Theo Đông Y, dược liệu Cải kim thất Lá và ngọn non có thể ăn thay rau. Cả cây dùng chữa phong thấp, đau nhức xương.
Thông tin mô tả cây dược liệu Cải kim thất
Cải kim thất, Rau lúi - Gynura barbaraefolia Gagnep., thuộc họ Cúc - Asteraceae.
Mô tả: Cây thảo cao 80cm, có lông, thân non có cạnh. Lá xếp dọc theo thân, có lông, có thuỳ sâu, một thuỳ ở gốc cuống có dạng lá kèm; gân phụ 4 cặp. Ngù hoa kép, chia nhiều nhánh, mỗi nhánh có 1-3 hoa màu vàng, cao 1,5cm; lá bắc hẹp, cao 4-9mm. Quả bế cao 1,7mm, nhám; lông mào gồm nhiều tơ, trắng, mịn.
Ra hoa tháng 1-4.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Gynurae Barbaraefoliae.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang ở các đồi bãi, savan cỏ và cả trên núi đá, núi đất sa thạch, từ Nam Hà, Ninh Bình, qua Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, đến Kontum, Lâm Đồng.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá và ngọn non có thể ăn thay rau. Cả cây dùng chữa phong thấp, đau nhức xương.
Nhận xét
Đăng nhận xét