh vì dáng đẹp, dễ tạo hình. Quả của cây bùm sụm có thể ăn được. Toàn cây được sử dụng làm thuốc chữa đau lưng và buốt chân tay ở Quảng Tây (Trung Quốc), lại được dùng trị bệnh đái ra máu và khạc ra máu. Người ta còn dùng làm thuốc giải các chất độc thực vật.
Bài thuốc quý chữa bệnh bướu cổ bằng cây bùm sụm
Bướu cổ đơn thuần thường khó phát hiện vì không có nhiều triệu chứng rõ ràng, ngoài một số biểu hiện như cổ to ra, một số bệnh nhân có cảm giác nghèn nghẹn ở cổ, thường được người khác phát hiện, hoặc đi khám sức khỏe. Một số bệnh nhân có biểu hiện nhược giáp: Mệt mỏi, đau cơ, táo bón, rụng tóc, nói khàn, chán ăn, giảm trí nhớ; Vùng cổ có một hoặc nhiều cục bất thường di động theo nhịp nuốt; Cảm giác nghẹn, tức ở cổ, nhất là khi nuốt…
Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần đến các Trung tâm y tế hoặc Bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Khi bị bướu cổ ngoài chế độ ăn uống thì tìm ra phương pháp điều trị đúng hướng là vấn đề mà người bệnh lo lắng.
Trong dân gian cũng có một số bài thuốc cho chứng bệnh này. Trong đó, Bài thuốc dùng Lá cây bùm sụm là một giải pháp hay.
Lá cây bùm sụm còn được dùng để trị bệnh bướu cổ. Ảnh minh họa.
# Cách thực hiện:
Hái 1 nắm lá bùm sụm giã vắt lấy nửa chén nước cốt, uống nước cốt này vào buổi sáng sau khi ăn sáng. Còn xác lá xào với 1 muỗng canh dấm, xào cho nóng, rồi bó xác lá này vô cổ, bỏ ra sau 2 tiếng. Một ngày bó 1 lần. Bó trong 10 ngày.
Xem nội dung đầy đủ tại: http://meovatchamsocgiadinh.com/cay-bum-sum-va-cong-dung-tri-benh-tuyet-voi-it-nguoi-biet-news14-228.html
Nguồn: http://chattayruahuuco.vn
Cây bùm sụm là cây gì? Đặc điểm của cây bùm sụm?
Cây bùm sụm là một cây thuốc quý. Cây nhỏ dạng bụi, có các nhánh nhẵn và mảnh. Lá mọc so le, không cuống, hình trái xoan ngược hay thuôn- trái xoan, có khi gần như hình mắt chim và nhỏ, tù và có răng ở chóp, có lông ráp và chấm trắng ở mặt trên, có lông nhàm ở mặt dưới, dài 1-4cm, rộng 0,5-2cm. Hoa nhỏ, trắng xếp 2-3 cái thành ngù, có cuống hoa ngắn. Quả nạc màu đỏ đường kính 6mm, với hạch chứa 1-4 hạt. Cây mọc trong lùm bụi ở sườn núi, trong các rừng còi vùng duyên hải. Ra hoa quanh năm.
Cây bùm sụm. Ảnh minh họa.
# Nơi sinh sống:
Cây của vùng Ấn Độ - Malaixia, mọc hoang ở đồi núi như Thanh Hóa, Huế, Khánh Hòa, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, và thường được trồng làm cảnh. Có thể thu hái các bộ phận của cây quanh năm. Nhân dân ta thường dùng lá phơi khô trong bóng râm pha nước uống thay trà.
Cây bùm sụm mềm, dễ cắt tỉa và uốn tạo dáng, thích hợp trồng làm cảnh, bonsai trang trí sân vườn, lối đi, công viên…; có thể trồng trong chậu, trong bồn hoặc ngoài đất.
# Bộ phận thường được dùng:
Thân, cành, lá, rễ - Caulis, Ramulus, Folium et Radix Carmonae.
Nhờ thân mềm dễ uốn nên cây bùm sụm còn được các nghệ nhân tạo dáng, trồng bonsai. Ảnh minh họa.
# Công dụng trong y học:
Bùm sụm dùng chữa đau nhức lưng và eo lưng, buốt chân tay. Rễ được sử dụng ở Ấn Độ làm thuốc chuyển hoá trong bệnh suy mòn và giang mai. Người ta còn dùng làm thuốc giải các chất độc thực vật. Ở Philippines, nước sắc lá dùng trị bệnh dạ dày và bệnh ho lao.
Cây được trồng làm cây cảnh vì dáng đẹp, dễ tạo hình. Quả của cây bùm sụm có thể ăn được. Toàn cây được sử dụng làm thuốc chữa đau lưng và buốt chân tay ở Quảng Tây (Trung Quốc), lại được dùng trị bệnh đái ra máu và khạc ra máu. Người ta còn dùng làm thuốc giải các chất độc thực vật.
Bài thuốc quý chữa bệnh bướu cổ bằng cây bùm sụm
Bướu cổ đơn thuần thường khó phát hiện vì không có nhiều triệu chứng rõ ràng, ngoài một số biểu hiện như cổ to ra, một số bệnh nhân có cảm giác nghèn nghẹn ở cổ, thường được người khác phát hiện, hoặc đi khám sức khỏe. Một số bệnh nhân có biểu hiện nhược giáp: Mệt mỏi, đau cơ, táo bón, rụng tóc, nói khàn, chán ăn, giảm trí nhớ; Vùng cổ có một hoặc nhiều cục bất thường di động theo nhịp nuốt; Cảm giác nghẹn, tức ở cổ, nhất là khi nuốt…
Vì vậy, khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ, người bệnh cần đến các Trung tâm y tế hoặc Bệnh viện chuyên khoa để khám và điều trị kịp thời. Khi bị bướu cổ ngoài chế độ ăn uống thì tìm ra phương pháp điều trị đúng hướng là vấn đề mà người bệnh lo lắng.
Trong dân gian cũng có một số bài thuốc cho chứng bệnh này. Trong đó, Bài thuốc dùng Lá cây bùm sụm là một giải pháp hay.
Lá cây bùm sụm còn được dùng để trị bệnh bướu cổ. Ảnh minh họa.
# Cách thực hiện:
Hái 1 nắm lá bùm sụm giã vắt lấy nửa chén nước cốt, uống nước cốt này vào buổi sáng sau khi ăn sáng. Còn xác lá xào với 1 muỗng canh dấm, xào cho nóng, rồi bó xác lá này vô cổ, bỏ ra sau 2 tiếng. Một ngày bó 1 lần. Bó trong 10 ngày.
Xem nội dung đầy đủ tại: http://meovatchamsocgiadinh.com/cay-bum-sum-va-cong-dung-tri-benh-tuyet-voi-it-nguoi-biet-news14-228.html
Nguồn: http://chattayruahuuco.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét