Theo y học cổ truyền, dược liệu Sa nhân lưỡi dài Vị cay, tính ấm; có tác dụng tán thấp khai vị, tiêu thực. Được dùng trị bụng trướng đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa... cũng như Sa nhân.
Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Sa nhân lưỡi dài
Sa nhân lưỡi dài, Mè tré bà, Hải nam sa nhân - Amomum longiligulara T. L. Wu, thuộc họ Gừng - Zingiberaceae.
Mô tả: Cây thảo sống lâu năm, cao 1-2m; thân rễ mảnh. Lá có phiến thon, dài 20-30cm, rộng 2,5cm, không lông; lá kèm (mép) cao 2-4,5cm. Cụm hoa đồ thân rễ, thấp ở đốt; hoa ít, vàng nâu nâu. Quả nang xoan, tím, có gai nhỏ, cong cong, hột tròn hay xoan, hơi dẹp 1,5-2,2cm x 0,8-1,2cm, màu tía tía.
Hoa tháng 4-6, quả tháng 6-9.
Bộ phận dùng: Quả - Fructus Amomi Longiligularis, thường gọi là Sa nhân - Hải nam sa nhân
Nơi sống và thu hái: Loài của Trung Quốc và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc ở nơi ẩm trong rừng nhiều nơi.
Thành phần hoá học: Có tinh dầu, trong đó có a-pinen, camphen, b-pinen, caren-3, limonen,...
Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm; có tác dụng tán thấp khai vị, tiêu thực.
Công dụng: Được dùng trị bụng trướng đau, ăn uống không tiêu, nôn mửa... cũng như Sa nhân.
Nhận xét
Đăng nhận xét