Chuyển đến nội dung chính

Cá cấn

Cá cấn kho lá nén là "món ăn nhà nghèo", nhưng có sức hấp dẫn đặc biệt đối với người miền Trung, nhất là những đứa con xa quê hương lâu ngày.

Cá cấn là loại cá đồng, thường sống thành từng đàn trong các con lạch nhỏ ở vùng quê miền Trung. Cá nhiều nhất là vào tháng 9, tháng 10 âm lịch, khi những con mưa cuối mùa xuất hiện, cá cấn theo dòng nước len lỏi trong các đồng ruộng hay những con lạch, suối nhỏ. Những ngày này, thế nào trong bữa cơm của người dân xứ Quảng cũng có nồi cá cấn kho.

Mùa cá cấn xuất hiện trên đồng cũng là lúc những vồng nén (một loại củ làm gia vị của miền Trung) bắt đầu xanh mướt. Đây là nguyên liệu chính làm nên nồi cá cấn kho thơm ngon và hoàn hảo. Bởi lá nén hơi hăng nồng, nhiều người không ăn được, nhưng khi kết hợp với cá cấn thì lại bắt vị hơn cả.


Cá cấn bắt về con tươi sống, để nguyên con, rửa sạch và kho với lá nén. 

Để có một nồi cá cấn kho “đúng điệu”, những bà nội trợ ở quê phải dậy thật sớm, đứng chờ những người đi đơm cá sớm mai về để mua cho được những chén cá cấn còn tươi sống đang nhảy lách tách trong rổ. Cá cấn chỉ bằng ngón tay út, con to nhất cũng chỉ bằng ngón chân cái, không béo, không nhiều thịt. Tuy nhiên, qua bàn tay chế biến khéo léo của những người phụ nữ ở đây, cá cấn lại trở thành món tốn cơm nhất trong những ngày mưa dầm gió lạnh cuối năm.

Mua được cá cấn về, cho vào nước rửa nhẹ nhàng cho hết nhớt, vớt ra rổ để ráo. Gia vị kho món ăn này là nghệ tươi, hành, tỏi, các loại gia vị và dĩ nhiên là không thể thiếu củ nén. Đi ra vườn nhà, nhổ bụi nén còn nguyên củ rửa sạch. Nghệ tươi, củ nén, hành tỏi ..tất cả đâm nhuyễn ướp đều vào cá kèm mắm muối. Lá nén rửa sạch, xắt khúc lót dưới đáy nồi, cứ thế một lớp cá, một lớp lá nén xếp đều đặn trong nồi đất.




Trộn đều cá cấn với các loại gia vị và kho trong nồi đất. 

Cá ướp xong thường được để từ nửa tiếng đến một giờ cho ngấm gia vị rồi đặt lên bếp lửa. Trên bếp than liu riu, mùi cá kho quyện mùi nén, mùi nghệ thơm lừng một góc bếp. Khi nước vừa rút hết, cho vài muỗng dầu phụng nguyên chất và ít tiêu hột đâm nhuyễn lên trên là nồi cá kho đã hoàn thành.

Bữa cơm ngày đông, mở vung cá kho đã thấy ấm áp và thơm lừng cả gian nhà. Từng con cá nho nhỏ vàng ươm màu nghệ và thơm nồng hương lá nén rất hấp dẫn. Cá kho nguyên mật có vị hơi nhân nhẩn đắng, nhưng sau đó là vị ngọt nhẹ rất ngon. Cá cấn kho lá nén bình dị và đơn giản vậy thôi, nhưng hương vị thơm ngon của nó thì thấm vào trong từng kỉ niệm, để rồi khi xa quê, những chiều đông lạnh lại thấy nhớ đến nao lòng hương thơm của món ăn này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .