Chuyển đến nội dung chính

Nghể bông



Nghể bông

Tên tiếng Việt: Nghể bông, Nghể bà, nghể hoa trắng, nghể đông
Tên khoa học: Polygonum orientale L.
Họ: Rau răm (Polygonaceae).
Công dụng: chữa Cảm sốt, đau bụng, hậu sản, thấp khớp, đau đầu, lỵ, trẻ em cam tích; bụng trướng, xơ gan cổ trướng, sưng lách, lao hạch (cả cây).


1. Mô tả
  • Cây thảo, sống hàng năm, có lông tơ mềm. Thân hình trụ, cành tỏa rộng.
  • Lá mọc so le, hình bầu dục – thuôn, dài 30 – 35cm, gốc tròn hay hơi hình tim, phiến hơi men theo cuống lá, đầu nhọn; bẹ chìa có lông, sớm rụng; cuống lá dài 2-8 cm.
  • Cụm hoa mọc ở ngọn thành bông dài, ngắt quãng ở phía dưới; lá bắc có lông dày; hoa 2 – 3 cái ở một mấu, bao hoa màu trắng; nhị 8.
  • Quả hình thấu kính, hơi tròn, tù ở gốc, đầu có mỏ ngắn, nhẵn bóng.
  • Mùa hoa quả: tháng 6-7.Kết quả hình ảnh cho Polygonum orientale L
2.  Phân bố, sinh thái
Nghể bông phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Á, gồm Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Lào và Nam Trung Quốc. Ở Việt Nam, nghể bông mọc rải rác ở hầu hết các tỉnh, từ vùng núi có độ cao khoảng 600m đến trung du và đồng bằng. Cây ưa sáng; và thường mọc trên các ruộng nước, nơi nước nông ven bờ sông suối và ao hồ. Nghể bông phân nhánh nhiều, hoa thường mọc ra ở đầu cành trên tất cả các nhánh, nhân giống tự nhiên chủ yếu từ hạt. Trong thời kỳ sinh trưởng mạnh, nếu bị cắt, cây vẫn có khả năng tái sinh.Kết quả hình ảnh cho Polygonum orientale L
3. Bộ phận dùng
Toàn cây và quả.
4. Thành phần hóa học
Quả nghể bông chứa các flavonoid quercetin, taxifolin (CA. 114, 1991, 3481 r), orientosid tương tự như vitextin và orientin như luteolin (CA. 1960, 54, 5010 f).   Các flavonoid khác như digicitrin, 5, 3′ dihydroxy 3. 8. 4. 5 titramethoxy 6, 7 methylendioxy ílavon; exotidin; 3′ hydroxy 3, 5, 6, 7, 8. 4′, 5′ hepta methoxy flavon, 3′ hydroxy 3. 5. 8. 4′. 5′ pentamethoxy 6, 7, methylenedi hydroxy flavon, isoorientin, 3. 5. 8. 3′ tetramethoxy 6, 7, 4’, 5′ bismethylendioxy flavon (Wiley – The handbook of Natural Flavonoid vol I, 1999).
5. Tác dụng dược lý
  • Tác dụng trên hệ tim mạch: Dịch chiết toàn cây nghể bông, tỷ lệ 2g/ml, dùng 0,2ml trên chế phẩm tim cô lập chuột lang, có tác dụng làm giãn động mạch vành. Tiêm phúc mạc cho chuột nhắt trắng dịch chiết toàn cây nghể bông với liều tính theo dược liệu khô là 20 – 40 g/kg, có tác dụng làm tăng lưu lượng máu dinh dưỡng cho cơ tim. Trong thí nghiệm cho chuột nhắt trắng trong môi trường không có oxy, dịch chiết nghể bông có tác dụng kéo dài thời gian sống của chuột; tức là làm giảm sự tiêu hao oxy. Những thí nghiệm trên chứng tỏ nghể bông có tác dụng chống lại thiếu máu cơ tim cấp. Thí nghiệm trên tim ếch tại chỗ và cô lập, dịch chiết nghể bông lúc đầu ức chế, làm giảm nhịp tim, sau đó làm tăng sức co bóp. Tiêm dịch chiết nghể bông cho chuột cống trắng thấy có tác dụng làm giãn mạch máu ngoại vi ở chân sau chuột.
  • Tác dụng lợi tiểu: Nước sắc quả nghể bông cho chuột cống trắng uống với liều tính ra quả khô là 10g/kg làm tăng lượng nước tiểu bài xuất ra. Cơ chế tác dụng lợi tiểu là do tính chất thẩm thấu hoặc thuốc ức chế tái hấp thu nước ở ống lượn xa.
  • Tác dụng chống co thắt khí phế quản: Thí nghiệm trên chuột lang cho thấy dịch chiết toàn cây nghể bông có tác dụng đối kháng với co thắt khí phế quản do histamin gây ra. Sau khi dùng nghể bông mà dùng histamin thì sự co thắt khí phế quản giảm đi rõ rệt.
  • Tác dụng trên tế bào ung thư: Dịch chiết từ quả nghể bông cho chuột nhắt trắng uống trong 10 ngày liên tiếp kể từ khi gây u bằng thực nghiệm bằng tế bào sarcoma – 180, có tác dụng ức chế rõ rệt so với lô đối chứng không dùng thuốc.Kết quả hình ảnh cho Polygonum orientale L
6. Tính vị, công năng
Hạt nghể bông có vị nhạt, tính mát, hơi lạnh có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích, lợi niệu, giải độc, làm sáng mắt. Toàn cây có vị cay, ôn, có ít độc, có tác dụng khu phong, lợi thấp, hoạt huyết, chỉ thống, thanh nhiệt, tiêu viêm. Hoa cũng có tác dụng hoạt huyết, tiêu tích. Rễ cây vị cay, có độc, chỉ được dùng ngoài.
7. Công dụng
Toàn cây nghể bông được dùng chữa thấp khớp, đầu gối sưng đau, bệnh về mắt. Ngày 20 ~ 30g sắc uống. Dùng ngoài cây tươi nấu nước rửa hoặc giã nát đắp chữa lở ngứa, mày đay, nhọt độc, côn trùng đốt.
Quả chữa đau bụng, đau dạ dày, táo bón, khó tiêu, chướng bụng, xơ gan cổ trướng, mắt phát hỏa, mụn nhọt, tràng nhạc, áp xe. Ngày 6 – 9g, hoặc hơn dưới dạng bột, sắc uống hoặc ngâm rượu. Rễ được dùng nấu nước, ngâm rửa chữa sưng chân, cước khí, tê thấp, lở ngứa.
Lá và đọt non có vị chua, được dùng làm rau ăn.
8. Bài thuốc có nghể bông
  1. Chữa viêm gan, xơ gan cổ trướng: Quả nghể bông 15g, đại phúc bì (vỏ ngoài và vỏ giữa của quả cau hoặc quả cau bỏ hạt) 12g, hắc sửu (hạt đen của cây bìm bìm) 9g, sắc uống.
  2. Chữa tràng nhạc, ung nhọt, áp xe: Quả nghể bông, ngưu tất, trạch lan, mỗi vị 9g, sắc uống.
  3. Chữa mắt kém, cải thiện thị giác, làm sáng mắt: Quả nghể bông, hoàng cầm, mỗi vị 9g; cúc hoa 12g, sắc uống.
  4. Chữa thấp khớp, lưng gối đau mỏi: Toàn cây nghể bông 30g, cóc mẳn 15g, sắc uống.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h