Theo Y học cổ truyền, cây Ké đồng tiền Rễ có tác dụng lợi tiểu và lọc máu. Hạt có tính kích dục. Vỏ rễ nấu với dầu vừng và sữa có hiệu quả trong việc điều trị liệt mặt và đau dây thần kinh hông. Dùng làm bột trộn với sữa và đường để trị chứng đái nhiều và bạch đới. Dịch của toàn cây, thêm nước uống trị di tinh...
Thông tin mô tả chi tiết cây Dược liệu Ké đồng tiền
Ké đồng tiền, Chổi đực trắng, Bái trắng - Sida cordifolia L., thuộc họ Bông - Malvaceae.
Mô tả: Cỏ cứng, cao tới 2m, có lông mềm ở tất cả các bộ phận Lá hình trái xoan - tim, tù, có răng khía tai bèo, có lông mềm và dày ở cả hai mặt, màu lục tươi, dài 2,5-5cm, rộng 2-3cm ở gốc. Hoa vàng, thành ngù ở ngọn các nhánh, đài có lông mềm nhiều ở mặt ngoài; cánh hoa nhẵn. Quả hạch 6-10, hình lăng trụ, ba góc, thắt lại ở đỉnh, dai, có lông, có sừng dài nhọn vượt quá đài hoa. Hạt có lông ở chóp, dài 3mm.
Cây ra hoa quả quanh năm.
Bộ phận dùng: Rễ - Radix Sidae Cordifoliae.
Nơi sống và thu hái: Phổ biến khắp Đông dương,. Còn phân bố ở Thái lan, Trung quốc, đảo Hải nam. Thường gặp mọc ở đồng bằng, nơi đất cát.
Thành phần hóa học: Cây có nhiều chất nhầy. Trong cây có một alcaloid có tác dụng giống thần kinh giao cảm khá rõ, rất gần gũi, hoặc có thể là tương đồng với ephedrin.
Tính vị, tác dụng: Rễ có tác dụng lợi tiểu và lọc máu. Hạt có tính kích dục.
Công dụng: Ở Campuchia, người ta dùng rễ để trị bệnh lậu. Còn phối hợp với các vị thuốc khác sắc uống trong để trị ecpet mọc vòng. Ở Ấn độ, nước sắc rễ với gừng dùng hạ sốt. Vỏ rễ nấu với dầu vừng và sữa có hiệu quả trong việc điều trị liệt mặt và đau dây thần kinh hông. Dùng làm bột trộn với sữa và đường để trị chứng đái nhiều và bạch đới. Dịch của toàn cây, thêm nước uống trị di tinh. Dịch rễ dùng làm vết thương chóng lành. Hạt dùng trong điều trị bệnh lậu; cũng dùng trị cơn đau bụng và cảm giác buốt mót.
Nhận xét
Đăng nhận xét