Chuyển đến nội dung chính

Đà Lạt tràn lan “hơi thở của quỷ”

Nếu vô tình nếm thử hay hít phải hương hoa “hơi thở của quỷ” sẽ rơi vào trạng thái vô thức và có thể làm theo sự sai khiến của người khác

Thời gian gần đây, tại một số tuyến đường, công viên ở Đà Lạt (Lâm Đồng) như đường Hồ Tùng Mậu, Phù Đổng Thiên Vương, Công viên Yersin…, loài cây Borrachero (còn gọi là cây “hơi thở của quỷ”, hoa loa kèn, hoa kèn của thiên thần…) đang được trồng tràn lan. Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học khẳng định về tác động thần bí của loại cây này đến sức khỏe của con người.
Nơi nào cũng có
Cây “hơi thở của quỷ” có nguồn gốc từ Mexico, Peru và được trồng tại Đà Lạt từ rất lâu. Theo tài liệu của các nhà khoa học, đây là loài cây nhỡ, khỏe, hóa gỗ có vỏ xám, cành lá thường thòng xuống. Lá mọc so le, phiến có dạng như lá thuốc lá. Hoa mọc thòng xuống, to, đơn độc hay xếp thành từng đôi, màu trắng, dài 25-30 cm, đường kính 1-1,5 cm, nhị đính trên ống tràng có bao phấn dính nhau.
Hiện nay, loài hoa này không chỉ được trồng trên các tuyến đường nội thành Đà Lạt mà còn trồng dày đặc trong các khuôn viên của những ngôi nhà, quán cà phê sân vườn... Cây “hơi thở của quỷ” có thể nhân giống rất đơn giản bằng cách giâm cành hay nó có thể tự mọc khi quả khô rụng xuống. Theo đại diện Công ty Quản lý Công trình đô thị Đà Lạt, loài hoa này đẹp và dễ trồng nên thời gian qua, công ty đã trồng trên một số tuyến đường ở Đà Lạt nhằm tạo cảnh quan đô thị.

Loài hoa thần bí “hơi thở của quỷ” được trồng tràn lan ở Đà Lạt
Loài hoa thần bí “hơi thở của quỷ” được trồng tràn lan ở Đà Lạt

Thần bí và nguy hiểm
Kết quả phân tích, chiết xuất cho thấy trong hoa của loài cây này có chứa chất gây ảo giác scopolamine. Chỉ cần uống một giọt dịch chất chiết xuất từ chất scopolamine của hoa “hơi thở của quỷ”, một người khỏe mạnh có thể bị mất trí nhớ và mất tri giác tạm thời.
Ông Nguyễn Bá Hy, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng, cho biết năm 2013, bệnh viện tiếp nhận 4 người từ chùa Kỳ Quang (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) chuyển đến với triệu chứng nghi bị ngộ độc. Nguyên nhân vì thấy hoa “hơi thở của quỷ” đẹp nên một người đã hái về để nấu lẩu. Chưa đầy 5 phút sau khi ăn, 4 người đều có triệu chứng giống nhau như không kiểm soát được hành vi, la hét, nói năng lảm nhảm, khó tiểu, nhịp tim nhanh... Sau khi cấp cứu những bệnh nhân trên, các bác sĩ biết được những người này đã trúng một loại độc dược có khả năng gây ảo giác. Loại độc này chính là chất scopolamine có trong hoa “hơi thở của quỷ” ở Đà Lạt.
Khi chất độc này đi vào cơ thể, chúng sẽ nhanh chóng đưa nạn nhân vào trạng thái vô thức. Nạn nhân có thể sẽ nghe, làm theo lời người đối diện một cách vô thức và khi hồi tỉnh, họ sẽ không nhớ những gì mình đã làm trước đó.
Từng chứng kiến tác động của loài hoa này, bà Trần Thị Mai (ngụ đường Phù Đổng Thiên Vương, phường 8, Đà Lạt) kể nhà bà có đứa cháu ngoại từ xa về thăm đã ra vườn bứt những bông hoa trên để chơi đồ hàng. Không may, cháu nhỏ đã hít hương hoa này và bỏ vào miệng nhấm nháp thử. Sau đó, cả nhà hoảng hốt phát hiện cháu nói năng huyên thuyên, mơ màng, ngơ ngác nên gia đình phải vội đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Loài hoa “hơi thở của quỷ” được trồng quá nhiều ở Đà Lạt. Sẽ rất nguy hiểm nếu người nào không biết, đặc biệt là những du khách, trẻ em đến Đà Lạt nếu vô tình nếm thử hay hít phải hương hoa này.

Tội phạm thường sử dụng
Theo nhiều tài liệu, chiết xuất scopolamine từ cây hoa loa kèn đã được một số cá nhân, tổ chức sử dụng trong nghiên cứu, phục vụ khoa học từ thế kỷ XIX. Năm 1880, scopolamine đã được phát hiện bởi nhà khoa học người Đức Albert Ladenburg. Với thuộc tính dễ tan trong nước, khó bị phát hiện, bọn tội phạm đã sử dụng scopolamine để pha vào nước uống, trộn với đồ ăn để thôi miên, điều khiển người khác làm theo ý mình.
Sau khi được biết những thông tin trên, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Dịch vụ Đô thị Đà Lạt cho biết sẽ tiến hành kiểm tra việc trồng loài hoa này để có biện pháp xử lý nhằm bảo đảm an toàn sức khỏe của người dân.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ