Chuyển đến nội dung chính

heo rừng









Heo Rừng Châu Phi - tên khoa học (Phacochoerus aethiopicus)



Heo rừng chỉ thích vào chuồng khi trời mưa hoặc quá nóng. Anh Chạng chỉ cho tôi xem con Uït Ịt, giờ nó đã có nanh dài và nặng gần cả tạ.




















MỘT SỐ MÓN NGON CHẾ BIẾN TỪ LỢN RỪNG


Nướng ngũ vị, nướng mọi, xào lăn, nấu chao, xáo măng, tái dấm, giả cầy, quay, hấp, lòng dồi, tiết canh, cháo (ninh xương),…

1. Nguyên liệu (4 phần ăn): Heo rừng: 300g; hành tây: 1 củ cắt múi; nấm mèo: 4 tai, ngâm nở cắt nhỏ; bột cà ri: 1 muỗng cà phê; miến: 30g ngâm nở; muối: 1/2 muỗng cà phê; đường: 1 muỗng cà phê; tỏi băm: 1 muỗng cà phê; nước cốt dừa: 1 chén; ớt sừng: 1 trái; đậu phộng rang: một ít; rau om: một ít

Chế biến: thịt heo cắt mỏng, ướp với muối, đường, tỏi, cà ri cho thấm. Cho thịt vào xào thơm, hạ lửa cho nước dùng vào nấu đến lúc mềm. Cho củ hành, miến, nấm mèo, nước cốt dừa vào nấu vừa sánh. Nêm lại cho vừa ăn. Cho ra dĩa, rắc đậu phộng, rau om và ớt cắt lát lên mặt. Heo rừng xào lăn ăn với bánh mì và nước tương.

2. Luộc lòng lợn:

*Để làm bao tử, lòng heo nhanh sạch: Bao tử, lòng heo mua về lộn trái, lấy hết màng mỡ, sau đó cho một nắm bột mì trộn chút muối vào bóp kỹ, rửa lại bằng nước. Cuối cùng bạn dùng chanh chà xát để những gì còn sót lại sẽ ra hết, rồi xả nước thật mạnh. Với cách này ruột, bao tử heo vừa sạch và trắng.

*Luộc bao tử, lòng heo trắng và giòn: Đừng cho bao tử, lòng heo vào nồi khi nước chưa thật sôi. Trước tiên cho một chút phèn chua vào nồi nước luộc. Khi luộc phải để bao tử, lòng heo ngập nước. Vớt bao tử, lòng heo ra thả vào chậu nước lạnh có pha vài giọt chanh. Làm như thế đảm bảo ruột, bao tử heo vừa trắng vừa giòn.

Lòng heo luộc trắng và giòn

*Muốn nồi nước dùng trong: Muốn có một nồi nước dùng trong hãy chờ nước thật sôi rồi mới cho thịt, hoặc xương vào, không nên đậy kín vung. Khi nước sôi trở lại, vặn nhỏ lửa, vớt hết bọt nổi. Nướng một củ hành tím, cho vào để nước có mùi thơm.

Bạn cũng có thể cho thịt, xương vào ngay từ đầu, lúc nước còn lạnh rồi đun, với cách này chất ngọt trong thịt và xương sẽ hòa vào nước dùng. Còn nếu nước sôi rồi mới cho vào thì vị ngọt vẫn còn giữ lại trong thịt và xương.

Nếu nồi nước dùng của bạn không trong, hãy lấy một khăn vải mỏng lọc nước, sau đó đun sôi lại. Hoặc cũng có thể lấy một lòng trắng trứng, đánh cho thật nổi, đổ úp vào nồi nước dùng, các bọt trong nước dùng sẽ cuốn vào lòng trắng trứng. Khi đó bạn chỉ việc vớt hết lòng trắng trứng ra là có nồi nước dùng trong như ý.

*Cách luộc và ram thịt: Luộc thịt: Cũng giống như luộc bao tử, lòng heo bạn muốn đĩa thịt luộc trắng, dai, ngon hãy chờ nước sôi, cho vào một muỗng soup giấm chua, sau đó hãy thả thịt vào. Nếu mua phải những loại thịt dai như heo nái, muốn thịt mềm trước khi luộc bạn nhớ lấy lá đu đủ bọc kín thịt lại.

Ram thịt: Thịt thăn hay ba rọi mua về làm sạch, ướp một chút gia vị cho ngấm. Khi ram chờ cho dầu thật sôi mới thả thịt vào chiên. Lúc chiên nhớ để vàng mặt dưới rồi mới lật mặt trên xuống. Ngọn lửa phải lớn, đều. Thịt chuyển sang màu vàng cánh gián thì vặn nhỏ lửa cho vào một chút nước lọc, đậy kín, để riu riu. Dùng que nhọn xiên vào miếng thịt, thấy không có nước hồng chảy ra là được. Với cách làm này thịt sẽ ngon và mềm hơn.

3. Heo rừng nướng ngũ vị




Món heo rừng nướng ngũ vị có cách làm giống như bao món nướng khác, nhưng cái tạo sự đặc biệt chính là ở cách chọn và ướp gia vị. Đầu bếp đã khéo léo hòa quyện chúng với nhau để tạo độ ngậy, độ thơm mang lại món ăn ngon miệng, bổ dưỡng.

Nguyên liệu: Thịt sườn heo rừng 300g, rượu chát đỏ 30ml, tỏi 1 củ nhỏ, hành tím 2 củ vừa, nước tương, mật ong, dầu ăn, mỗi thứ 1 muỗng canh, cam thảo 0,02g.

Thực hiện: Thịt heo rừng tươi lấy hết sườn và để nguyên miếng lớn. Tỏi, hành tím lột vỏ bằm nhuyễn. Trộn đều hỗn hợp gồm: rượu chát, tỏi, hành tím đã bằm nhuyễn, nước tương, cam thảo, mật ong, dầu ăn trong tô sau đó cho miếng thịt heo rừng đã lấy sườn vào ướp khoảng 10 phút và trong khi ướp phải dùng quen tre nhọn xăm đều lên miếng thịt để thịt ngấm gia vị. Sau đó vớt thịt ra cho lên vỉ nướng. Để thịt heo nướng được mềm và ngon nên nướng trên bếp than lửa vừa phải và nướng đến khi thấy thịt chuyển sang màu vàng là được.

Thưởng thức: Khi thịt nướng chín thái thành miếng vừa ăn bày ra đĩa, ăn kèm cùng các loại rau thơm và chấm chao hoà chút đường.
Chao: Chao là đậu phụ được làm từ đậu nành nhưng qua phương pháp ủ cho lên men, tạo thành các bánh chao mặn, béo ngậy và là nguyên liệu của nhiều món ăn hấp dẫn, nhất là các món ăn chay.

4. Heo rừng nướng chao

Heo rừng nướng chao có cách nướng giống heo nướng ngũ vị nhưng tạo thành một món khác biệt nhờ cách ướp gia vị. Món nướng này ăn kèm cùng các loại rau thơm để tăng sự hấp dẫn. Vị thơm của rau, sả, vị bùi của mè, đậu phộng kết hợp với độ ngọt tự nhiên của thịt heo rừng tươi ngon sẽ mang đến cho bạn sự khác biệt khi thưởng thức.

Nguyên liệu: Thịt vai heo rừng 300g, chao đỏ 1miếng, sả cây 2 cây, hành tím 4 củ, tỏi 1 củ nhỏ, đường 20g, dầu ăn 1muỗng canh, mè trắng 20g, đậu phộng 30g, ớt bằm 1/2 muỗng cà phê.
Thực hiện: Thịt vai heo rừng thái miếng mỏng vừa ăn. Sả cây, hành tỏi băm nhuyễn. Trộn tất cả hỗn hợp gồm: Chao đỏ, sả bằm, tỏi, hành tím, ớt bằm, mè, dầu ăn, đường trong tô rồi cho thịt heo rừng đã thái vào ướp khoảng 5 phút. Sau đó vớt ra và trải đều lên vỉ nướng khoảng 5-7 phút là được. Bày ra đĩa và rắc đậu phộng đã rang chín, tẩy vỏ lên trên.

Thưởng thức: Món này chấm chao và ăn kèm cùng các loại rau thơm. Nên ăn nóng để thịt mềm không bị cứng và có hương vị thơm, đậm đà của các loại gia vị.
Sả cây: Sả ngoài công dụng làm thực phẩm, tạo hương thơm cho các món ăn nó còn là một dược liệu quý. Sả cây mọc theo từng khóm, rất dễ trồng và dễ tìm mua tại các chợ, siêu thị.

5. Heo rừng giả cầy

Các món ăn từ thịt heo rừng có mặt chưa lâu trong thực đơn của các nhà hàng nhưng đã nhanh chóng trở thành món ăn được ưa thích ở Việt Nam. Thịt heo rừng có thể làm được rất nhiều các món khác nhau và món giả cầy mặc dù được chế biến hơi cầu kỳ nhưng lại mang cảm giác rất lạ và ngon miệng cho người thưởng thức bởi vị ngậy của nước cốt dừa, vị thơm ,ngọt của thịt rừng, gia vị...

Nguyên liệu: Thịt heo rừng (ba rọi) 300g, đậu tương 100g, chao đỏ 1 miếng, nước cốt dừa 130ml, hành tím, sả cây 100g, củ riềng 50g, đường 20g, nước dừa 1 chén, bánh mì 1 ổ lớn.

Thực hiện: Thịt heo rừng thái miếng vuông khoảng 2cm (thái miếng phải có cả nạc, mỡ và bì), đậu tương xay nhỏ, hành tím, củ riềng và sả cây băm nhuyễn. Cho hỗn hợp gồm: đậu tương xay, hành tím, sả, riềng, đường vào nồi dầu nóng xào thơm, sau đó cho nước dừa, nước dùng (nước dùng được hầm từ xương heo trước đó) và thịt heo vào hầm khoảng 40 phút thì tiếp tục cho nước cốt dừa vào và đun sôi trở lại là được.

Thưởng thức: Món heo giả cầy ăn cùng bánh mì, món này có thể ăn thay cho bữa chính của những ngày nghỉ hay là món ăn chính trong các bữa tiệc.
 - Rất khó để phân biệt thịt lợn rừng chuẩn và thịt các loại lợn khác, bởi vì hiện nay có khá nhiều giống lợn được lai ghép với lợn rừng. Hơn nữa vì thịt lợn rừng có giá bán cao nên nhiều người bán hàng đã làm giả, hoặc lừa những khách hàng không sành sỏi bằng các loại thịt thông thường.
Để tránh việc bị “lừa” khi đi chợ mua thịt lợn rừng, mình sẽ chia sẻ với các mẹ một vài bí quyết để phân biệt. Thịt lợn rừng có da khá dày và cứng, lớp thịt nạc gần như gắn liền vào da bằng một lớp màng mỏng do lớp mỡ ở giữa cực ít hoặc không có. Da của lợn rừng sần sùi chứ không bóng như da của lợn nhà hay lợn lai. Ở lỗ chân lông của lợn rừng thường có ba sợi lông mọc chụm vào một chỗ. Thịt lợn rừng có màu nhạt hơn chứ không đỏ như thịt lợn nhà và có mùi hôi khá đặc trưng.
Lợn rừng chuẩn được nuôi thả rong, tức là người dân chỉ cho ăn rau, ngô, khoai, sắn… vào buổi sáng, còn ban ngày chúng tự tìm kiếm thức ăn trên đồi. Vì đặc điểm này nên thịt lợn rừng rất ngọt và thơm so với thịt lợn nuôi. Nấu kiểu gì thì thịt cũng rất ngọt. Bì thịt lợn rừng phải nấu trong vòng 15 – 25 phút thì mới giòn và ăn được. Chỉ cần ăn thử là lần sau chắc chắn các mẹ sẽ phân biệt được thịt lợn rừng và thịt lợn nhà.
Tuy nhiên các mẹ cũng nên chú ý một chút. Khi mua thịt lợn rừng thì các mẹ nên kiểm tra bằng cách bứt thử lỗ chân lông xem ba cái lông ấy là thật hay giả. Bởi vì hiện nay có một số cơ sở dùng thịt lợn sề để làm giả bằng cách bắn thêm lông vào. Hoặc cũng có một số nơi bán pha lẫn thịt lợn rừng và thịt lợn lửng (lai giữa lợn rừng và lợn nhà). Loại thịt lợn lửng này vẫn có 3 lông chụm lại, nhưng thịt mềm và bì nhão.

Thịt lợn rừng (Ảnh minh họa)


















Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .