Theo Đông Y, Màn màn tím Vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, làm hết nấc cụt, hết chóng mặt. Màn ri tía được dùng chữa các chứng cám cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chứa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận.
1. Cây Màn màn tím, Màn ri tía, Màn ri tím - Cleome chelidonii L.f (Polanisia chelidonii (L.f) A. DC), thuộc họ Màn màn - Capparaceae.
Màn màn tím, hay còn gọi là màn ri tím, màn ri tía, mằn ri, rau mằn (Tên khoa học:Cleome chelidonii) là một loài thực vật có hoa trong họ Màn màn. Loài này được L.f. miêu tả khoa học đầu tiên năm 1782.
2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu
Mô tả: Cây thảo cao 20-40cm. Thân có ít lông 5 cạnh, màu xanh dợt hay đỏ. Cuống lá bằng phiến hay gấp rưỡi phiến lá, mang 3 lá chét, lá giữa lớn hơn, có lông thưa sát. Hoa đơn độc ở nách lá, cuống dài hơn lá; 4 lá đài xanh, 4 cánh hoa tím thường vểnh ra, 6 nhị, có bao phấn màu lam. Bầu có lông, vòi nhuỵ ngắn. Quả cái dài.
Cây ra hoa quanh năm.
Bộ phận dùng: Thân lá và rễ - Herba et Radix Cleomes.
Nơi sống và thu hái: Cây của vùng Ấn Ðộ, Malaixia, mọc hoang ở chỗ đất thấp, bãi trống, dọc đường đi. Thu hái cây quanh năm.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, tính ấm, không độc, có tác dụng hạ khí, tiêu đờm, làm hết nấc cụt, hết chóng mặt.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Màn ri tía được dùng chữa các chứng cám cúm nóng lạnh, nhức đầu, ho hen, và chứa cả rắn cắn. Lá dùng chữa viêm đau thận.
Ở Ấn Ðộ, rễ dùng làm thuốc trị giun; nước sắc cây dùng chữa viêm gan mạn tính và bệnh ngoài da.
Ðơn thuốc:
1. Ðau chín mé: Dùng cây lá Màn màn tím đẫm với một ít muối ăn đắp bó ngón tay vào buổi tối.
2. Nhức đầu: Cành lá Màn màn tím đâm nát đắp vào thái dương.
3. Sưng hạch ở cổ, ở cạnh tai, sưng vú: Cành là Màn màn tím tươi giã đắp.
Nhận xét
Đăng nhận xét