Thoát khỏi con suối chứa đầy gỗ ngọc am quý hiếm thì hết đường. “Người rừng” Trần Ngọc Lâm định hướng, rồi dùng dao phát trúc mở đường tiến sang phía Đông. Thoát khỏi rừng trúc, chúng tôi lại tuột xuống một thung lũng. Từ đây, mở ra trước mắt, là những cánh rừng thảo quả mênh mông bát ngát. Khắp các sườn đồi, khe suối là thảo quả. Những thân cây khổng lồ ngã đổ chổng vó trong những cánh rừng thảo quả. Dưới gốc những thân cây lớn nhất còn đứng vững, người Mông thường đặt một tấm bia bằng gỗ để thờ… ma cây. Người Mông thường thờ ma ở những gốc cây khổng lồ. Nhìn những cánh rừng thảo quả, ông Lâm thờ dài thườn thượt. Ông bảo, không có thứ gì tàn phá rừng khủng khiếp như thảo quả. Để trồng được thảo quả, người ta phải phát những cây nhỏ dưới mặt đất, để lại những cây lớn làm bóng mát. Điểm đặc biệt của loài thảo quả là chúng chỉ sống được ở độ cao trên dưới 2.000m, trong bóng râm. Theo lời ông Lâm, rễ thảo quả tiết ra đất một loại chất độc, khiến nhiều loài cây khôn