Cây phèn đen là vị thuốc quý, được dân gian dùng trong nhiều bài thuốc chữa mụn nhọt, thủy đậu, rắn cắn hiệu quả cực nhanh.
Cây phèn đen là một loại cây quý được người dân sử dụng trị nhiều căn bệnh
Cây phèn đen là tên thường gọi hay còn gọi là Cây mực, Nỗ, Tạo phan, diệp diệp hạ chậu hoặc diệp hạ châu mạng. Tên khoa học là Phyllanthus reticulatus Poir, thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae. Ở Việt Nam tên gọi cây phèn đen được sử dụng phổ biến hơn cả và đây cũng là danh pháp khoa học của loại cây này.
Phèn đen là một loại cây quý được người dân sử dụng trị nhiều căn bệnh, trong đó có không ít căn bệnh khó chữa.
Theo đông y, cây phèn đen có vị chát, tính mát, có khả năng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, kháng viêm, chống nhiễm khuẩn…rễ Phèn đen có vị chát, tính lạnh; có tác dụng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tả. Lá có tác dụng thanh nhiệt giải độc, sát trùng, lợi tiểu.
Gần đây, trên nhiều diễn đàn và trang mạng xã hội có chia sẻ các thông tin về việc trẻ bị chân tay miệng có thể tắm lá phèn đen để sát khuẩn, sát trùng, giúp các vết mụn do chân tay miệng se lại, bệnh nhanh khỏi hơn.
Việc sử dụng cây phèn đen nấu lấy nước tắm cho trẻ là hoàn toàn hữu ích vì phèn đen là một cây thuốc nam có chứa số loại thuốc kháng sinh có tác dụng đẩy các loại độc tố ra khỏi cơ thể. Ngày có thể tắm 1 đến 2 lần. Tuy nhiên, khi thấy con bị tay chân miệng tốt nhất đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ, việc tắm lá cho con chỉ là phương pháp hỗ trợ.
Cây phèn đen được dân gian dùng trong nhiều bài thuốc
Ngoài tác dụng chữa tay chân miệng, cây phèn đen còn có thể dùng trong trị liệu nhiều bệnh. Dưới đây là cách chữa bệnh tiêu biểu từ cây phèn đen
* Phèn đen Trị Kiết lỵ: Dùng lá Phèn đen tươi giã nát, thêm nước, lọc. Dùng mạch nha, ý dĩ, Cam thảo đất đã phơi khô, đem tán bột, mỗi thứ đều nhau, độ 1/2 thìa cà phê, uống với nước Phèn đen.
* Chảy máu nướu răng: Dùng lá Phèn đen phơi khô ngậm, có thể phối hợp với lá Long não và lá Xuyên tiêu.
* Nhọt độc mới phát: Dùng lá Phèn đen, lá Bèo ván giã đắp.
* Chữa vết thương: Dùng bột lá Phèn đen rắc cho chóng lành, mau lên da non.
* Chữa đại tiện phân lỏng do nhiệt: Phèn đen ngọn có lá 40g, đậu đen sao vàng 40g. Cho vào nồi đổ 800ml nước đun sôi kỹ còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày, uống liền 3-5 ngày.
* Hỗ trợ chữa trĩ (giai đoạn 1): Lá phèn đen 1 nắm, lá trắc bách diệp 1 nắm, lá huyết dụ 5 lá. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ, sao vàng hạ thổ. Cho vào ấm, đổ 800ml nước, sắc đặc còn 200ml nước. Uống ngày 150ml, còn lại đổ thêm nước đun kỹ dùng để rửa ngâm trĩ ngày 1 - 2 lần. Mỗi liệu trình từ 5-10 ngày.
* Chữa lỵ: Rễ phèn đen 20g sao vàng hạ thổ, vỏ quả lựu 20g sao vàng. Sắc chia uống 2 lần trong ngày. Thời gian điều trị 3 - 7 ngày.
* Cây phèn đen tri gai cột sống: Đây là một trong những tác dụng rất tốt của cây phèn đen đó là có khả năng chữa các bệnh liên quan đến xương khớp vô cùng hiệu quả trong đó có bệnh gai cột sống. Cách chế biến bài thuốc này cũng vô cùng đơn giản. Lấy Phèn đen khô 30g, lá lốt 30g, lá bưởi bung 20g, cỏ xước 20g và rễ gấc 10g. Rửa sạch tất cả các hỗn hợp trến sau đó để ráo nước. Lấy những nguyên liệu tươi như bưởi bung, lá lốt, cỏ xước và rễ gấc đem đi sao khô. Sau khi sơ chế xong chúng ta đem tất cả hỗn hợp ở trên vào ấm sắc và đổ khoảng 1,5 – 2 lít nước vào đun trong khoảng thời gian 2 tiếng rồi tắt bếp để nguội. Nên uống thuốc 3 lần mỗi ngày và sau mỗi bữa chính khoảng 30 phút để hiệu quả đem lại là tốt nhất.
* Cây phèn đen chữa thủy đậu: Khi xác định đúng bệnh thủy đậu ở trẻ. Hái một nắm to phèn đen, đun đặc, cho thêm mấy hạt muối trắng, dùng làm thuốc bôi chấm vào những mụn thủy. Khi đun sôi, chắt một chén nước cho trẻ uống. Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ. Mẹ chắt một bát con nước uống rồi cho con bú. Dân gian áp dụng cách này hiệu quả gấp trăm lần so tây y.
* Ngã va đập sưng đau: Lấy 30g lá phèn đen giã nát đắp vào vùng bị tổn thương trong vòng 30 phút. Làm 3 ngày liền đến khi hết sưng đau
* Chữa rắn cắn: Lấy lá Phèn đen tươi giã nuốt nước; lấy bã đắp. Lưu ý khi bị rắn cắn ngay lập tức dùng cây phèn đen giã nát đắp vào vết thương và cố gắng không di chuyển để độc không lan, sau đó đưa đi cấp cứu.
Lưu ý: Cây phèn đen thông thường thì chỉ có một loại, tuy nhiên giống cây phèn nói chung thì có 2 loại là cây phèn đen và phèn trắng. Trong đó mỗi loại lại có đặc điểm và hình dáng tương đối khác nhau. Cây phèn trắng là loại cây rất hiếm gặp trong tự nhiên, thông thường người ta biết đến cây phèn đen là loại cây phổ biến và được sử dụng nhiều hơn nhờ những tác dụng tuyệt vời của nó. Không có nhiều các công trình nghiên cứu về giống cây phèn trắng và những tác dụng của chúng
Nhận xét
Đăng nhận xét