Theo y học cổ truyền, dược liệu Cà dại hoa tím Vị hơi đắng, tính mát, có ít độc; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, tiêu viêm giảm đau. Thường dùng trị sưng amydal, viêm hầu họng, lâm ba kết hạch, đau dạ dày, đau răng, đòn ngã tổn thương. Còn dùng trị hen suyễn, ho, bệnh xuất tiết, sinh đẻ khó, sốt, bệnh giun, đau bụng, đái khó. Dịch lá lẫn với dịch gừng được dùng nóng làm ngưng nôn mửa.
1. Cà dại hoa tím
2. Thông tin mô tả cây dược liệu Cà dại hoa tím
Cà dại hoa tím - Solanum indicum L. (S. violaceum Ortega), thuộc họ cà - Solanaceae.
Mô tả: Cây nhỏ mọc đứng, cao 0,6-1m; thân và cành có lông tơ và lông hình sao và đều có gai uốn cong màu nâu nhạt. Lá mọc so le, chia thuỳ nông, mặt trên xanh sẫm, mặt dưới có lông như len màu trắng; hai mặt lá có gai rải rác ở gân. Hoa mọc thành chùm ở nách lá; tràng hoa lớn màu lam hay tím. Quả mọng, nhỏ, hình cầu đường kính 1cm, màu vàng hay hơi đỏ, nhẵn. Hạt vàng, dẹt hình dĩa.
Ra hoa vào mùa hạ, đầu mùa thu .
Bộ phận dùng: Rễ và toàn cây - Radix et Herba Solani Indici.
Nơi sống và thu hái: Cây ưa sáng, mọc dại ở các bãi hoang, ở bờ đường quanh làng, ở các vườn phổ biến khắp nước ta. Có thể thu hái rễ và lá quanh năm.
Thành phần hóa học: Rễ và lá chứa alcaloid solanin, solanidin.
Tính vị, tác dụng: Vị hơi đắng, tính mát, có ít độc; có tác dụng tán ứ tiêu thũng, tiêu viêm giảm đau.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị sưng amydal, viêm hầu họng, lâm ba kết hạch, đau dạ dày, đau răng, đòn ngã tổn thương. Còn dùng trị hen suyễn, ho, bệnh xuất tiết, sinh đẻ khó, sốt, bệnh giun, đau bụng, đái khó. Dịch lá lẫn với dịch gừng được dùng nóng làm ngưng nôn mửa. Lá và quả dùng chữa ghẻ ngứa.
Nhận xét
Đăng nhận xét