Theo y học cổ truyền, dược liệu Cà dại quả đỏ Vị đắng, cay, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng, chống đau, gây tê. Được dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm phế quản mạn tính, phong thấp đau lưng, mụn nhọt độc, lâm ba kết hạch, nứt nẻ, đau dạ dày.
1. Hình ảnh cây Cà dại quả đỏ
2. Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Cà dại quả đỏ
Cà dại quả đỏ - Solanum surattense Burm. f., thuộc họ Cà - Solanaceae.
Mô tả: Cây thảo cao 30-60cm; toàn cây có lông và có nhiều gai. Lá mọc so le, phiến dài 5-12cm, thường chia 5-7 thuỳ. Cụm hoa xim ngoài nách lá, mang 1-4 hoa, màu trắng với 5 nhị có bao phấn màu vàng. Quả mọng màu đỏ, đường kính 2-2,5cm; hạt nhiều, rộng 4mm.
Hoa mùa hè - thu; quả vào tháng 7.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Solani Surattensis, thường gọi là Dã tiên gia
Nơi sống và thu hái: Cây mọc ở đất hoang ở một số tỉnh miền Trung: Thanh hoá, Nghệ an, Hà tĩnh. Thu hái cây vào mùa hè thu, dùng tươi hoặc phơi khô dùng dần.
Thành phần hóa học: Quả chứa solasonin, solamargin, solasurin.
Tính vị, tác dụng: Vị đắng, cay, tính hơi ấm, có độc; có tác dụng hoạt huyết tán ứ, tiêu thũng, chống đau, gây tê.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Được dùng trị đòn ngã tổn thương, viêm phế quản mạn tính, phong thấp đau lưng, mụn nhọt độc, lâm ba kết hạch, nứt nẻ, đau dạ dày.
Nhận xét
Đăng nhận xét