Theo y học cổ truyền, dược liệu Mán đỉa Lá dùng để nhuộm đen. Dân gian thường dùng lá nấu nước tắm trị ghẻ. Ở Lào, lá phơi khô và tán bột dùng để điều trị vết thương.
Thông tin mô tả cây dược liệu Mán đỉa
Mán đỉa, Giác - Archidendron clypearia (Jack) Nielsen, thuộc họ Ðậu - Fabaceae.
Mô tả: Cây gỗ lớn cao gần 20m, nhánh ngang, có cạnh. Lá mang 4-5 cặp cuống bậc hai; mỗi cuống bậc hai mang 3-8 đôi lá chét hình bình hành, mặt dưới nâu vàng, có lông. Chuỳ hoa to, mang hoa đầu 3-10 hoa màu vàng nhạt, đài 2mm, tràng 3mm, nhị 10-25. Quả xoắn rộng 1-2cm, vỏ quả có màu cam ở mặt ngoài, đỏ ở mặt trong; hạt 5-10, có áo hạt mỏng.
Hoa tháng 3.
Bộ phận dùng: Lá - Folium Archidendri.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố từ Ấn Ðộ đến Tân Ghinê (Niu Guinea) thường thấy trong các rừng đầm lầy, rừng thường xanh trên đất sét, rừng thưa cây họ Dâu và các rừng hỗn giao rụng lá vùng núi, giữa Om và 1700m, từ các tỉnh phía bắc cho tới Ðồng Nai, Minh Hải, Kiên Giang.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá dùng để nhuộm đen. Dân gian thường dùng lá nấu nước tắm trị ghẻ.
Ở Lào, lá phơi khô và tán bột dùng để điều trị vết thương.
Ở Ấn Ðộ, lá dùng làm bột trị ho, đau chân, phù, thuỷ đậu và đậu mùa. Lá có độc đối với gia súc
Đọc thêm thông tin nghiên cứu mới nhất về công dụng chữa bệnh của cây Mán đỉa theo y học hiện đại ở bài dưới đây.
Nhận xét
Đăng nhận xét