Theo y học cổ truyền, dược liệu Sung bộng Có tác dụng bổ khí, nhuận phế, hoạt huyết, thẩm thấp, lợi niệu. Quả ăn được; quả xanh xào ăn, quả chín ăn tươi. Lá non cũng dùng nấu canh. Ở Ấn Độ, rễ dùng nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh.
Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Sung bộng
Sung bộng, Sung rừng - Ficus fistulosa Reinw. ex Blume (F. harlandii Benth.), thuộc họ Dâu tằm -Moraceae.
Mô tả: Cây gỗ cao 15m, thân to 30cm. Lá có phiến thon, to vào 12 x 4,5cm, không lông, hay có lông tái, dai, nâu đo đỏ mặt trên, đen mặt dưới; cuống dài 2-3cm; lá kèm cao 1cm. Quả sung chụm trên một u trên thân, lúc chín vàng, to vào 10mm, có cuống ngắn trên tổng bao và cuống dài 1,5-2,5cm.
Quả tháng 5-9.
Bộ phận dùng: Rễ, vỏ, lá - Radix, Cortex et Folium Fici Fistulosae.
Nơi sống và thu hái: Loài phân bố ở Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. Cây mọc ở Quảng Ninh tới Thừa Thiên - Huế, Khánh Hoà, Đồng Nai cho tới đảo Phú Quốc (Kiên Giang).
Tính vị, tác dụng: Có tác dụng bổ khí, nhuận phế, hoạt huyết, thẩm thấp, lợi niệu.
Công dụng: Quả ăn được; quả xanh xào ăn, quả chín ăn tươi. Lá non cũng dùng nấu canh.
Ở Ấn Độ, rễ dùng nấu nước uống cho phụ nữ sau khi sinh.
Ở Vân Nam (Trung Quốc), các bộ phận của cây được dùng trị ngũ lao thất thương, sưng vú, thấp nhiệt, đau bụng ỉa chảy.
Nhận xét
Đăng nhận xét