Theo Đông Y, Quả hạt non có thể ăn xào, nấu chè. Lá dùng làm thức ăn chăn nuôi; giá trị dinh dưỡng cao hơn lá lạc, lá đậu tương. Hạt già bóc vỏ dùng hấp cơm hoặc nấu chè đường ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt còn được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày và đau ruột.
1. Cây Ðậu ngự, Ðậu kẻ bạc, Ðậu tiềm - Phaseolus lunatus L., thuộc họ Ðậu - Fabaceae.
Cây đậu ngự - Phaseolus lunatus
Ðậu ngự có tên khoa học: Phaseolus lunatus là một giống cây trồng thực vật có hoa thuộc loài Phaseolus vulgaris nằm trong họ Đậu. Loài này được L. miêu tả khoa học đầu tiên.
2. Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Ðậu ngự
Mô tả: Cây hai năm, có thể sống lâu hơn do có rễ củ, có thân quấn dài tới 7-8m. Lá có 3 lá chét hình trái xoan, gốc tù, đầu nhọn, lá già nhẵn. Hoa màu trắng lục, nhỏ, cách quãng, xếp thành chùm thưa ở nách lá, mang hoa về phía nửa trên. Quả ngắn, dai, nhẵn, hơi cong hình cung. Hạt 3-4, trắng, dạng trứng, thường là vàng, đốm nâu, rất thay đổi cả về kích thước và màu sắc.
Ra hoa vào mùa xuân, hè.
Bộ phận dùng: Hạt - Semen Phuseoli Lunati
Nơi sống và thu hái: Gốc ở Châu Mỹ (Pêru, Nam Mỹ và vùng Caribê), nay được trồng ở các vùng nhiệt đới và thuần hoá. Cũng được trồng khắp cả nước ta, có nơi trồng rất rộng rãi khắp thôn xóm. Có khả năng sống trên đất nghèo màu bị rửa trôi.
Thành phần hoá học: Trong hạt khô có 25% protein, 1,6% lipid, 70,30% dẫn xuất không protein, 4,9% xơ, 3,9% tro. Trong hạt tươi có 20% protein, 1,0% lipid, 66,60% dẫn xuất không protein, 3,2%, xơ 5,10% tro. Trong 1kg lá tươi có 23g protein dễ tiêu. 1kg hạt có 215g, 1kg quả non có 36g. Trong rễ còn chứa 1 glucosid cyanogenetic là phascolenitin dưới tác dụng của một men sẽ tạo ra acid cyanhydric ở một nhiệt độ không đủ làm men phân huỷ. Nhưng do trồng trọt mà hợp chất độc trong cây giảm thiểu nhiều, đặc biệt ở thứ hạt có kích thước lớn, đẹp, màu hoàn toàn trắng, hay hơi pha lẫn màu đỏ hay hồng. Còn ở những cây hoang dại, hạt màu tím sẫm, có nhiều cạnh và rất độc, vì tỷ lệ acid cyanhydric vượt quá 20mg trên 100g.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Quả hạt non có thể ăn xào, nấu chè. Lá dùng làm thức ăn chăn nuôi; giá trị dinh dưỡng cao hơn lá lạc, lá đậu tương. Hạt già bóc vỏ dùng hấp cơm hoặc nấu chè đường ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Hạt còn được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày và đau ruột.
Nhận xét
Đăng nhận xét