Chuyển đến nội dung chính

Cá Tráp biển (Sparidae)

Cá tráp hay còn gọi là cá chìa vôi sông hay cá hanh (Danh pháp khoa họcSparidae) là một họ  trong Bộ Cá vược
Một con cá tráp Lithognathus lithognathusLithognathus lithognathus.jpg

Cá Tráp biển –Hải sản quý của Nhật Bản

Cá tráp biển là một trong số các loài hải sản quý của người Nhật. Thịt cá tráp biển thơm ngon, ngọt, có giá trị dinh dưỡng cao và chế biến được thành nhiều món ăn.
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat
Cá tráp biển có màu đỏ là biểu tượng cho sự may mắn của người Nhật
Sashimi cá tráp biển là món ăn cao cấp mà ở đó, thực khách có thể cảm nhận được tất cả vị ngon của thịt cá. Ngoài sashimi thì món sushi cá tráp biển cũng được đánh giá cao không kém.
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat
Sushi cá tráp
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat
Sashimi cá tráp
Tại thành phố Kanazawa có một món cá tráp biển rất nổi tiếng. Món ăn được chế biến khá công phu, người ta rọc dọc theo mình con cá, nhét vào đó hỗn hợp cám gạo trộn với dược liệu. Kế đến, cho cá vào nồi hấp cách thủy. Món cá tráp biển hấp này có tên gọi Tai no Karamushi, là món ăn quan trọng trong lễ cưới của người dân địa phương.
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat
Món cá tráp biển hấp Tai no Karamushi
Cá tráp biển không chỉ là hải sản quý bởi thịt cá thơm ngon, mà từ lâu, người Nhật còn xem loài cá này là biểu tượng cho sự may mắn. Chính vì vậy, cá tráp biển có mặt trong nhiều sự kiện văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của Nhật Bản.
Hình ảnh mọi người đang xếp hàng để chờ mua món cá tráp biển nướng muối là hình ảnh thường thấy tại Nhật Bản vào những ngày đầu Năm Mới. Theo truyền thống, cá tráp biển nướng muối là món ăn không thể thiếu trên bàn thờ của các gia đình vào ngày Tết.
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat

du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat

du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat

 
Cá tráp biển nướng là món ăn không thể thiếu vào dịp năm mới ở Nhật Bản
Khi trẻ con được 100 ngày tuổi, cha mẹ của chúng tổ chức một buổi lễ gọi là Okui-zome. Cá tráp biển nướng là một trong những món ăn được bày biện trên bàn lễ. Theo phong tục được lưu truyền từ thời Heian, trong lễ Okui-zome, đứa trẻ được người lớn cho ăn cá tráp một cách tượng trưng với ước nguyện đứa bé mau ăn chóng lớn.
Ngoài ra, khi một võ sĩ sumo giành chiến thắng trong trận đấu, anh ta sẽ được ban tổ chức tặng một con cá tráp biển thật lớn để chúc mừng.
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat
Võ sĩ sumo được tặng cá tráp biển to khi anh ta giành chiến thắng trong trận đấu
Thị trấn Minamichita thuộc tỉnh Aichi là nơi nổi danh có nguồn cá tráp biển ngon và dồi dào. Cá tráp biển xuất xứ từ thị trấn này có giá trị thương phẩm rất cao. Vào tháng 7 hàng năm, người dân thị trấn tổ chức lễ hội cá tráp biển Tai Matsuri. Lễ hội không thể vắng bóng chiếc kiệu khổng lồ hình cá tráp biển đỏ. Kiệu dài 10 mét, có dàn nhạc ngồi bên trong kiệu, các nhạc công thổi sáo, đánh trống và gõ phách tạo không khí sinh động cho lễ hội. Kiệu nặng khoảng 1 tấn và có đến hàng chục người tham gia khiêng kiệu. Đích đến của cuộc diễu hành là biển, người ta đưa cả mô hình cá tráp khổng lồ xuống biển. Đây là một nghi lễ quan trọng nhằm cầu mong Thần Biển phù hộ cho ngư dân thị trấn Minamichita đánh bắt được nhiều cá tráp và danh tiếng của thị trấn được giữ vững.
Cá tráp biển còn là phẩm vật quý để dâng lên thần linh trong các nghi lễ tôn giáo của người Nhật. Hòn đảo nhỏ Shinojima có chu vi khoảng 9 km thuộc tỉnh Aichi là nơi chuyên cung cấp cá tráp biển dùng cho mục đích trên. Do tính chất đặc biệt đó nên cá tráp biển đánh bắt tại đảo được xử lý rất nghiêm ngặt. Cá phải được giữ sống từ khi đưa từ biển vào đến lúc sơ chế. Sau đó, người ta làm sạch cá, bỏ hết ruột và phơi chúng dưới nắng tốt để bảo quản được lâu. Số cá khô này sẽ được phân phối trên thị trường toàn quốc. Không chỉ loại hết nội tạng, người ta còn rọc bỏ phần xương sống của cá tráp biển. Trước khi đóng gói, khô cá tráp được kiểm tra cẩn thận từng con. Mỗi năm, đảo Shinojima có truyền thống dâng lên Đền thờ Ise, ngôi đền Thần đạo nổi tiếng của Nhật 500 con cá tráp khô để dùng vào việc cúng tế.
du học nhật bản, du hoc nhat ban, du học nhật, du hoc nhat
Lễ hội cá tráp biển Tai Matsuri
Quá trình dâng lễ vật được tổ chức rất long trọng. Buổi lễ diễn ra vào ngày đẹp trời. Thuyền dùng để vận chuyển lễ vật được cắm cờ, trong đó không thể thiếu cờ cá tráp biển. Những người tham gia chuyến đi mặc lễ phục màu trắng, họ dự một nghi lễ Thần đạo trước khi thuyền rời bến.
Dâng lễ vật lên đền Ise là sự kiện quan trọng của cư dân đảo Shinojima nên tất cả mọi người trên đảo đều có mặt trong buổi lễ. Vượt qua đoạn đường biển dài mang lễ vật đến đền Ise, người dân đảo Shinojima mang theo ước nguyện về một cuộc sống an lành và thịnh vượng luôn hiện diện trên hòn đảo nhỏ bé này.




































Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .