Theo y học cổ truyền, dược liệu Gõ mật Vỏ đắng chát, làm săn da. Gỗ rất tốt dùng trong xây dựng, làm chày giã gạo. Vỏ dùng nhuộm lưới đánh cá. Quả dùng ăn với trầu. Người ta lấy một nắm vỏ cùng với một mảnh nhựa cánh kiến to bằng đầu ngón tay, đem nấu sôi với 1 lít nước uống nhiều lần trong ngày.
Hình ảnh lá, nụ hoa cây Gõ mật
Thông tin mô tả chi tiết cây dược liệu Gõ mật
Gõ mật, gõ đen - Sindora siamensis Tejsm. ex Miq. var. siamensis (S. cochinchinensis H.Baill.) thuộc họ Ðậu- Fabaceae.
Mô tả: Cây gỗ cao 30-35m. Lá kép lông chim chẵn, có 2-4 đôi lá chét mọc đối, hình trái xoan, tù ở gốc, tròn hay lõm ở chóp, dai, mặt trên có ít lông, mặt dưới có nhiều lông, dài 5-10cm, rộng 25-55mm, có gân lồi lên ở mặt dưới. Hoa thành chuỳ ở ngọn hay thành chùm ở nách lá. Quả đậu hình mắt chim, đường kính 6cm, phẳng, phủ nhiều gai nhọn, thẳng, dài 3-5mm. Hạt đơn độc, dài 10-12mm, rộng 10-11mm, có một cán noãn dài 15-18mm, rộng 18mm. Hình nón ngược.
Hoa tháng 3-6, quả tháng 6-2.
Bộ phận dùng: Vỏ cây - Cortex Sindorae Siamensis.
Nơi sống và thu hái: Thứ này phân bố ở các vùng thấp của Thái Lan, Campuchia, Nam Việt Nam; ít gặp hơn ở Lào và bán đảo Malaixia. Ở nước ta, cây mọc thông thường trong rừng thưa cây họ dầu và trong rừng đã khai thác, thường không lên quá 500m ở Ðắc Lắc, Ninh Thuận và Sông Bé.
Tính vị, tác dụng: Vỏ đắng chát, làm săn da.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Gỗ rất tốt dùng trong xây dựng, làm chày giã gạo. Vỏ dùng nhuộm lưới đánh cá. Quả dùng ăn với trầu. Ở Campuchia, vỏ được dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trị ỉa chảy và lỵ. Còn dùng trị viêm phế quản. Người ta lấy một nắm vỏ cùng với một mảnh nhựa cánh kiến to bằng đầu ngón tay, đem nấu sôi với 1 lít nước uống nhiều lần trong ngày.
Nhận xét
Đăng nhận xét