Chuyển đến nội dung chính

Cassia alata L-cây Muồng trâu hay Muồng lác

Cây dược liệu cây Muồng trâu hay Muồng lác - Cassia alata LTheo Y học cổ truyền, Các bộ phận của cây có vị hơi đắng, mùi hăng hắc, tính mát; có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu. Nếu sao vàng thì nhuận gan, tiêu thực, tiêu độc, tiêu viêm. Lá có vị cay, tính ấm; có tác dụng sát trùng, chống ngứa. Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở.

Thông tin mô tả chi tiết cây Dược liệu Muồng trâu

Muồng trâu hay Muồng lác - Cassia alata L., thuộc họ Đậu - Fabaceae.
Mô tả: Cây nhỏ cao chừng 1,5m hay hơn, ít phân cành. Lá lớn có cuống dài 30-40cm, hơi có rìa, mang 8-12 đôi lá chét. Cụm hoa bông ở nách lá, gồm nhiều hoa màu vàng. Quả dẹt có cánh ở hai bên rìa, chứa tới 60 hạt, hình quả trám.
Cây ra hoa kết quả vào mùa đông. 
Bộ phận dùng: Lá, cành, hạt, rễ - Folium, Ramulus, Semen et Radix Cassiae Alatae.
Nơi sống và thu hái: Cây của nhiệt đới châu Mỹ, nay trở thành liên nhiệt đới, mọc hoang ở những nơi đất hoang tới độ cao 1000m và cũng được trồng ở nhiều nơi. Có thể trồng bằng cành hoặc bằng hạt. Cây ưa đất, cao ráo, ấm mát. Trồng bằng cành, cây mọc tốt, khỏe và nhanh. Cắt ra từng đoạn dài 20-30cm, đem trồng vào vụ xuân hè. Nhiều nơi trồng thành hàng rào. Ta thường thu hái lá và thân vào mùa hạ thu, trước khi cây ra hoa. Dùng tươi hay phơi nắng cho khô. Quả thu hái vào tháng 10-12, lấy hạt phơi khô hay dùng tươi.
Thành phần hóa học: Trong lá, quả và rễ đều có chứa các dẫn chất anthraquinon. Có hàm lượng 0,15-0,20% ở lá, 1,5-2% ở quả. Trong lá có chrysophanol, aloe emodin, rheine emodin; có flavonoid là kaempferol. Ngoài ra còn có một steroid là sitosterol trong rễ cây.
Tính vị, tác dụng: Các bộ phận của cây có vị hơi đắng, mùi hăng hắc, tính mát; có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt, sát trùng, lợi tiểu. Nếu sao vàng thì nhuận gan, tiêu thực, tiêu độc, tiêu viêm. Lá có vị cay, tính ấm; có tác dụng sát trùng, chống ngứa.
Công dụng: Thường được dùng chữa táo bón, nhiều đờm; phù thũng, đan gan, vàng da. Lá dùng trị viêm da thần kinh, hắc lào, thấp sang, ngứa lở người da, mụn nhọt sưng lở.
Lấy cành, lá, rễ hoặc hạt sắc nước uống. Bột lá hoặc bột thân uống hằng ngày với liều thấp (4-8g) dùng nhuận tràng, và với liều cao (10-12g) dùng xổ. Hạt dùng với liều 4-5g để nhuận tràng, với liều cao 5-8g dùng xổ. Lá giã nát, lấy nước bôi hoặc xát chữa bệnh ngoài da; nếu thêm một ít muối hoặc dịch quả chanh, tác dụng mạnh hơn. Lá muồng trâu còn dùng trị ghẻ cho gia súc.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .