Chuyển đến nội dung chính

CÂY CỎ VIỆT NAM

01.Ageratum conyzoides(Cây cứt lợn)

 

Cây cứt lợn
Starr 040209-0126 Ageratum conyzoides.jpg
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Asterales
Họ (familia): Asteraceae
Chi (genus): Ageratum
Loài (species): A. conyzoides
Tên hai phần
Ageratum conyzoides
L.
Cứt lợn hay còn gọi là cây hoa ngũ sắc, cây hoa ngũ vị, cỏ hôi (tên khoa học Ageratum conyzoides, Ageratum conycoides L., Ageratum obtusifolium Lam., Cacalia mentrasto Vell.) là một loài cây thuộc họ Cúc. Cây thường được dùng như một loài cây thuốc.
Đôi khi hoa xuyến chi, một cây thuộc họ Cúc khác, cũng được gọi là cứt lợn.

02.Lantana camara(Bông ổi)

 

Bông ổi
Hoa và lá
Hoa và lá
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Lamiales
Họ (familia): Verbenaceae
Chi (genus): Lantana
Loài (species): L. camara
Tên hai phần
Lantana camara
L., 1753
Tên đồng nghĩa
  • Lantana aculeata L.
  • Lantana tiliifolia auct. non Cham.

 Cây bông ổi (danh pháp hai phần: Lantana camara), còn gọi là trâm ổi, hoa ngũ sắc, trâm hôi, cây hoa cứt lợn, tứ thời, tứ quý (tên gọi tại vùng Quảng Bình) là một loài thực vật thuộc họ Cỏ roi ngựa (Verbenaceae).

 Cây có nguồn gốc từ các nước Trung Mỹ, sau phổ biến khắp vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam cây được trồng làm cảnh hoặc mọc dại.

  03.Mimosa pudica L.(Cỏ trinh nữ)

 

Cỏ trinh nữ
Lá và hoa cây trinh nữ (Mimosa pudica)
Lá và hoa cây trinh nữ (Mimosa pudica)
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Rosids
Bộ (ordo): Fabales
Họ (familia): Fabaceae
Phân họ (subfamilia): Mimosoideae
Tông (tribus): Mimoseae
Chi (genus): Mimosa
Loài (species): M. pudica
Tên hai phần
Mimosa pudica
L.

  Cây trinh nữ hay cây xấu hổ, cây mắc cỡ, cây thẹn, hàm tu thảo (danh pháp hai phần: Mimosa pudica L.) là một loại cây thảo mọc bò trên mặt đất.

 Trinh nữ là cây cỏ nhỏ có gai, mọc rà ở đất, lá bẹ có rìa lông. Khi bị đụng đến và lúc về đêm thì lá xếp lại. Hoa hình đầu tròn, có màu hồng, quả có lông, rụng thành từng đốt. Cây có tính an thần, giúp dễ ngủ. Cây trinh nữ có nguồn gốc ở Brasil.

  04.Bidens pilosa(Xuyến chi)

Xuyến chi
Xuyến chi (Bidens pilosa)
Xuyến chi (Bidens pilosa)
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Asterales
Họ (familia): Asteraceae
Chi (genus): Bidens
Loài (species): B. pilosa
Tên hai phần
Bidens pilosa
L., 1753
Xuyến chi (danh pháp hai phần: Bidens pilosa) là một loài thực vật có hoa thuộc chi Bidens, họ Cúc (Asteraceae).
Ở một số nơi trên thế giới, người ta coi xuyến chi là nguồn thực phẩm và là cây thuốc.[1] Ví dụ, ở vùng hạ Sahara thuộc châu Phi, mầm cây và lá non được dùng như một loại rau, ở dạng tươi và khô.
Trong tiếng Việt, đôi khi có sự nhầm lẫn hoa này với hoa cứt lợn

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/4/4a/Bidens_pilosa_(5).JPG

 05.Pandanus odoratissium(dứa dại)

 Cũng như các cây cỏ khác, dứa dại còn gọi là dứa gỗ, dứa gai… tên khoa học là Pandanus odoratissium L.F. thuộc họ Dứa dại Pandaceae. Là loại cây mọc hoang ở nhiều vùng trong nước ta, trên các bãi cát ẩm, dọc ven bờ suối, bờ sông ngòi.

Đông y dùng dứa dại làm thuốc từ lâu đời từ những lá hay rễ dứa hoặc quả dứa, hạt quả. Lá dứa dại có vị đắng cay, thơm với công năng sát khuẩn, hạ nhiệt làm long đờm, lợi niệu. Rễ dứa dại được sử dụng làm thuốc nhiều hơn, có vị ngọt nhạt, tính mát, công hiệu lương huyết, lợi tiểu, tiêu độc, trừ đàm, phát hãn (ra mồ hôi), nên dùng trị cảm mạo, phát sốt, viêm thận, thủy thũng, viêm đường tiết niệu, viêm gan, xơ gan cổ trướng, viêm kết mạc mắt. Ngoài ra còn dùng quả dứa dại trị lỵ, ho, hạt quả trị viêm tinh hoàn hay trĩ…
 http://baokhanhhoa.com.vn/dataimages/201212/original/images796489_cay_dua_dai.jpg

 

Cách sử dụng quả Dứa Dại

Khách tham quan Yên Tử, Hương Tích... thường được mời mua quả dứa dại khô về làm thuốc. Vị thuốc này có thể chữa nhiều chứng bệnh như tiểu tiện bất lợi, lỵ, say nắng... Không chỉ quả mà cả lá, rễ và hoa của cây dứa dại cũng có tác dụng trị bệnh.

Dứa dại (còn gọi là dứa gai, dứa gỗ) thường mọc hoang hoặc được trồng để làm hàng rào. Theo y học cổ truyền, tác dụng dược lý của từng bộ phận như sau:

 1. Lá non: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng tán nhiệt độc, lương huyết, cầm máu, sinh cơ; được dùng để chữa các chứng bệnh như sởi, ban chẩn, nhọt độc, chảy máu chân răng...

- Chữa viêm loét cẳng chân kinh niên: Dùng đọt non dứa dại và đậu tương giã nát, đắp vào tổn thương.

- Chữa các vết loét sâu gây thối xương: Dùng đọt non dứa dại giã đắp để hút mủ.

- Thanh tâm giải nhiệt, chữa bồn chồn, tay chân vật vã không yên: Dùng đọt non dứa dại 2 lạng ta, xích tiểu đậu 1 lạng ta, đăng tâm thảo 3 con, búp tre 15 cái sắc uống.

- Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu: Đọt non dứa dại 15-20 g sắc uống.

2. Hoa: Vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trừ thấp nhiệt, chỉ nhiệt tả, được dùng để chữa các chứng bệnh như sán khí (thoát vị bẹn hoặc thoát vị bìu, đau từ bìu lan lên bụng dưới), lâm trọc (đái buốt, đái đục), tiểu tiện không thông, đối khẩu sang (nhọt mọc ở gáy chỗ ngang với miệng), cảm mạo...
- Chữa ho do cảm mạo: Dùng hoa dứa dại 4-12 g sắc uống.


3. Quả: Có công dụng bổ tỳ vị, cố nguyên khí, chế phục cang dương (khí dương không có khí âm điều hòa, bốc mạnh lên mà sinh bệnh), làm mạnh tinh thần, ích huyết, tiêu đàm, giải ngộ độc rượu, làm nhẹ đầu, sáng mắt, khai tâm, ích trí... Nó được dùng để chữa nhiều chứng bệnh như sán khí, tiểu tiện bất lợi, đái đường, lỵ, trúng nắng, mắt mờ, mắt hoa,viêm gan,sơ gan giai đoạn đầu....

- Chữa lỵ: Dùng quả dứa dại 30-60 g sắc uống.

- Chữa chứng mờ mắt, nhặm mắt: Quả dứa dại ngâm mật ong uống liền trong một tháng.

- Say nắng: Hoa hoặc quả dứa dại sắc uống.

- Đái buốt, đái rắt, đái đục: Quả dứa dại khô 20-30 g thái vụn, hãm uống thay trà trong ngày.

Trị sỏi thận, sạn thận, sỏi bàng quang, hoặc sau khi đã tán sỏi, cần loại sỏi ra ngoài: quả dứa dại, rửa sạch, ngâm cho mềm, để ráo nước bổ nhỏ, thái phiến, sao vàng, cùng với  kim tiền thảo, mỗi vị 20g, sắc uống, ngày một thang, uống nhiều ngày cho đến khi hết sỏi.

4. Rễ: Vị ngọt, tính mát, có công dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), giải nhiệt (hạ sốt), chữa các chứng bệnh như cảm mạo, sốt dịch, viêm gan, viêm thận, viêm đường tiết niệu, phù thũng, đau mắt đỏ, thương tổn do chấn thương.

- Chữa phù thũng, cổ trướng: Rễ dứa dại 30-40 g phối hợp với rễ cỏ xước 20-30 g, cỏ lưỡi mèo 20-30 g sắc uống.

- Chữa chấn thương: Rễ dứa dại tươi không kể liều lượng, giã nát đắp...
Theo - Sức Khỏe & Đời Sống


06.Trianthema portulacastrum L. (Cây Cỏ tam khôi)


Trianthema portulacastrum
Phân loại khoa học
Anh: Plantae
(Unranked): Thực vật hạt kín
(Unranked): Eudicots
(Unranked): Cốt lõi eudicots
Theo: Caryophyllales
Gia đình: Aizoaceae
Chi: Trianthema
Loài: T. portulacastrum
Nhị thức tên
Trianthema portulacastrum
L.

Sam biển
Sam biển, Cây dầu dầu, Cỏ tam khôi - Trianthema portulacastrum L., thuộc họ Sam biển - Aizoaceae.
Mô tả: Cây mập, rất nhẵn, nhỏ hoặc mọc bò dài và đâm rễ ở các mấu. Lá mọc đối, không cuống, ôm thân, dày, gần như hình trụ hoặc hình trái xoan ngược ngọn giáo dài 2-4cm, tù ở đỉnh, màu xanh hay tía, một lớn một nhỏ ở mỗi cặp. Hoa mọc đơn độc như là chôn trong nách cuống lá, không cuống, màu hồng nhạt hay trắng lục, có 10-20 nhị; 1 vòi. Quả nang, hình trái xoan thuôn, nứt ngang về phía gốc. Hạt hình thận mắt chim, đường kính cỡ 1mm, hơi có vạch.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Trianthemae Portulacastri.
Nơi sống và thu hái: Loài của các nước nhiệt đới châu Á, châu Đại dương. Ở nước ta, cây mọc phổ biến trong các cồn cát, dọc đường đi, ruộng, rẫy nhất là ở vùng ven biển.
Thành phần hoá học: Cây chứa saponin và các alcaloid punaruavin (0,01% ở phần cây khô trên mặt đất) và trianthemin.
Tính vị, tác dụng: Lá có tác dụng lợi tiểu. Rễ có vị đắng; gây viêm chảy, làm sổ thai.
Công dụng: Cây dùng ăn tươi hay nấu chín, nhất là trong mùa nóng như là loại rau giải nhiệt. Người ta cũng dùng cây chế bột làm thuốc xổ nhẹ.
Ở Ấn Độ, lá của thứ trắng dùng trị thuỳ thũng và phù do những nguyên nhân khác nhau; trong trường hợp cổ trướng do gan, viêm màng bụng, thận. Rễ giã ra bột dùng trị mất kinh.
 
 07.Eclipta alba(Cỏ mực)

Cỏ mực
Eclipta prostrata W IMG 2239.jpg
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Asterales
Họ (familia): Asteraceae
Chi (genus): Eclipta
Loài (species): E. alba
Tên hai phần
Eclipta alba
Hassk.
 Cỏ mực hay cỏ nhọ nồi, hàn liên thảo (danh pháp hai phần: Eclipta alba Hassk., đồng nghĩa: Eclipta prostrata L.) là một loài thực vật có hoa thuộc Họ Cúc (Asteraceae ).

Cỏ mực và tác dụng chữa bệnh

Theo Ðông y, cỏ mực vị chua ngọt, tính mát, có tác dụng bổ thận, mạnh xương, đen tóc, mát gan, cầm máu, giải độc, chống viêm và chống dị ứng. Cỏ mực còn gọi là cỏ nhọ nồi (vì nước vắt cỏ mực màu đen). Đây là loại cỏ hoang dại, mọc ở mọi nơi như: ven đường, bờ mương, bờ ruộng, bờ ao, trong vườn…


Cây cỏ mực chữa được rất nhiều bệnh.
Để chữa chứng chảy máu mũi đêm ngày không dứt, y thư cổ Nam dược thần hiệu khuyên lấy cỏ mực giã nát, đắp vào giữa mỏ ác và trên trán.
Cỏ mực (rau mực) có tên khoa học là Eclipta alba Hassk, thuộc họ cúc Asteraceae. Gọi là cỏ mực vì khi vò nát có nước chảy ra như mực đen. Người ta còn gọi nó là cây nhọ nồi, dễ gây nhầm lẫn với vị thuốc nhọ nồi lấy từ nồi chảo. Tên chữ Hán là hạn liên thảo (cây có đài quả như sen).
Cỏ mực tính lạnh, vị ngọt chua, không độc, có tác dụng lương huyết (mát huyết), cầm máu, thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, làm đen râu tóc. Chủ trị: xuất huyết nội tạng (chảy máu dạ dày, tiêu tiện ra máu, thổ huyết do lao, rong kinh), kiết lỵ, viêm gan mạn, chấn thương sưng tấy lở loét, mẫn ngứa, (uống trong, rửa ngoài).
Sách Thần nông bản thảo gọi cỏ mực “là thuốc cầm máu nổi tiếng”. Sách Đường bản thảo viết, người bị chảy máu dữ dội dùng cỏ mực đắp sẽ cầm, bôi nước lên đầu thì tóc sẽ mọc lại nhanh chóng. Điền nam bản thảo cho rằng, rau mực làm chắc răng, đen tóc chữa khỏi 9 loại trĩ. Bản kinh (ra đời cách đây 2000 năm) viết: “Máu chảy không cầm, đắp rau mực cầm ngay”.
Kỵ dùng cỏ mực khi có âm hư không có nhiệt, tỳ vị hư hàn tiêu chảy. Ngày nay, vị thuốc này được dùng  nhiều trong điều trị sốt xuất huyết muỗi truyền, ung thư và nhiều bệnh khác.
Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của cỏ mực và nhận thấy nó có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung. Cỏ mực không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.

Một số bài thuốc

Thổ huyết và chảy máu cam: Dùng cỏ mực cả cành và lá tươi giã lấy nước để uống.
Tiêu ra máu: Cỏ mực nướng trên miếng ngói sạch cho khô, tán bột. Mỗi lần dùng 2 chỉ (8g) với nước cơm (Gia tàng kinh nghiệm phương).
Tiểu ra máu: Cỏ mực, mã đề 2 vị bằng nhau, giã lấy nước ngày uống 3 chén lúc đói (Y học chân truyền). Hoặc nấu cháo cỏ mực (100 g) với 3 lát gừng.
Trĩ ra máu: Một nắm cỏ mực để nguyên rễ, giã nhuyễn, cho vào 1 chén rượu nóng, thành dịch đặc vừa uống trong, vừa đắp bã ngoài (Bảo thọ đường phương).
Chảy máu dạ dày-hành tá tràng: Cỏ mực 50 g, bạch cập 25 g, đại táo 4 quả, cam thảo 15g sắc uống, ngày 1 thang chia làm 2 lần.
Vết đứt chém nhỏ chảy máu: Một nắm cỏ mực sạch nhai hoặc giã nhuyễn đắp lên vết thương.
Chữa râu tóc bạc sớm: Cỏ mực với lượng tùy dùng, rửa sạch, nấu cô đặc thành cao rồi cho nước gừng, mật ong với lượng vừa phải, cô lại lần nữa. Cho vào lọ, khi dùng lấy 1-2 thìa canh hòa nước đun sôi còn ấm hoặc cho ít rượu gạo để uống. Ngày 2 lần, cao này có tác dụng bổ thận, ích tinh huyết.
Hoặc: Cỏ mực 1-2 kg, cho vào nước ép lấy dịch đặc trộn với bột nữ trinh tử đã được chế sẵn như sau: nữ trinh tử 300-1.000 g ngâm rượu 1 ngày, bóc vỏ, rang khô tán bột. Viên hoàn bằng mật ong. Mỗi lần uống 10 g. Ngày uống 3 lần với rượu gạo hâm nóng. Hoàn này bổ can thận, xanh đen râu tóc, khỏi đau lưng gối (Nữ trinh tử không phải trinh nữ tử).
Chữa di mộng tinh (do tâm thận nóng): Cỏ mực sấy khô, tán bột. Uống ngày 8 g với nước cơm, hoặc sắc cỏ mực để uống ngày 30 .
Rong kinh: Nếu nhẹ, lấy cỏ mực tươi giã vắt lấy nước cốt uống hoặc cỏ mực khô sắc nước uống. Nếu huyết ra nhiều, cần phối hợp thêm trắc bá diệp hoặc cây huyết dụ…
Trẻ tưa lưỡi: Cỏ mực tươi 4 g, lá hẹ tươi 2 g giã nhuyễn, lấy nước cốt hòa mật ong chấm lên lưỡi cách 2 giờ 1 lần.

Cỏ mực chữa sốt xuất huyết

Viện Đông y cùng bệnh viện quận Đống Đa từng dùng cỏ mực chống dịch sốt xuất huyết muỗi truyền vào năm 1969, với 230 bệnh nhân nội trú, kết quả khỏi bệnh 99,6%. Viện Quân y 13, quân khi 5 cũng dùng mấy bài thuốc Nam dạng xiro có thành phần cỏ mực để chữa bệnh này, đem lại hiệu quả cao.
Ngoài việc thanh can nhiệt, dưỡng thận âm, tác dụng cầm máu của cỏ mực đã được nghiên cúu tổng kết qua lâm sàng bệnh sôta xuất huyết và trong phòng thí nghiệm, mở ra cách giải thích cơ chế tác dụng cầm máu. Do vậy, cần bảo lưu vai trò của cỏ mực trong phương pháp chữa sốt xuất huyết vì chảy máu là một trong 2 yếu tố gây tử vong lớn nhất trong bệnh này.
Ngoài ra, theo tài liệu của Trung Quốc, cỏ mực đã được dùng để chữa ung thư các loại (phối hợp với những vị khác) như ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng. Trong đó, để chữa ung thư họng, chỉ dùng mỗi vị cỏ mực 50 g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống.

08.  Euphorbia thymifolia Burm. (Cây Cỏ Sữa Lá Nhỏ)

Tên
Tên khác: 
Cỏ sữa đất, Vú sữa đất, Cẩm địa, Thiên căn thảo, Nhạ nậm mòn, Chạ cam (Tày), Nhả mực nọi (Thái).
Tên khoa học: 
Euphorbia thymifolia L.
Họ: 
Thầu dầu (Euphorbiaceae)
Tên nước ngoài: 
thyme-leaved spurge, thymifoliar euphorbia (Anh), euphorbe a feuilles de thym rougette (Pháp).
Mẫu thu hái tại: 
huyện Eakar - Tỉnh Đăk Lăk, ngày 25/04/2010.
Số hiệu mẫu: 
CSLN2504, được lưu tại Bộ môn Thực Vật – Khoa Dược. Được so với mẫu số: 2968 của Viện Sinh Học Nhiệt Đới Tp. Hồ Chí Minh.
Cỏ rất nhỏ mọc tỏa rộng trên mặt đất, sống hàng năm, có nhựa mủ trắng. Thân mảnh màu xanh phớt đỏ tím, lóng ngắn, mấu phình to, có lông trắng, tiết diện tròn. đơn, mọc đối, phiến hình bầu dục hoặc gần tròn, dài 0,3-0,6 cm, rộng 0,3-0,4 cm, mép lá có răng cưa nhọn, màu đỏ tím mặt trên đậm hơn mặt dưới, mặt dưới có lông trắng, 3 gân chính nổi rõ. Cuống lá ngắn, màu đỏ tím, dài 0,1 cm. 2 lá kèm dạng vẩy tam giác màu đỏ tím nằm giữa hai cuống lá mọc đối, tồn tại. Cụm hoacyathium tụ thành chùm ở nách lá hoặc ngọn cành. Hoa đều, đơn tính. Cuống cyathium màu đỏ có lông trắng, dài 0,1-0,2 cm, mọc ở nách lá, thuôn dài 1-1,5 mm, màu xanh phớt tím, có lông trắng. Tổng bao lá bắc hình chuông bên trên có 4 thùy hình tai bèo có gai nạc, màu hồng hay đỏ tím. Có 4 tuyến nhỏ hình trái xoan màu đỏ nhung nằm trên miệng tổng bao ở mặt trong trước 4 lá bắc. Hoa đực trần, 4 hoa đực là 4 nhị xen kẽ với 4 lá bắc tổng bao; cuống hoa màu trắng, nhẵn mọng nước, dài 0,5-1 mm, phía trên mang chỉ nhị rất ngắn màu hồng. Bao phấn hình cầu, màu đỏ, 2 ô, đính đáy, nứt ngang, hạt phấn rời, màu vàng, hình cầu kiểu 3 rãnh-ora, đường kính 27,5-30 µm. Hoa cái trần ở giữa cyathium, đính trên cuống màu đỏ có lông, dài 0,1-0,2 cm, thò ra khỏi cyathium; 3 lá noãn tạo bầu màu đỏ hình bầu dục có 3 cạnh, mặt ngoài có lông trắng, 3 ô, mỗi ô 1 noãn đính trung trụ; 3 vòi nhụy rời, ngắn, màu hồng, đầu nhụy chẻ đôi, uốn cong. Quả nang tự mở thành 3 mảnh vỏ; quả hình trụ thuôn ở đỉnh, có 3 cạnh dài 0,1-0,15 cm, mỗi cạnh thắt lại ở giữa các hạt, màu xanh pha đỏ tím, có lông trên các góc của quả. Hạt hình bầu dục dài 1mm, vỏ hạt sần sùi màu đỏ.

Hoa thức và Hoa đồ: 
Tiêu bản:
Đặc điểm giải phẫu: 
Rễ
Vi phẫu tiết diện tròn. Bần dày gồm nhiều lớp bị bong tróc rất nhiều. Mô mềm nhiều lớp tế bào hình bầu dục, kích thước khác nhau, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2 liên tục, vách dày ở các lớp ngoài, tế bào hình đa giác kích thước không đều vách uốn lượn xếp thành từng dãy. Gỗ 2 chiếm tâm. Mạch gỗ đa giác tròn, kích thước không đều, phân bố đều trong vùng mô mềm gỗ. Mô mềm gỗ bao quanh mạch kích thước nhỏ, mô mềm gỗ hóa sợi tế bào đa giác kích thước gần đều, xếp thành dãy xuyên tâm. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào hình chữ nhật đứng không đều, hóa gỗ ở phần gỗ; tuy nhiên, trên vi phẫu thường có 1 dãy tia gỗ vách cellulose.
Thân
Vi phẫu tiết diện tròn. Các mô gồm: Biểu bì tế bào hình bầu dục nằm, vách dày, kích thước gần đều, cutin mỏng, lông che chở đa bào. Mô dày góc1 lớp tế bào bầu dục, kích thước đều, xếp thành dãy đồng tâm. Mô mềm 5-6 lớp tế bào hình bầu dục to hơn biểu bì, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Trụ bì hóa sợi thành từng cụm, tế bào hình đa giác uốn lượn, kích thước không đều. Ống nhựa mủ nằm xen với các đám sợi trụ bì, hình dạng và kích thước giống với tế bào mô mềm có kích thước to, vách dày khoang rộng chứa nhựa mủ hoặc vách rất dày khoang hẹp không thấy nhựa mủ (nhìn sáng hơn so với tế bào mô mềm). Libe 1 tế bào hình đa giác, vách uốn lượn, xếp thành từng cụm. Libe 2 liên tục, tế bào hình đa giác, vách uốn lượn. Mạch gỗ 2 hình đa giác tròn hoặc tròn, kích thước không đều, phân bố đều trong vùng mô mềm gỗ; mô mềm gỗ bao quanh mạch. Mô mềm gỗ hóa sợi, tế bào hình chữ nhật, kích thước không đều, xếp thành dãy. Gỗ 1 hình đa giác tròn xếp thành dãy từ 2-3 mạch phân bố đều quanh tủy. Mô mềm tủy đạo tế bào đa giác tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Tinh bột nhiều trong mô mềm tủy và vỏ.

Gân giữa: Vi phẫu mặt dưới hơi lồi, mặt trên phẳng. Biểu bì trên và dưới giống nhau, tế bào hình chữ nhật hay bầu dục nằm kích thước không đều, vách dày, cutin mỏng. Dưới biểu bì trên là mô mềm giậu 1 lớp tế bào thuôn dài. Trên biểu bì dưới 1-2 lớp mô dày tròn, tế bào đa giác kích thước không đều. Mô mềm 3-4 lớp tế bào đa giác tròn, kích thước gần đều. Bó dẫn nhỏ với gỗ ở trên libe ở dưới; libe tế bào đa giác, vách uốn lượn; mạch gỗ tế bào hình đa giác nhỏ. Bó dẫn được bao (phía gỗ) bởi 1 lớp tế bào mô mềm kích thước to có lục lạp và nhiều tinh bột. Ống nhựa mủ rải rác trong mô mềm giậu và mô mềm, hình tròn nhỏ, kích thước đều, vách dày.
Phiến lá: Tế bào biểu bì trên và dưới giống biểu bì gân giữa, cutin mỏng, lỗ khí ít ở cả 2 biểu bì. Mô mềm giậu 1 lớp tế bào thuôn dài xếp khít nhau. Mô mềm khuyết 4-5 lớp tế bào đa giác tròn, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Bó gân phụ nằm rải rác. Bó gân phụ có cấu trúc tương tự như bó gân chính nhưng ít libe gỗ hơn và được bao quanh bởi 1 vòng tế bào mô mềm kích thước to có lục lạp.
Đặc điểm bột dược liệu: 
Bột toàn thân có màu xanh đậm, thể chất tơi thô, không có mùi, có vị hơi đắng gồm các thành phần sau: Lông che chở đa bào riêng lẻ hay được mang bởi mảnh biểu bì thân. Mảnh biểu bì lá vách uốn lượn mang lỗ khí kiểu hỗn bào và mảnh biểu bì thân vách thẳng không mang lỗ khí. Mảnh vỏ hạt tế bào đa giác, có màu vàng đậm. Mảnh mô mềm tế bào hình chữ nhật chứa tinh bột. Sợi riêng lẻ hoặc thành bó. Mảnh mạch vạch. Hạt phấn hoa hình cầu, màu vàng, đường kính 27,5-30 µm.
Phân bố, sinh học và sinh thái: 
Chi Euphorbia có khoảng 650 loài phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới ẩm. Ở Việt Nam, có khoảng 20 loài mọc rải rác khắp các tỉnh đồng bằng, ven biển, hải đảo, trung du, miền núi. Cây ưa sáng, ưa ẩm. Ra hoa kết quả quanh năm, chủ yếu vào mùa hè thu (tháng 5-10).
Bộ phận dùng: 
Toàn cây (Herba Euphorbiae thymifoliae), thu hái vào mùa hè, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học: 
Trên mặt đất: epitaraxerol, quercetin, 3 β - galactosid alcol. Thân lá: flavonoid (cosmosiin). Rễ: alkaloid (cymol, carvacrol, limonen, sesquiterpen), acid salicylic.
Tác dụng dược lý - Công dụng: 
Tác dụng kháng khuẩn: cao lỏng 1/20-1/40 có tác dụng ức chế sinh sản của trực khuẩn lỵ Shigella flexneri, S. sonneu, S. shigae. Tác dụng ngưng kết hồng cầu: nhựa cây có tác dụng này. Tác dụng hạ đường huyết: Ở thỏ, cơ chế là khuếch tán sự giải phóng insulin. Kích ứng niêm mạc, độc với cá và chuột.
Toàn cây chữa lỵ trực khuẩn, chữa tiêu chảy phân xanh ở trẻ nhỏ, mụn nhọt, phụ nữ băng huyết, ít sữa hoặc tắc sữa.

09.Euphorbia hirta(Cỏ sữa lá lớn)

co sua la lon Cỏ sữa lá lớn

Tên khoa học:

Euphorbia hirta L. hay Euphorbia pilulifera L., họ Thầu dầu (Euphobiaceae).
Cây mọc hoang khắp nơi trong nước ta.

Bộ phận dùng:

Toàn cây bỏ rễ.

Thành phần hoá học chính:

Nhựa mủ trắng, β-sitosterol, alcaloid.

Công dụng:

Chữa lỵ trực trùng.

Cách dùng, liều lượng:

Dùng 10-20g mỗi ngày, dạng thuốc sắc, dùng kết hợp với các vị thuốc khác.

 http://keys.trin.org.au/key-server/data/0e0f0504-0103-430d-8004-060d07080d04/media/Images/Zich633_2.JPG

10.Lan tổ điểu(Asplenium antiquum)

Asplenium antiquum
Asplenium antiquum - Botanischer Garten Freiburg - DSC06284.jpg
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Pteridophytes
Ngành (divisio): Pteridophyta
Lớp (class): Polypodiopsida
Bộ (ordo): Polypodiales
Họ (familia): Aspleniaceae
Chi (genus): Asplenium
Loài (species): A. antiquum
Tên hai phần
Asplenium antiquum

Cây Lan tổ điểu danh pháp khoa học Asplenium antiquum là một loài dương xỉ thuộc nhóm dương xỉ tổ chim. Gần gũi với nó là loài Asplenium nidus phân bổ rộng rãi tại các khu rừng nhiệt đới. Lan tổ điểu được dùng làm cảnh nhiều tại các nước Châu Âu và Hoa Kỳ.

Cây Tổ Chim

12/10/2010 Biên tập viên.
Tên Việt nam: Cây Tổ Chim(Ráng ổ phung, tổ điểu)
Họ tổ chim (Aspleniaceae)
Tên Khoa học: Asplenium nidus L.


Nguồn gốc: Cây có nguồn gốc từ Ấn Độ, đảo Sandwich, Maurice và các rừng nhiệt đới châu Á khác ( Ấn độ, Nam Nhật bản, Nam Trung quốc, Madagasca và Australia), mọc rất phổ biến nên dễ thu hái.
Đặc điểm: Cây sống phụ trên vỏ các cây gỗ lớn trong rừng ẩm khắp nước ta. Cây có thân rễ ngắn, gốc có rễ chùm dày đặc, ken lại thành búi lớn ở dưới đám lá, làm cho cây vừa bám chặt vào giá thể, vừa tích tụ được mùn để nuôi cây. Lá nguyên có cuống rất ngắn, dày, phủ nhiều vẩy dài ở gốc. Phiến lá dày, thuôn hình giáo rộng, màu lục nhạt, mép nguyên, gân giữa lồi cao, gân bên sát nhau hợp lại ở gần mép lá. Lá xếp dạng hoa thị. Lá già ở ngoài, xoè ra như một tổ chim. Ổ bảo tử dạng vạch, mỏng, màu nâu vàng, xếp chéo góc với thân chính, song song với gân phụ, chiếm phần giữa lá ở mặt dưới.  Cây có dáng đặc sắc, mọc khoẻ, có thể hái cả cụm dày bó áp sát vào cây gỗ ở vườn hay công viên. Cây dễ trồng, đặc trưng cho cảnh rừng nhiệt đới đôi khi cây được gây trồng trong các chậu, treo cao trên giàn làm cây trang trí.








11.Herba Epimedii(Epimedium)(Dâm dương hoắc)

Chi Dâm dương hoắc
Epimedium grandiflorum
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
Bộ (ordo): Ranunculales
Họ (familia): Berberidaceae
Chi (genus): Epimedium
L.

 

Chi Dâm dương hoắc (danh pháp khoa học: Epimedium) là một chi thực vật thuộc Họ Hoàng mộc. Chi này có khoảng 63 loài. Phần lớn các loài là loài đặc hữu của miền nam Trung Quốc, với một số loài phân bố xa tận châu Âu[1]. Chi này có một số loài dâm dương hoắc có tính chất kích thích tình dục và được sử dụng làm thuốc.

Các loài

Khoảng 63 loài, gồm:

Tác dụng làm thuốc

Cây này có nhiều loài khác nhau đều được dùng làm thuốc. Có thể: Lấy kéo cắt hết gai chung quanh biên lá, cắt nhỏ như sợi tơ to, rây sạch mảnh vụn là dùng được. Hoặc dùng rễ và lá, cắt hết gai chung quanh rồi dùng mỡ dê, đun cho chảy ra, gạn sạch cặn, cho Dâm dương hoắc vào, sao qua cho mỡ hút hết vào lá, lấy ra ngay, để nguội là được. Hoặc rửa sạch, xắt nhỏ, phơi khô, sao qua. Có thể tẩm qua rượu rồi sao qua càng tốt.
Tác dụng:
  • Lợi tiểu tiện, ích khí lực, cường chí (Bản Kinh).
  • Kiện cân cốt, tiêu loa lịch (Danh Y Biệt Lục).
  • Bổ yêu tất (bổ lưng, gối), cường tâm lực (làm mạnh tim) (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
  • Bổ Thận hư, tráng dương (Y Học Nhập Môn).

Tổng quan về cây dược thảo quý DÂM DƯƠNG HOẮC

Cây Dâm dương hoắc lá hình tim.
1. Tên gọi, nguồn gốc, phân loại và đặc điểm tự nhiên:
Dâm dương hoắc , tên thường gọi là Epimedium (Tên Latin là Herba Epimedii; tên tiếng Hoa: yin yang huo- 仙灵脾/淫羊藿) là cây thân thảo, cao khoảng 0.5 - 0.8m có hoa, cuống dài. Cây này có nhiều loài khác nhau như Dâm dương hoắc lá to (Epimedium macranthum Morr et Decne), Dâm dương hoắc lá hình tim (Epimedium brevicornu Maxim), Dâm dương hoắc tá mác (Epimedium sagittum(Sieb et Zucc) Maxim), tất cả các loại trên đều được sử dụng trong y học cổ truyền với tác dụng bổ thận tráng dương giành cho nam giới. Tương truyền cây này trước đây được người dân cho dê đực ăn, thì sau đó dê đực có khả năng giao phối với dê cái rất nhiều lần trong ngày, từ đó cây được đặt tên là Dâm dương hoắc.
Dâm dương hoắc phân bố chủ yếu ở miền rừng núi và có rất nhiều ở Trung Quốc, đây là cây thích hợp mọc ở vùng có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam, cây này xuất hiện tại các vùng núi cao biên giới giáp ranh với Trung Quốc, đặc biệt là ở Sapa.
Thành phần hóa học chủ yếu gồm: icariin; Benzen; Linoleic acid; Tannin; Oleic acid; Vitamin E; Acid palmitic; Flavonoids; Sterols.  

Từ lâu người dân Trung Quốc đã sử dụng Dâm dương hoắc để làm giảm căng thẳng và mệt mỏi cho nam giới, họ thường dùng 100-200g nước sắc (10 lần liều lâm sàng hiện đại thông thường) của Dâm dương hoắc với rượu vang đỏ và mực để giúp cơ thể đỡ mệt mỏi và thiếu sức. Ngoài ra, dịch chiết Dâm dương hoắc còn có tác dụng kích dục mạnh.
Dâm dương hoắc
có vị cay ngọt, tính bình (Dược tính luận) đi vào kinh can, thận (Trấn an Bản thảo, Trung dược học).

Theo YHC, Dâm dương hoắc có tác dụng bổ thận tráng dương, khu phong trừ thấp. Chủ trị các chứng liệt dương, vô sinh, phong hàn thấp tý, bán thân bất toại.
-   Sách Bản kinh: "chủ âm nuy tuyệt thương, cân trung thống, lợi tiểu tiện, ích khí lực, cường chí ".
-   Sách Nhật hoa tử bản thảo: "trị phong lãnh lão khí, bổ yêu tất cường tâm lực, trượng phu tuyệt dương bất khởi, nữ nhân tuyệt âm vô tử, gân cốt rung giật, chân tay tê dại."
Một số bài thuốc có dâm dương hoắc:
  • Ấm thận tráng dương: Trong trường hợp thận dương suy kém, lưng đau, liệt dương, đái dắt, không nhịn được, dùng rượu thuốc Dâm dương hoắc gồm Dâm dương hoắc 1.000g, rượu trắng 10 lít. Ngâm trong 1 tháng. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml. Trị liệt dương, bán thân bất toại. Hoặc dùng thịt dê hầm Dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 25g, thịt dê 200g. Cho chút rượu khuấy trộn đều, thêm muối hầm chín nhừ, thêm gừng, hành, gia vị ăn. Dùng cho các trường hợp nam giới thiểu năng sinh dục, tinh trùng ít, hoạt lực kém, liệt dương di tinh; người cao tuổi có thể suy nhược đau lưng mỏi gối, yếu tay chân.
  • Trừ thấp giảm đau: Đau các khớp xương do phong thấp hoặc hàn thấp, chân tay co quắp tê cứng: Dâm dương hoắc 20g, uy linh tiên 12g, thương nhĩ tử 8g, quế chi 8g, xuyên khung 8g. Sắc uống. Ngoài ra có thể dùng rượu Dâm dương hoắc huyết đằng: Dâm dương hoắc 30g, ba kích 30g, kê huyết đằng 30g, rượu 1.000ml, đường phèn 60g, ngâm sau 7 ngày thì dùng. Dùng cho các trường hợp phong thấp đau nhức xương khớp, đau lưng, đau mỏi toàn thân.
  • Chữa viêm phế quản, hen suyễn: Dâm dương hoắc tán mịn 6g. Uống với nước sắc Dâm dương hoắc 20g. Dùng cho các trường hợp viêm khí phế quản mạn tính, hen suyễn dài ngày.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh, lo âu: Dâm dương hoắc 15g, bách hợp 15g, tiểu mạch 30g, đại táo 20g, cam thảo 6g. Sắc uống trong ngày. Dùng cho phụ nữ thời kỳ mãn kinh, đau lưng, mỏi mệt, hốt hoảng, lo âu.

Kiêng kỵ: Người âm hư hoả vương, chứng liệt dương do thấp nhiệt thì không được dùng.
Hoa Dâm dương hoắc.

Bẳng các kỹ thuật phân tích hiện đại, trên mô hình thực nghiệm và lâm sàng, nhiều nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh Dâm dương hoắc có những công dụng sau:
  • Thuốc có tác dụng như kích tố nam, cho uống cao Dâm dương hoắc có kích thích xuất tinh (tác dụng của lá và rễ mạnh, còn quả yếu hơn, thân cây kém).
  • Có tác dụng hạ áp, tăng lưu lượng máu của động mạch vành, dãn mạch ngoại vi, tăng lưu lượng máu đầu chi, cải thiện vi tuần hoàn, làm dãn mạch máu não, tăng lưu lượng máu ở não.
  • Có tác dụng hạ lipid huyết và đường huyết.
  • Tác dụng kháng virus: nước sắc của thuốc có tác dụng ức chế mạnh virus bại liệt các loại I, II, III và sabin I ( theo bài: Tác dụng của Trung dược đối với virus đường ruột và virus bại liệt đăng trên Tạp chí Trung hoa y học, 50(8):521-524, 1964).
  • Dùng lượng ít thuốc có tác dụng lợi tiểu, lượng nhiều chống lợi tiểu.
  • Thuốc có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể và tác dụng song phương điều tiết.
  • Có tác dụng giảm ho hóa đờm, bình suyễn và an thần rõ rệt.
  • Có tác dụng kháng khuẩn chống viêm: tác dụng ức chế đối với tụ cầu khuẩn trắng, tụ cầu vàng, phế cầu khuẩn, dung dịch 1%, có tác dụng ức chế trực khuẩn lao. Cho thỏ uống thuốc với nồng độ 15mg/kg cân nặng, nhận thấy thuốc có tác dụng kháng histamin.
  • Dịch tiêm Dâm dương hoắc in vitro có tác dụng làm tăng trưởng xương đùi của phôi gà.

Tóm tắt công dụng thường dùng của cây Dâm dương hoắc:
Theo y học cổ truyền và y học hiện đại tổng kết qua quá trình sử dụng và thí nghiệm đã tổng kết Dâm dương hoắc có những công dụng sau:
  • Tiếp thêm sinh lực thận và tăng cường dương đồng thời thúc đẩy khí .
  • Phù hợp sử dụng cho những người dương suy, thận yếu, biểu hiện như bất lực, xơ gan, khí thải , đái dầm , bịnh đi đái rắt thường xuyên, đau nhức của thắt lưng và đầu gối, vô sinh.
  • Mạnh gân và xương, và trục hàn : hội chứng đau khớp, tê chân tay , co thắt cơ bắp và tê tứ chi, tê liệt trẻ con, và đau khớp.
  • Loại bỏ đờm và giảm ho và hen suyễn mãn tính đặc biệt là các triệu chứng ho và bệnh suyễn (bao gồm cả bệnh hen suyễn lão khoa).

12.Cây BÒNG BONG(Lygodium sp.,)

Thòng bong là một loại quyết có hiệp rất dài, mọc leo.

Herba Lygodii.

1. Tên khoa học: Lygodium sp.,

2. Họ: Bòng bong (Schizaeaceae). Cây mọc hoang leo trên các cây khác ở bờ bụi.

3. Tên khác: Thòng bong

4. Mô tả:

Thòng bong là một loại quyết có hiệp rất dài, mọc leo. Thân rễ bò, lá dài, có nhiều cặp lá chét, mỗi lá chét có nhiều lá chét con mang ổ tử nang ở mép. Bao tử hình 4 mặt trắng xám hơi vàng. Vòng đầy đủ nằm ngang gần đỉnh bảo tử nang.

5. Phân bố: 
Mọc phổ biến ở các bụi rậm, bờ rào.

6. Trồng trọt:

7. Bộ phận dùng: Cả dây mang lá (Herba Lygodii.)

8. Thu hái, chế biến: Gần như quanh năm, phơi khô mà dùng, không phải chế biến khác.

9. Thành phần hoá học:  Flavonoid, acid hữu cơ.

10. Công dụng: Chữa đái rắt, đái buốt, đái ra máu, đái ra sỏi. Trị chấn thương, ứ huyết, sưng đau.

11. Cách dùng, liều lượng: Ngày dùng 6-12g dạng nước sắc (thường kết hợp với Thổ phục linh)


bòng bong hoa


12. Bài thuốc:

Bài thuốc chữa vết thương phần mềm: Kinh nghiệm của cụ lang Long Hải Dương (Hải Dương). Rửa vết thương bằng nước sau đây: Lá trầu không tươi 40g, Phèn phi 20g. Dùng 2 lít nước nấu lá Trầu không xong để nguội, gạn lấy nước trong cho Phèn phi vào, đánh cho tan, đem lọc để rửa vết thương.

Sau khi rửa vết thương, băng bằng thuốc sau đây: Lá mỏ quạ tươi (Cudrania cochinchinensis) rửa sạch bỏ cọng, giã nhỏ đắp lên vết thương. Nếu vết thương xuyên thủng thì đắp cả 2 bên: ngày rửa và thay băng 1 lần, sau 3-5 ngày thấy đỡ thì 2 ngày thay băng một lần.

Nếu vết thương tiến triển tốt nhưng lâu đầy thịt thay thuốc gồm lá Mỏ quạ tươi và lá Thòng bong hai thứ bằng nhau: Giã nát đắp vào vết thương, ngày rửa thay băng một lần, 3-4 ngày sau lại thay bằng thuốc: Lá Mỏ quạ tươi, lá Thòng bong, lá Hàn the 3 vị bằng nhau giã nát, đắp lên vết thương nhưng  chỉ 2-3 ngày mới thay băng một lần (Tạp chí Đông y 4/1966)

Chú ý: Người ta dùng bào tử ở phía sau lá của loài Lygodium
Bòng bong nhiều nơi gọi vi dây, tên thuốc là hải kim sa, là loại dây leo thân rễ bò, luôn xanh tốt. Vị thuốc là cả dây mang lá có những bào tử đã chế biến khô.
Bòng bong vị ngọt, tính lạnh. Quy vào hai kinh tiểu trường và bàng quang. Có tác dụng hông lâm, thanh nhiệt giải độc và lợi thấp.
Bòng bong chủ trị các chứng viêm thận, thủy thũng, sỏi niệu đạo, sỏi mật, mụn nhọt sang lở, vết thương do bỏng hoặc thương tích chảy máu. Liều dùng: 10-20g.
Một số bài thuốc có bòng bong
- Chữa chứng tiểu tiện khó khăn, đau không chịu nổi, bụng dưới bí bách, tiểu tiện vàng, đục hoặc ra sỏi: bòng bong100g, mang tiêu 100g, hổ phách 40g, bằng sa 20g. Tất cả tán thành bột, uống ngày 5- 8g, ngày 3 lần với nước chín.
- Chữa nhiệt chứng, niệu đạo nóng rát, tâm phiền, lưỡi đỏ, miệng đắng: bòng bong 60g, kê nội kim 12g, đông quỳ tử 9g, xa tiền tử 15g, kim tiền thảo 60g, thạch vi 12g, tiêu thạch 15g. Sắc uống ngày một thang chia 3 lần.

 Cây bòng bong.
- Nếu ứ trệ, bụng dưới bí bách, sỏi và nhiệt ứ câu kết với nhau : bòng bong 9g, hổ phách 9g, kim tiền thảo 60g, cù mạch 15g, biển súc 15g, trư linh 15g, hoạt thạch 18g, mộc thông 15g, xa tiền 15g, phục linh 15g, trạch tả 15g, ngưu tất 10g, cam thảo 3g. Sắc uống.
- Chữa sỏi niệu đạo: bòng bong 30g, biển súc 15g, mã đề 30g, sắc uống ngày một thang, uống trong 1-2 tuần.
- Trường hợp mệt mỏi, ngắn hơi, tiểu tiện khó, nước tiểu vàng sẻn, nóng rát, tái phát nhiều lần cần phải ích khí hoạt huyết, trừ sỏi, thông lâm: đẳng sâm 30g, bòng bong 20g, mộc thông 15g, xuyên luyện tử 15g, kim tiền thảo 40g, hoạt thạch 15g, huyền hồ 15g,  xa tiền tử 10g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần.
- Chữa tiểu tiện khó đau rát: bòng bong 30g, hoạt thạch 30g, ngọn cành cam thảo 10g tán thành bột, mỗi lần uống 6g với nước sắc mạch môn, ngày 2- 3 lần.
- Chữa bệnh phù thũng, khát nước, tiểu tiện vàng hoặc đỏ, phải tuyên phế thanh lý lợi thuỷ, tiêu thũng: ma hoàng 30g, bòng bong 45g, trạch tả 45g, xích tiểu đậu 30g, thiến thảo 30g, sinh bạch truật 45g,  sinh cam thảo 15g, phục linh 60g, phụ phiến 45g, bào khương 30g. tất cả tán bột, hoàn với mật luyện viên 10g, ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên.
- Chữa  bệnh sỏi  mật: bòng bong15g, kim tiền thảo 30g, kê nội kim 10g, uất kim 10g, ngọc mễ tu 10g, xuyên luyện tử 10g, chỉ xác 6g, phác căn 6g, huyền minh phấn 1g. Sắc uống.  

13.Kim Tiền Thảo (Desmodium styracifolium)

 

Kim tiền thảo

Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Rosids
Bộ (ordo): Fabales
Họ (familia): Fabaceae
Phân họ (subfamilia): Faboideae
Tông (tribus): Desmodieae
Phân tông (subtribus): Desmodiinae
Chi (genus): Desmodium
Loài (species): D. styracifolium
Tên hai phần
Desmodium styracifolium
(Osbeck) Merr., 1916

 Kim tiền thảo (danh pháp hai phần: Desmodium styracifolium) là một loài thực vật thuộc chi Thóc lép hay chi Tràng (Desmodium) của họ Ðậu (Fabaceae), ở Việt Nam còn được gọi là cây vẩy rồng, cây mắt trâu, đậu vẩy rồng, đuôi chồn quả cong. Tên gọi kim tiền thảo có nguồn gốc Hán-Việt (金钱草).

Cây Thuốc Nhỏ Nhưng Giá Trị Lớn   

Kim tiền thảo có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Mắt trâu, vảy rồng, mắt rồng, đồng tiền lông. Là một loại cây cỏ mọc hoang ở các vùng rừng núi và được trồng bằng hạt làm thuốc. Thu hái chủ yếu vào mùa hè thu, dùng tươi, phơi hoặc sao khô. Các nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy kim tiền thảo có tác dụng lợi tiểu, lợi mật, kháng sinh, kháng viêm, dãn mạch, hạ huyết áp. Nhưng công dụng chủ yếu của Kim tiền thảo là lợi mật, thông tiểu tiện, thường dùng chữa sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang, …
Kim Tiền Thảo
Tác dụng chữa bệnh của kim tiền thảo? Với sỏi túi mật Thành phần chính cấu tạo sỏi túi mật là Cholesterol. Cholesterol muốn hòa tan trong dịch mật phải nhờ có một lượng chất lecithin và acid mật nhất định. Khi nồng độ cholesterol tăng mà nồng độ lecithin và acid mật thấp không đủ để hòa tan cholesterol thì cholesterol sẽ kết tụ lại tạo nên sỏi. Đối với gan mật, kim tiền thảo có tác dụng tăng cường sự phân tiết dịch mật. Cho nên chỉ với liều lượng từ 15 – 30g, sắc uống hàng ngày sẽ có tác dụng điều tiết nồng độ cholesterol và nồng độ lecithin, acid, tránh xảy ra hiện tượng chênh lệch nồng độ giữa các thành phần kể trên, từ đó tránh được hiện tượng kết tụ sỏi trong túi mật.Với sỏi đường tiết niệu Sỏi đường tiết niệu là một bệnh thường gặp trong cộng đồng, bệnh có thể là cấp tính, mạn tính. Sỏi đường tiết niệu có một hay nhiều triệu chứng như: Đau, tức, nặng vùng thắt lưng, cơn đau quặn thận, đái ra máu, đái buốt, đái rắt và nếu để lâu có các biểu hiện ứ nước, ứ mủ ở thận, hay suy thận cấp hay mạn tính. Kim tiền thảo khi kết hợp với một số vị thuốc khác có nhiều tác dụng ưu việt như:
  • Kim tiền thảo kết hợp với hạt mã đề, thạch vĩ, hải kim sa, ngưu tất, hậu phác…có tá dụng thúc đẩy sự bài xuất sỏi ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện. Không gây đau đớn như phẫu thuật lại có tác dụng phòng ngừa bệnh tái phát.
  • Kim tiền thảo kết hợp với sinh địa, mộc thông, cam thảo cháy…có tác dụng chữa sỏi kèm theo bội nhiễm đường tiết niệu.
  • Kim tiền thảo kết hợp với mã đề, ý dĩ, ngưu tất, uất kim, chỉ xác, đại phúc bì, kê nội kim…có tác dụng chữa sỏi đường tiết niệu gây sung huyết, chảy máu.
  • Kim tiền thảo kết hợp với ngải cứu, kê nội kim có tác dụng chữa sỏi đường tiết niệu không có cơn đau, không tiểu tiện ra máu, không tiểu buốt, tiểu dắt.
Ngoài ra còn dùng trong thuốc bài thạch của Danapha để trị sỏi thận
Với trường hợp sau phẫu thuật, có thể tiếp tục dùng kim tiền thảo sắc uống để phòng ngừa sỏi niệu tái phát.
 14.Catharanthus roseus(Dừa cạn)


Dừa cạn
Dừa cạn (Catharanthus roseus)
Dừa cạn (Catharanthus roseus)
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Gentianales
Họ (familia): Apocynaceae
Chi (genus): Catharanthus
Loài (species): C. roseus
Tên hai phần
Catharanthus roseus
(L.) G.Don
Tên đồng nghĩa
Vinca rosea
Ammocallis rosea
Lochnera rosea

Dừa cạn hay hải đằng, dương giác, bông dừa, trường xuân hoa (danh pháp hai phần: Catharanthus roseus) là một loài thực vật trong chi Catharanthus thuộc họ La bố ma (Apocynaceae). Nó là cây bản địa và đặc hữu của Madagascar. Các danh pháp đồng nghĩa có Vinca rosea, Ammocallis rosea, Lochnera rosea.
Trong tự nhiên, nó là loài nguy cấp; nguyên nhân chính của sự suy giảm là sự phá hủy môi trường sống do kiểu canh tác nông nghiệp dựa trên chặt cây và đốt rừng để lấy đất.[1] Tuy nhiên, nó được gieo trồng khá rộng khắp và đã thích nghi với điều kiện môi trường trong nhiều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khắp thế giới.[2]


Catharanthus roseus trồng tại Brasil để làm cảnh

Catharanthus roseus
 Loài cây này đã được gieo trồng từ lâu để làm cây thuốc và cây cảnh.
Trong y học cổ truyền Trung Hoa, các chất chiết ra từ loài dừa cạn này đã được sử dụng để điều trị một số bệnh, như bệnh đái đường, sốt rétbệnh Hodgkin.[3] Các chất như vinblastinvincristin chiết ra từ cây này được sử dỵng trong điều trị bệnh máu trắng.[1] Nó có thể gây nguy hiểm nếu uống.[1] Nó có thể gây ra ảo giác và được liệt kê (dưới tên gọi Vinca rosea) trong Sắc luật 159 của bang Louisiana.
Trong vai trò của một loại cây cảnh, nó là loài cây chịu được các điều kiện khô hạn và thiếu chất dinh dưỡng, khá phổ biến trong các khu vườn cận nhiệt đới do nhiệt độ luôn cao hơn 5 °C đến 7 °C, cũng như trong vai trò của loại cây trồng theo luống trong mùa nóng tại khu vực ôn đới. Nó đáng chú ý vì thời gian ra hoa kéo dài, quanh năm ở khu vực nhiệt đới và từ mùa xuân tới cuối mùa thu ở khu vực ôn đới ấm. Nó là loài cây ưa nắng và đất có điều kiện tưới tiêu nước tốt. Nhiều giống cây trồng đã được chọn lọc cho các loại màu hoa khác nhau (trắng, hoa cà, hồng đào, đỏ và cam đỏ), cũng như chịu được điều kiện lạnh hơn ở khu vực ôn đới. Một vài giống đáng chú ý có 'Albus' (hoa trắng), 'Grape Cooler' (hồng; chịu lạnh), nhóm Ocellatus (nhiều loại màu), và 'Peppermint Cooler' (trắng, điểm đỏ ở tâm; chịu lạnh).[2]
C. roseus được sử dụng trong bệnh học thực vật như là cây chủ thực nghiệm đối với các dạng phytoplasma.[6] Điều này là do nó dễ dàng nhiễm một lượng lớn các phytoplasma, và do thông thường nó có các triệu chứng rất khác biệt như sự phát triển của các bộ phận hoa thành lá và suy giảm kích thước lá một cách đáng kể.[7]
Tại Việt Nam, cây được trồng làm cảnh, hoặc làm thuốc trị cao huyết áp, tiểu đường, sốt rét, bệnh máu trắng, thông tiểu.
15.Commelina(Chi Thài lài)
Thài lài
Cây thài lài Commelina coelestis
Cây thài lài Commelina coelestis
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Monocots
(không phân hạng): Commelinids
Bộ (ordo): Commelinales
Họ (familia): Commelinaceae
Phân họ (subfamilia): Commelinoideae
Tông (tribus): Commelineae
Chi (genus): Commelina
L.

Chi Thài lài hay chi Trai (danh pháp khoa học: Commelina) là một chi thực vật một lá mầm, được gọi chung với tên gọi cây "thài lài" với chu kỳ sống rất ngắn của hoa của chúng. Cây thài lài châu Á (Commelina communis) là một loại cỏ dại phổ biến ở đông bắc Hoa Kỳ. Nó mọc rất nhanh và phát triển tốt trong môi trường của các khu vườn bị bỏ hoang. Thông thường người ta hay nhìn thấy nó mọc troing vườn cùng với cây dừa cạn (chi Vinca), có lẽ là do sự giống nhau ở bề ngoài của thân cây và lá của chúng làm cho chúng khó bị nhổ đi hơn.

Chi này hiện biết có 170 loài. Một số loài cụ thể như sau:
  • Commelina abliqua
  • Commelina africana-Thài lài châu Phi
  • Commelina auriculata
  • Commelina benghalensis -Thài lài Benghal
  • Commelina caroliniana
  • Commelina communis-Thài lài châu Á
  • Commelina condensata
  • Commelina coelestis (đồng nghĩa: Commelina tuberosa)
  • Commelina cyanea
  • Commelina dianthifolia
  • Commelina diffusa
  • Commelina erecta (đồng nghĩa Commelina elegans)
  • Commelina forskaolii (đồng nghĩa Commelina forskaolaei)
  • Commelina gambiae
  • Commelina hasskarlii
  • Commelina hirtella
  • Commelina latifolia
  • Commelina leiacarpa
  • Commelina maculata
  • Commelina nigritana
  • Commelina nudiflora
  • Commelina pallida
  • Commelina paludosa
  • Commelina rufipes
  • Commelina standleyi
  • Commelina subalbescens
  • Commelina suffruticosa
  • Commelina texcocona
  • Commelina undulata
  • Commelina virginica
  •  
  • Tập tin:Commelina.jpg
16.Sagittaria sp. (cây Từ cô kiểng)

Đây là một loài cây Từ cô kiểng (Sagittaria sp.) thuộc họ Từ cô Alismataceae
Loài cây nhập nội này tôi không rõ tên khoa học. Một loài tương tự như vậy là cây Từ cô, Rau mác mọc hoang dại nhiều nơi trên vùng trũng ruộng đồng có hoa như sau.


17.Portulaca oleracea(Rau sam)

Rau sam
Rau sam
Rau sam
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
Bộ (ordo): Caryophyllales
Họ (familia): Portulacaceae
Chi (genus): Portulaca
Loài (species): P. oleracea
Tên hai phần
Portulaca oleracea
L.
Rau sam (danh pháp hai phần: Portulaca oleracea) là một loài cây sống một năm, thân mọng nước trong họ Rau sam (Portulacaceae), có thể cao tới 40 cm. Nó có nguồn gốc từ Ấn ĐộTrung Đông, nhưng đã thích nghi với điều kiện môi trường ở các khu vực khác và có thể bị coi là một loài cỏ dại. Nó có thân bò sát mặt đất màu hơi hồng/đỏ, trơn nhẵn với các lá mọc đối thành cụm tại các đốt hay đầu ngọn. Các hoa màu vàng có 5 phần như thông thường và đường kính tới 0,6 cm. Các hoa bắt đầu xuất hiện vào cuối mùa xuân và kéo dài cho tới giữa mùa thu. Hoa mọc đơn tại phần tâm của các cụm lá và chỉ tồn tại trong vài giờ vào những buổi sáng nhiều nắng. Hạt được bao bọc trong các quả dạng quả đậu nhỏ, chúng sẽ mở ra khi hạt đã phát triển thành thục. Rau sam có rễ cái với các rễ thứ cấp dạng sợi và nó có thể chịu đựng được các loại đất sét rắn, nghèo dinh dưỡng cũng như chịu hạn tốt.
Tuy được gọi là rau nhưng thường thì người ta chỉ coi nó như là cỏ dại, chỉ dùng nó như là một loại rau ăn lá rất hạn chế. Nó có vị hơi chua và mặn[1]. Nó có thể dùng tươi trong xà lách hay nuộc, lấu tương tự như rau bi na. Do các chất nhầy mà nó chứa nên nó cũng được coi là thích hợp cho một số món súp hay thịt hầm. Thổ dân Australia dùng hạt của nó làm một loại bánh mì.
Rau sam chứa nhiều các axít béo omega-3 hơn các loại rau ăn lá khác. Nó là một trong số rất ít các loài cây có chứa EPA omega-3 chuỗi dài.[2]. Nó cũng chứa nhiều loại vitamin (chủ yếu là vitamin C và một số vitamin B cùng các carotenoit), cũng như các chất khoáng dinh dưỡng như magiê, canxi, kalisắt. Trong rau sam còn có hai loại betalain ancaloit, là các betacyanin màu đỏ (trong thân cây màu hồng/đỏ) và các betaxanthin màu vàng (trong các hoa và những phần màu vàng của lá). Cả hai loại ancaloit này đều là các chất chống ôxi hóa tiềm năng và người ta cũng phát hiện ra các tính chất chống đột biến gen trong các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

Y học

Trong y học truyền thống Hy Lạp, rau sam được dùng để điều trị táo bón và viêm nhiễm hệ bài tiết. Trong thời kỳ cổ đại, các tính chất chữa bệnh của nó được cho là đáng tin cậy đến mức Pliny đã khuyên rằng nên đeo rau sam làm bùa hộ mệnh để xua đuổi ma quỷ (NH 20.120).[3].

Lịch sử

Đã từng được sử dụng rộng rãi tại Hy Lạp, nên các phát hiên cổ thực vật học là khá phổ biến tại nhiều khu vực tiền sử của quốc gia này. Trong ngữ cảnh lịch sử, các hạt thu được từ các lớp đất đá cổ tại Kastanas, cũng như tại khu vực Heraion, Sa mos có niên đại vào khoảng thế kỷ 7 TCN. Theophrastus đã đặt tên cho rau sam vào thế kỷ 4 TCN là andrákhne, và coi nó là một trong các loại rau cỏ mùa hè cần gieo hạt vào tháng Tư (H.P 7.12).[3]
18.Rubus(Chi Mâm xôi)
Chi Mâm xôi
Rubus fruticosus
Lá Rubus caesius mùa thu
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Rosids
Bộ (ordo): Rosales
Họ (familia): Rosaceae
Phân họ (subfamilia): Rosoideae
Liên tông (supertribus): Rosodae
Tông (tribus): Rubeae[1]
Chi (genus): Rubus
L.[2]
Các loài
Xem văn bản.
Tên đồng nghĩa
Batidaea (Dumort.) Greene
Comarobatia Greene[2]
Chi Mâm xôi (danh pháp khoa học: Rubus) là một chi lớn trong thực vật có hoa thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae), phân họ Rosoideae. Tên gọi phổ biến cho các loài trong chi này là mâm xôi, ngấy, mắc hú, đùm đũm, đũm hương, phúc bồn tử v.v. Tuy nhiên, hiện tại chưa rõ là các tên gọi này có tương ứng với phân loại khoa học như đề cập dưới đây hay không. Phần lớn các loài có thân gỗ với gai nhọn giống như hoa hồng. Quả mâm xôi là dạng quả hợp của các quả hạch nhỏ.
Chi Rubus được cho là đã tồn tại từ khoảng 23,7 tới 36,6 triệu năm trước[3].
Các ví dụ về hàng trăm loài Rubus bao gồm:
Chi này cũng bao gồm hàng loạt các cây lai ghép, cả trong tự nhiên lẫn do con người tạo ra, chẳng hạn như Rubus × loganobaccus.
19.Ravenala madagascariensis(Chuối rẻ quạt)

Chuối rẻ quạt
Ravenala madagascariensis plantae 1.png
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Monocots
(không phân hạng): Commelinids
Bộ (ordo): Zingiberales
Họ (familia): Strelitziaceae
Chi (genus): Ravenala
Loài (species): R. madagascariensis
Tên hai phần
Ravenala madagascariensis
Sonnerat
 Chuối rẻ quạt còn được gọi là cây quạt chuối (danh pháp hai phần: Ravenala madagascariensis) là một loài thực vật thuộc họ Thiên điểu (Strelitziaceae), đặc hữu của Madagascar.

 Cây có thân hóa gỗ, cao tới 10m. Lá hình bầu dục có cuống dài, xếp trật tự 2 bên thân tạo thành khối dẹt trông giống như chiếc quạt giấy màu xanh xòe ra, trông rất đẹp. Khi lá rụng đi để lại vết sẹo trên thân cây. Phần cuống lá lõm vào nên dự trữ được nhiều nước. Nếu dùng dao khoét một lỗ nhỏ ở dưới gốc cuống lá sẽ có một dòng nước chảy ra. Hoa mọc ở trên ngọn. Ra hoa vào mùa thu, khoảng tháng 8.
 Nước lấy từ bẹ lá có thể uống được. Ở Việt Nam, cây được trồng làm cảnh.
 20.Belamcanda sinensis( xạ can)

Tác dụng cây xạ can – Cây xạ can thanh hỏa giải độc

 http://thoaihoacotsong.vn/wp-content/uploads/chua-viem-khop2.jpg

Xạ can có tên khoa học là Belamcanda sinensis (L.) DC, Họ La dơn – Iridaceae hay người dân gọi xạ can là cây Rẻ quạt.
Đặc điểm thực vật, phân bố của Xạ can: Xạ can là loại cỏ sống dai, thân rễ, mọc bò, thân có lá mọc thẳng đứng, hình mác, hơi có bẹ, dài 20 – 40cm, rộng 15 – 20mm. Cây mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam hoặc trồng làm cảnh.
Cách trồng Xạ can: Xa can được trồng quanh năm, tốt nhất vào mùa xuân. Trồng bằng mầm tách (nhánh con) từ cây mẹ.
Bộ phận dùng, chế biến của Xạ can: Toàn cây. Thân rễ và rễ rửa sạch, cắt bỏ rễ con, ngâm nước gạo 1 – 2 ngày cho mềm, thái mỏng, phơi hay sấy khô dùng dần.
Công dụng và chủ trị của Xạ can: Xạ can có vị đắng, có tác dụng thanh hỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đờm. Dùng để chữa viêm cổ họng, đau cổ, amidan có mủ.
Liều dùng Xạ can: Ngày dùng 3 – 6g dưới dạng thuốc sắc. Dùng tươi: Rửa sạch, giã với ít muối để ngậm 1- 2 miếng nhỏ/ngày. Dùng khô: Tán bột uống với nước.
Chú ý: Người bị ỉa chảy không  dùng, nếu ngậm nhiều gây phổng rộp, đau rát họng.
Đơn thuốc chữa đau tắc cổ họng:
Xạ can 4g, Hoàng cầm 2g, Cát cánh 2g, Cam thảo 2g. Tán nhỏ uống với nước sôi để nguội.
Si rô chữa ho :
Cao xạ can tỉ lệ 2/1 15ml, cao hương nhu 2/1 20ml, cao cam thảo 2/1 10ml, sirô đơn vừa đủ cho 100ml.
Người lớn: Mỗi lần uống 2 thìa canh, ngày 2 lần. Trẻ em: mỗi lần 2 thìa cà phê, ngày 2 lần.
Chữa hen phế quản thể hàn
Xạ can, tô tử, ma hoàng, bán hạ chế, hạnh nhân, bách bộ, thảo quả, mỗi vị 10g; Cam thảo, quế chi, bồ kết, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa viêm amiđan mãn tính
Xạ can 8g, huyền sâm 16g; Sa sâm, mạch môn, tang bạch bì, ngưu tất, mỗi vị 12g; Thăng ma 6g, cát cánh 4g. Sắc uống ngày một thang.

 21.Paederia foetida(mơ tam thể )

Tác dụng mơ tam thể – Mơ tam thể chữa trực trùng, viêm dạ dày

chua dau nhuc xuong Tác dụng mơ tam thể   Mơ tam thể chữa trực trùng, viêm dạ dày
Mơ tam thể có tên khoa học là Paederia foetida L., Họ Cà phê – Rubiaceae hay dân gian còn gọi mơ tam thể là dây Mơ lông, dây Mơ tròn, Thối địt, Ngưu bì đồng, Đại chúng diệp.
Đặc điểm thực vật, phân bố của mơ tam thể: Mơ tam thể thuộc loại dây leo, có nhiều lông, lá mọc đối hình trứng hay mũi mác dài, mặt lá thường lốm đốm vàng. Hoa mơ tam thể màu tím nhạt. Cây mọc hoang nhiều nơi trong cả nước.
Cách trồng mơ tam thể: Mơ tam thể có thể trồng quanh năm nhưng tốt nhất vào vụ đông xuân. Thường trồng bằng 1 đoạn dây bánh tẻ dài 30 – 50cm.
Bộ phận dùng, chế biến của cây mơ tam thể: Dùng lá mơ tam thể tươi.
Công dụng và chủ trị của mơ tam thể: Cây mơ tam thể chữa lỵ trực trùng, sôi bụng, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột, làm gia vị giúp tiêu hóa dễ dàng.
Liều dùng mơ tam thể: Mỗi lần dùng 30 – 50g.
Đơn thuốc chữa lỵ trực trùng thể nhẹ và vừa:
Cỏ Sữa 250g, Mơ tam thể 300g, hạt Cau già 100g, Chỉ xác 100g, vỏ Vối 50g, Rau má 200g. Các vị phơi khô, tán bột, them bột mịn vừa đủ, dập thành 5.000 viên. Người lớn 1 ngày uống 15 viên, chia 2 lần, trẻ em 1 ngày uống 10 – 15 viên, chia 2 lần. Uống với nước ấm.
Đối với bệnh kiết lỵ, ông bà ta thường dùng lá mơ tươi trộn đều với trứng gà sống. Sau đó, bọc hỗn hợp này bằng lá chuối, đem nướng chín hoặc dùng chảo (không dầu) đun vàng hai mặt. Lấy ra ăn ngày 3 lần, liên tục vài ngày.
Lá Mơ tươi đem nướng rồi nhét lỗ tai trị viêm tai chảy máu mủ, nước vàng.
Các bạn có nhu cầu có thể tìm đọc bài thuốc chữa đau nhức xương khớp từ thảo dược lành tính.
 22.Eryngium foetidum(mùi tàu)

Mùi tàu
Lá ngò gai (Eryngium foetidum)
Lá ngò gai (Eryngium foetidum)
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Apiales
Họ (familia): Apiaceae
Phân họ (subfamilia): Saniculoideae
Chi (genus): Eryngium
Loài (species): E. foetidum
Tên hai phần
Eryngium foetidum
L.
 
Mùi tàu hay mùi gai, ngò gai hoặc ngò tây (phương ngữ miền Nam), tên khoa họcEryngium foetidum, thuộc họ Hoa tán. Cây này có nguồn gốc ở châu Mỹ.
Ngò gai là cây cỏ thấp, có thân đơn độc, chia cành ở ngọn, hoa quả mọc ở cành. Lá mọc ở gốc, xoè ra hình hoa thị. Lá hình mác thuôn dài, bìa có răng cưa nhỏ. Hoa tự, hình đầu, hình bầu dục, hoặc hình trụ. Khi trưởng thành, hạt rụng và phát tán.
Lá ngò gai có mùi thơm dễ chịu. Trong bát phở có lá ngò tươi giúp ăn ngon miệng. Trong nồi canh chua nấu cá có lá ngò làm mất mùi tanh. Người có bệnh đái tháo đường được cho là nên ăn lá ngò trong bữa ăn vì lá ngò gai có tác dụng làm giảm đường huyết.
23. Coriandrum sativum(Rau mùi)

Rau mùi
Coriandrum sativum - Köhler–s Medizinal-Pflanzen-193.jpg
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Apiales
Họ (familia): Apiaceae
Phân họ (subfamilia): Apioideae
Chi (genus): Coriandrum
Loài (species): C. sativum
Tên hai phần
Coriandrum sativum
L.
Lá mùi
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng 95 kJ (23 kcal)
Carbohydrat 4 g
Chất xơ thực phẩm 3 g
Chất béo 0.5 g
Protein 2 g
Vitamin A equiv. 337 μg (37%)
Vitamin C 27 mg (45%)
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn.
 Rau mùi hay còn gọi là ngò, ngò rí, ngổ[1], ngổ thơm[1], hồ tuy, nguyên tuy, hương tuy, là loài cây thân thảo sống hằng năm thuộc họ Hoa tán (Apiaceae), có nguồn gốc bản địa từ Tây Nam Á về phía tây đến tận châu Phi.

Cây có mùi thơm, thường được trồng làm rau thơmgia vị. Ở nhiều nước vùng ven Địa Trung Hải, một số nước Trung Á, Ấn Độ, Trung Quốc, mùi được trồng quy mô lớn để lấy quả làm thuốc và cất lấy tinh dầu trong công nghiệp làm nước hoa.
Ngoài ra, người ta còn dùng cả rễ và lá làm thuốc. Theo dân gian thì mùi kích thích tiêu hoá và lợi sữa, được dùng để làm cho sởi chóng mọc.
 http://phuhung-jsc.com.vn/media/news/1335519020_raumui.jpg
 24.O. basilicum L. (Cây Húng Quế)
Tên
Tên khác: 
Húng chó, Húng giổi, Rau é, É tía, É quế
Tên khoa học: 
Ocimum basilicum L.
Tên đồng nghĩa: 
O. Citriodorum Blanco; O. Americanum auct. non L.
Họ: 
Bạc hà (Lamiaceae)
Tên nước ngoài: 
Sweet basil, common basil, basilic (Anh); grand basilic, basilic cultivé, basilic des cuisinières, basilic aux sauces (Pháp).
Mẫu thu hái tại: 
Hóc Môn (Tp. Hồ Chí Minh) ngày 12 tháng 04 năm 2010. Long An ngày 09 tháng 05 năm 2010.
Số hiệu mẫu: 
HQ 120410, HQ 090510; được so giống với mẫu lưu ở Viện Sinh học nhiệt đới Tp. HCM.
Cỏ đứng, cao 0,5-1,2 m, rất phân nhánh, toàn cây có mùi thơm. Thân có mấu, mấu thường phình to ở đoạn già, khoảng cách giữa hai mấu 2-8 cm. Thân non màu xanh có phớt tía hoặc màu tía, rất ít lông tơ, tiết diện vuông hơi lõm ở bốn cạnh. Thân già màu xám nâu hay xám tía, tiết diện vuông hơi tròn hoặc có bốn góc lồi tròn, nhẵn. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá hình trứng nhọn ở đầu và đáy phiến hình nêm men dần xuống cuống, kích thước 3-8 x 2-5 cm, màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới, bìa có răng cưa cạn ở 2/3 phía trên, nhiều đốm tuyến. Gân lá hình lông chim, nổi rõ ở mặt dưới, 6-8 cặp gân phụ hơi cong lên ở mép lá, có ít lông tơ ngắn. Cuống lá màu xanh nhạt, hình trụ hơi phẳng ở mặt trên, dài 2-5 cm, ít lông ngắn. Cụm hoa ở ngọn cành kiểu chùm xim bó hoặc chùm xim biến dạng hình tháp. Kiểu chùm xim bó: 2 xim co 6 hoa mọc đối tạo thành vòng giả, khoảng cách giữa hai vòng giả 0,5-2 cm, các vòng giả tạo thành chùm dài 10-30 cm. Kiểu chùm xim biến dạng hình tháp do phía dưới trục hoa phân nhánh phức tạp. Lá bắc chung cho xim 3 hoa, màu xanh tía hoặc tím sẫm, dạng lá nhỏ, kích thước thay đổi nhỏ dần khi càng về phía ngọn của phát hoa, khoảng 0,5-1,8 x 0,3-1 cm, có lông, cuống ngắn, tồn tại. Hoa nhỏ, không đều, lưỡng tính, mẫu 5. Cuống hoa màu xanh hoặc màu tía, hình trụ nhỏ, dài 0,2-0,5 cm, có lông, thường dựng đứng áp vào trục hoa. Lá đài 5, không đều, màu tím sậm hoặc xanh tía, mặt ngoài có nhiều lông trắng và đốm tuyến, mặt trong màu nhạt và ít lông hơn mặt ngoài, dính thành một ống ngắn hình chuông dài khoảng 0,5-0,7 cm, trên chia hai môi 1/4: môi trên lớn, hình tròn đầu hơi nhọn, nơi tiếp giáp giữa hai môi có nếp gấp hẹp chừa phần mép hơi lật về phía sau, có gân dọc; môi dưới một phiến trên chia 4 thùy tam giác không đều, 2 thùy bên ngắn, 2 thùy trước dài và nhọn. Đài đồng trưởng; tiền khai lợp. Cánh hoa 5, không đều, màu trắng hồng, rìa màu hồng, dính nhau bên dưới thành ống ngắn 0,3-0,4 cm, trên chia hai môi 4/1: môi trên một phiến lớn, phía trên xẻ cạn chia 4 thùy tròn gần giống nhau kích thước khoảng 1 x 1 mm; môi dưới hình trứng ngược, khoảng 4 x 2,5 mm, hơi khum lòng thuyền vào trong, mặt ngoài chỗ khum có túm lông trắng dày và dài, bìa có răng cưa và hơi nhăn; tiền khai tràng lợp. Nhị 4, rời, kiểu 2 trội, đính gần đáy ống tràng xen kẽ với cánh hoa, hơi thò khỏi tràng, chỉ nhị màu trắng, dạng sợi, 2 nhị dài phía trước khoảng 0,9-1 cm, 2 nhị ngắn phía sau khoảng 0,7-0,8 cm có cựa ngắn mang túm lông màu trắng; bao phấn bầu dục rộng, màu trắng sữa chuyển thành màu vàng nâu khi đã nứt, 2 buồng song song, đính giữa, nứt dọc, hướng trong; hạt phấn rời, màu trắng sữa, hình gần cầu có rãnh, bề mặt có vân mạng, đường kính 40-50 µm. Bộ nhụy: Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu trên hình cầu, 2 ô, có vách giả chia làm 4 ô, mỗi ô 1 noãn đính đáy; một vòi nhụy màu trắng trong mờ, nhẵn, dạng sợi đính ở đáy bầu giữa các ô, dài 7-8 mm; 2 đầu nhụy màu trắng, gần đều, dài khoảng 1 mm, choãi ra hướng trước sau; đĩa mật ở gốc bầu dạng 4 gờ nạc. Quả bế tư, màu đen, hình trứng ngược, dài khoảng 1,2 mm, đựng trong đài tồn tại.
- Mẫu húng quế được chúng tôi thu hái tại thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Ninh Thuận và Lâm Đồng. Qua phân tích hình thái nhận thấy các đặc điểm chung giống nhau, phát hoa có thể gặp hai kiểu. Tuy nhiên có một số khác biệt về kích thước thân và lá của cây.
Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:
http://files.myopera.com/hongocthoa/albums/9181972/basil%20%EB%B0%94%EC%A7%88.jpg
Đặc điểm giải phẫu: 
Thân
Vi phẫu thân non hình vuông, thân già hình gần tròn. Tế bào biểu bì hình chữ nhật hoặc đa giác, không đều, lớp cutin răng cưa cạn. Trên biểu bì có lỗ khí, lông che chở đa bào rất ít và bị gãy, lông tiết đa bào chân 1-2 tế bào và đầu tròn hoặc hơi lõm ở giữa gồm 1-6 tế bào. Mô dày góc không liên tục gồm 1-7 lớp tế bào hình đa giác hay gần tròn, không đều, tập trung nhiều ở bốn góc lồi. Mô mềm vỏ khuyết, khoảng 3-6 lớp tế bào hình đa giác hơi dài hoặc bầu dục nằm ngang, vách mỏng, ở thân già có xu hướng bị ép dẹp. Trụ bì hóa mô cứng thành từng đám 1-5 lớp. Ở thân già, tầng bì sinh xuất hiện trong lớp trụ bì sinh bần ở ngoài lục bì ở trong làm cho phần vỏ cấp 1 bị đẩy ra ngoài bong tróc nhiều. Libe 1 ít, tế bào hình đa giác kích thước nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2 không liên tục do tia libe hẹp 1-2 dãy tế bào, tế bào hình đa giác, vách mỏng, một số tế bào hóa mô cứng. Gỗ 2 nhiều; mạch gỗ 2 kích thước không đều, hình tròn hoặc đa giác, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ bao quanh mạch, hình đa giác vách dày không đều, tẩm chất gỗ, một số vách cellulose. Gỗ 1 thành cụm nằm dưới gỗ 2, cụm dưới mỗi góc thường có 14-18 bó, cụm ở cạnh thường 1-2 bó, mỗi bó 2-4 mạch xếp ly tâm; mô mềm gỗ 1 tế bào nhỏ, xếp khít, vách cellulose, một số tẩm chất gỗ. Tia tủy nhiều, hẹp 1-2 dãy tế bào hoặc rộng nhiều dãy tế bào ở 4 cạnh, tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, kích thước lớn dần từ trong ra ngoài. Mô mềm tủy đạo, tế bào đa giác gần tròn, to, vách cellulose, gần vùng gỗ vách tẩm chất gỗ có nhiều lỗ. Tinh bột rải rác trong tế bào mô mềm vỏ, nội bì, tia libe. Hạt tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp, tụ thành đám.

Cuống lá
Mặt trên phẳng hoặc hơi lõm, mặt dưới lồi. Biểu bì tế bào hình đa giác, biểu bì trên kích thước bằng hoặc hơi lớn hơn biểu bì dưới, lớp cutin mỏng, thường bong tách. Trên biểu bì có lỗ khí rải rác, lông tiết như ở thân và ít lông che chở đa bào ngắn một dãy 3-5 tế bào ở biểu bì trên. Mô dày góc 3-4 lớp dưới biểu bì trên, 1-3 lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình đa giác, kích thước không đều lớn hơn hoặc bằng tế bào biểu bì, thường tách dãy. Mô mềm đạo tế bào đa giác hay gần tròn, to, không đều. Mô mềm khuyết dưới biểu bì ở hai bên, 1-3 lớp tế bào đa giác hay gần tròn, kích thước nhỏ, chứa lục lạp, xếp chừa khuyết vừa. Mô dẫn với gỗ ở trên libe ở dưới, xếp thành hình vòng cung lõm xuống và 2-5 bó phụ nhỏ ở hai bên phía trên bó chính. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 20-25 dãy trên cung, mỗi dãy có 1-6 mạch xen kẽ với mô mềm gồm 1-4 dãy tế bào đa giác nhỏ vách cellulose. Libe ít, tế bào đa giác kích thước rất nhỏ, không đều, xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose, kích thước mỗi đám libe bằng hoặc hơi lớn hơn tế bào mô mềm xen kẽ gỗ. Mô mềm đạo 1-4 lớp trên gỗ và 2-5 lớp dưới libe, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ hơn tế bào mô mềm đạo bao bên ngoài, không đều, vách cellulose hơi dày. Tinh bột rải rác trong một vài tế bào mô mềm đạo phía dưới vùng libe và mô mềm xen kẽ gỗ, hạt tinh bột nhỏ hình đa giác dẹp.
Gân giữa
Mặt trên hơi lõm ở giữa, mặt dưới lồi. Biểu bì thường bong tróc khỏi mô dày; tế bào biểu bì trên hình đa giác hơi lớn hơn biểu bì dưới, tế bào biểu bì dưới khá đều, lớp cutin mỏng hơi có răng cưa cạn và thường bong tróc khỏi biểu bì. Cả hai lớp biểu bì có lỗ khí, lông che chở và lông tiết giống như ở cuống lá. Mô dày góc 2-5 lớp tế bào hình đa giác kích thước bằng hoặc lớn hơn tế bào biểu bì, không đều, phân bố sát biểu bì trên nhiều hơn biểu bì dưới, thường tách dãy. Mô mềm đạo tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều. Mô dẫn với gỗ ở trên libe ở dưới xếp thành hình cung lõm xuống và 1-2 bó phụ nhỏ hơn ở hai bên phía trên cung chính. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 10-15 dãy trên cung, mỗi dãy có 1-6 mạch xen kẽ với mô mềm gồm 1-4 dãy tế bào đa giác nhỏ vách cellulose; bó phụ mạch gỗ ít nằm dưới libe hoặc không có gỗ. Libe ít, tế bào đa giác kích thước rất nhỏ, không đều, xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục dưới dãy mạch gỗ, xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose, kích thước mỗi đám libe bằng hoặc hơi lớn hơn tế bào mô mềm xen kẽ gỗ. Mô mềm đạo 1-4 lớp trên gỗ và 2-5 lớp dưới libe, tế bào hình đa giác, kích thước nhỏ hơn tế bào mô mềm đạo bao bên ngoài, không đều, vách cellulose hơi dày. Tinh bột rải rác trong một vài tế bào mô mềm đạo giống như ở cuống lá.
Phiến lá
Tế bào biểu bì trên hình bầu dục hoặc chữ nhật dài, to nhỏ không đều nhau. Tế bào biểu bì dưới hình dạng rất khác nhau, kích thước nhỏ hơn biểu bì trên. Cả hai lớp biểu bì có lông che chở đa bào và lông tiết giống ở thân, lỗ khí nhiều ở biểu bì dưới. Nhiều chỗ biểu bì lõm xuống đính lông tiết. Mô mềm giậu ở dưới biểu bì trên, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật dài, không đều; dưới mỗi tế bào biểu bì trên có 1-3 tế bào mô mềm giậu. Mô mềm khuyết nối từ lớp mô mềm giậu đến biểu bì dưới gồm 2-5 lớp tế bào hình đa giác vách hơi lượn, kích thước không đều, xếp chừa khuyết không đều. Nhiều bó gân phụ nhỏ chạy dọc hoặc bị cắt ngang gồm gỗ ở trên, libe ở dưới.
Rễ
Vi phẫu hình gần tròn. Các mô: Mô mềm vỏ ngoài khuyết một vài lớp tế bào đa giác dài hơi bầu dục nằm ngang, kích thước lớn, không đều, bị bong tróc nhiều; mô mềm vỏ trong 2-3 lớp xếp thành dãy xuyên tâm và vòng đồng tâm. Trụ bì 1-2 lớp tế bào hình đa giác vách cellulose. Tầng bì sinh xuất hiện trong vùng mô mềm vỏ trong sinh bần ở ngoài và nhu bì ở trong. Bần vài lớp tế bào vách mỏng uốn lượn xếp xuyên tâm, bong tróc không đều. Nhu bì vài lớp tế bào hình chữ nhật, vách cellulose, thường ép dẹp, xếp xuyên tâm với bần. Libe 2 liên tục, tế bào vách mỏng, xếp xuyên tâm thành nhiều lớp, có thể có cụm sợi trong libe ở rễ già. Gỗ 2 chiếm tâm; mạch gỗ hình đa giác, tròn hay bầu dục kích thước to nhỏ không đều; mô mềm gỗ bao quanh mạch, hóa mô cứng không đều. Gỗ 1 khó phân biệt. Tia tủy 2-5 dãy tế bào hình đa giác dài. Tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp, rải rác trong libe 2 và tia libe.
Đặc điểm bột dược liệu: 
Bột toàn cây màu xanh, mùi thơm, vị hơi cay. Thành phần gồm: Mảnh biểu bì lá tế bào vách uốn lượn có lỗ khí kiểu trực bào. Mảnh biểu bì gân lá tế bào đa giác dài. Lông che chở đa bào một dãy bị gãy. Lông tiết đa bào nhiều. Mảnh cánh hoa. Hạt phấn hình gần bầu dục có rãnh, bề mặt có vân mạng. Mảnh mạch (xoắn, mạng, vạch, điểm). Sợi dài và ít tế bào mô cứng. Mảnh mô mềm thân và lá tế bào vách mỏng. Mảnh mô dày.
Phân bố, sinh học và sinh thái: 
Ở Việt Nam, Húng quế có ở nhiều tỉnh. Cây ưa sáng và ẩm, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm, thích hợp với đất phù sa và đất thịt. Mùa ra hoa tháng 7-9, quả chín tháng 10-12.
Bộ phận dùng: 
Toàn cây và hạt (Herba et Semen Ocimi)
Thành phần hóa học: 
Phần trên mặt đất của cây Húng quế chứa tinh dầu có hàm lượng cao nhất lúc cây đã ra hoa. Trong tinh dầu có linalol (60%), cineol, estragol metyl-chavicol (25-60-70%) và nhiều chất khác.
Tác dụng dược lý - Công dụng: 
Húng quế có vị cay, tính ấm, vào 2 kinh phế, tâm, có tác dụng làm ra mồ hôi, giải cảm, tán máu ứ, giảm đau. Húng quế được dùng phổ biến làm rau gia vị trong bữa ăn. Trong y học, Húng quế chữa cảm cúm, đầy bụng khó tiêu, vấp ngã hay bị đòn sưng đau. Dùng uống hoặc giã đắp. Hạt dùng làm thức giải khát như chè và có tác dụng nhuận tràng.

25.O. gratissimum L. (Cây Hương Nhu Trắng)

Tên
Tên khác: 
É trắng, Hương nhu trắng lá to É lớn lá
Tên khoa học: 
Ocimum gratissium L.
Tên đồng nghĩa: 
O. arborescens Benth.
Họ: 
Bạc hà (Lamiaceae)
Tên nước ngoài: 
Lemon basil, large basil, shrubby basil (Anh); basilic blanc,basilic à grandes feuilles, baumier, basilic du Ceylon (Pháp)
Mẫu thu hái tại: 
Lâm Đồng ngày 26 tháng 04 năm 2010.
Số hiệu mẫu: 
HNTRANG 260410; được so giống với mẫu lưu ở Viện Sinh học nhiệt đới Tp. HCM.
Cây bụi nhỡ, cao 0,7-3 m, rất phân nhánh, toàn cây có lông màu trắng xanh và có mùi thơm dịu. Thân có mấu thường phình to, khoảng cách giữa hai mấu 5-10 cm. Thân non màu xanh nhạt hoặc hơi tía, tiết diện vuông, thường có những sọc dọc nhỏ màu trắng xanh hoặc tía. Thân già màu nâu xám, gần gốc tiết diện gần tròn. Lá đơn, mọc đối chéo chữ thập. Phiến lá hình trứng - mũi mác, đầu nhọn thường hơi lệch về một bên, gốc hình nêm men xuống một phần cuống, kích thước 7-15 x 3,5-7 cm, bìa có răng cưa nhọn ở khoảng 2/3 phía ngọn lá, mặt trên xanh đậm hơn mặt dưới và có ít đốm tuyến hơn mặt dưới. Gân lá hình lông chim nổi rõ ở mặt dưới, 5-7 cặp gân phụ. Cuống lá màu xanh nhạt, nhiều lông, hình trụ hơi phẳng ở mặt trên, dài khoảng 2-5 cm, có hai đường màu xanh đậm dọc hai bên nối từ phiến lá. Cụm hoa chùm xim bó dài 10-20 cm ở ngọn cành; xim co 3 hoa (xim bó) mọc đối tạo thành vòng giả, khoảng cách giữa hai vòng giả 0,5-1,5 cm, các vòng giả tạo thành chùm. Lá bắc 1 cho 3 hoa, màu xanh nhạt, hình mác hẹp hơi cong về một bên, kích thước 0,8-1,2 x 0,2-0,4 cm, không cuống, nhiều lông, rụng sớm. Hoa nhỏ, lưỡng tính, không đều, mẫu 5. Cuống hoa hình trụ nhỏ, ngắn hơn đài, dài 3-4 mm, màu xanh nhạt, có lông. Lá đài 5, không đều, màu xanh nhạt, mặt ngoài có nhiều lông trắng và đốm tuyến, dính nhau phía dưới thành ống hình chuông dài khoảng 4-5 mm, trên chia môi 1/4: môi trên lớn, hình tròn đầu hơi nhọn, thường có 3 gân, nơi tiếp giáp giữa hai môi có nếp gấp hẹp chừa phần mép hơi lật về phía sau; môi dưới một phiến trên chia 4 thùy dạng răng tam giác nhọn, 2 thùy bên giống nhau và ngắn hơn 2 thùy trước. Đài đồng trưởng, tiền khai lợp. Cánh hoa 5, màu trắng ngà hay vàng nhạt, rìa hơi tím hồng, mặt ngoài có nhiều lông màu trắng, dính nhau bên dưới thành ống hình chuông dài khoảng 3 mm, trên chia môi 4/1: môi trên một phiến phía trên xẻ cạn thành 4 thùy, 2 thùy bên giống nhau hình bầu dục đầu hơi nhọn kích thước khoảng 2 x 1,5 mm, 2 thùy sau giống nhau gần tròn kích thước khoảng 1 x 1mm; môi dưới dài hơn môi trên, hình bầu dục hơi khum úp vào trong, mặt ngoài chỗ khum có nhiều lông màu trắng, bìa hơi nhăn, kích thước 2,5 x 1,5 mm. Tiền khai tràng lợp. Nhị 4, kiểu 2 trội, chỉ nhị dạng sợi màu trắng, đính ở khoảng giữa ống tràng xen kẽ cánh hoa, nhị trước nhẵn dài khoảng 0,4-0,5 cm, nhị sau dài khoảng 0,3-0,4 cm có cựa lồi mang chùm lông màu trắng; bao phấn màu vàng, hình bầu dục, 2 buồng song song, đính giữa, nứt dọc, hướng trong; hạt phấn rời, hình cầu hay bầu dục gần cầu có rãnh, mặt ngoài có vân mạng, đường kính 25-35 µm. Lá noãn 2, vị trí trước sau, bầu trên 2 ô màu trắng xanh, nhẵn, có vách giả rất sớm chia thành 4 ô, mỗi ô 1 noãn, đính đáy; vòi nhụy màu trắng, dạng sợi, dài khoảng 0,6-0,7 mm, đính ở đáy bầu; 2 đầu nhụy màu trắng hồng, dạng sợi, dài khoảng 1,5 mm. Đĩa mật dưới gốc bầu. Quả bế tư màu nâu, hình trứng, dài khoảng 1,2-1,5 mm, đựng trong đài tồn tại.
- Ngoài mẫu thu hái tại Lâm Đồng, chúng tôi còn thu hái tại một số nơi như: Khoa Dược đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh; huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận; Thảo cầm viên Sài Gòn. Qua phân tích hình thái nhận thấy giữa các mẫuchir có một số khác biệt về kích thước của cây và lá, màu sắc của thân, độ dày của lông trên thân và lá.
Hoa thức và Hoa đồ: 


Tiêu bản:
http://i727.photobucket.com/albums/ww278/hthtien/Vuon%20rau/Etrang.jpg
Đặc điểm giải phẫu: 
Thân:
Vi phẫu thân non hình vuông khuyết ở bốn cạnh, thân già hình gần tròn. Các mô gồm: Tế bào biểu bì hình chữ nhật khá đều, lớp cutin khá dày. Trên biểu bì có lỗ khí, lông che chở đa bào và lông tiết đa bào. Lông che chở đa bào một dãy kích thước lớn gồm 2-8 tế bào, bề mặt lấm tấm, đôi khi có eo thắt. Lông tiết nhiều, có nhiều dạng: lông tiết đầu đơn bào hình bầu dục hoặc tròn, chân một tế bào ngắn hoặc chân 2-3 tế bào; loại lông tiết đầu to tròn hay bầu dục hơi lõm gồm 2-6 tế bào, chân một tế bào ngắn nằm cùng hoặc trên mức biểu bì. Mô dày góc gồm 1-7 lớp tế bào hình đa giác hay gần tròn, không đều, tập trung nhiều ở bốn góc lồi. Mô mềm vỏ khuyết, khoảng 2-4 lớp tế bào hình đa giác hơi dài hoặc bầu dục nằm ngang, vách mỏng, ở thân già có xu hướng bị ép dẹp. Nội bì khung Caspary tế bào to hình bầu dục. Trụ bì hóa mô cứng thành từng đám 1-5 lớp. Ở thân già, tầng bì sinh xuất hiện trong lớp trụ bì sinh bần ở ngoài lục bì ở trong làm cho phần vỏ cấp 1 bị đẩy ra ngoài bong tróc nhiều. Libe 1 ít, tế bào hình đa giác kích thước nhỏ, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Libe 2 không liên tục do tia libe hẹp 1-2 dãy tế bào, tế bào hình đa giác, vách mỏng, đám sợi libe xen kẽ trong libe 2. Gỗ 2 nhiều; mạch gỗ 2 kích thước không đều, hình tròn hoặc đa giác, xếp lộn xộn; mô mềm gỗ bao quanh mạch, hình đa giác vách dày không đều, tẩm chất gỗ, một số vách cellulose. Gỗ 1 thành cụm nằm dưới gỗ 2, cụm dưới mỗi góc thường có 15-20 bó, cụm ở cạnh thường 1-4 bó, mỗi bó 2-4 mạch xếp ly tâm; mô mềm gỗ 1 tế bào nhỏ, xếp khít, vách cellulose, một số tẩm chất gỗ. Tia tủy nhiều, hẹp 1-2 dãy tế bào hoặc rộng nhiều dãy tế bào ở 4 cạnh, tế bào hình chữ nhật hoặc đa giác, kích thước lớn dần từ trong ra ngoài. Mô mềm tủy đạo, tế bào đa giác gần tròn, to, vách tẩm chất gỗ có nhiều lỗ. Tinh bột rải rác trong tế bào mô mềm vỏ, nội bì, mô mềm gỗ, tia tủy và mô mềm tủy. Hạt tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp, tụ thành đám.
:
Cuống lá:
Mặt trên phẳng hoặc hơi lồi, mặt dưới lồi nhiều thắt eo ở hai bên. Biểu bì tế bào hình chữ nhật, biểu bì trên kích thước bằng hoặc hơi lớn hơn biểu bì dưới, lớp cutin mỏng. Trên biểu bì có lỗ khí rải rác, nhiều lông che chở và lông tiết như ở thân. Mô dày góc 4-6 lớp dưới biểu bì trên, 1-3 lớp trên biểu bì dưới, tế bào hình đa giác, kích thước không đều khoảng 1-3 lần lớn hơn tế bào biểu bì. Mô mềm đạo tế bào đa giác hay gần tròn, to, không đều. Mô mềm khuyết dưới biểu bì của phần thắt eo ở hai bên, 1-3 lớp tế bào đa giác hay gần tròn, kích thước nhỏ, chứa lục lạp, xếp chừa khuyết vừa. Mô dẫn với gỗ ở trên libe ở dưới, xếp thành hình vòng cung bị gián đoạn ở giữa và 2-3 bó phụ nhỏ ở hai bên phía trên bó chính. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 18-22 dãy ở mỗi bên của cung, mỗi dãy có 1-7 mạch xen kẽ với mô mềm gồm 1-3 dãy tế bào đa giác nhỏ vách cellulose. Libe tế bào đa giác nhỏ, không đều, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose. Trên gỗ là mô mềm đặc 1-3 lớp tế bào hình đa giác, vách hơi dày. Phía dưới libe là mô dày góc 2-4 lớp tạo thành cụm, tế bào hình đa giác kích thước to nhỏ không đều.
Gân giữa:
Mặt trên hơi lồi hơi lõm ở giữa, mặt dưới lồi nhiều. Tế bào biểu bì trên hơi lớn hơn biểu bì dưới, tế bào biểu bì dưới khá đều, lớp cutin hơi mỏng. Cả hai lớp biểu bì có lỗ khí, lông che chở và lông tiết giống như ở thân. Mô dày góc 2-6 lớp tế bào hình đa giác gần tròn kích thước không đều, phân bố sát biểu bì trên nhiều hơn biểu bì dưới. Mô mềm đạo tế bào hình tròn hoặc đa giác gần tròn, kích thước lớn, không đều. Mô dẫn với gỗ ở trên libe ở dưới xếp thành hình cung bị gián đoạn ở giữa và 2-4 bó phụ nhỏ phía trên và ở vùng gián đoạn của bó chính. Mạch gỗ nhỏ, tròn hay đa giác gần tròn xếp thành 10-15 dãy ở mỗi bên của cung, mỗi dãy có 1-6 mạch xen kẽ với mô mềm gồm 1-3 dãy tế bào đa giác nhỏ vách cellulose; bó phụ mạch gỗ ít nằm dưới libe hoặc không có gỗ. Libe tế bào đa giác nhỏ, không đều, sắp xếp lộn xộn thành nhiều đám không liên tục xen kẽ với mô mềm vách dày cellulose. Trên gỗ là mô mềm đặc 1-3 lớp tế bào hình đa giác, vách hơi dày. Phía dưới libe là mô mềm vách dày 2-4 lớp tạo thành cụm, tế bào hình đa giác kích thước to nhỏ không đều.
Phiến lá:
Tế bào biểu bì trên hình bầu dục hoặc chữ nhật dài, to nhỏ không đều nhau. Tế bào biểu bì dưới hình dạng rất khác nhau, kích thước nhỏ hơn biểu bì trên. Cả hai lớp biểu bì có lông che chở đa bào và lông tiết giống ở thân, lỗ khí nhiều ở biểu bì dưới. Nhiều chỗ biểu bì lõm xuống đính lông tiết. Mô mềm giậu ở dưới biểu bì trên, gồm 1 lớp tế bào hình chữ nhật, không đều; dưới mỗi tế bào biểu bì trên có 2-4 tế bào mô mềm giậu. Mô mềm khuyết nối từ lớp mô mềm giậu đến biểu bì dưới gồm 2-5 lớp tế bào hình đa giác vách hơi lượn, kích thước không đều, xếp chừa khuyết không đều. Nhiều bó gân phụ nhỏ chạy dọc hoặc bị cắt ngang gồm gỗ ở trên, libe ở dưới.
Rễ:
Vi phẫu hình tròn. Các mô gồm: Bần vài lớp tế bào vách mỏng uốn lượn xếp xuyên tâm, bong tróc không đều. Nhu bì vài lớp tế bào hình chữ nhật, vách cellulose, thường ép dẹp, xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ khuyết 1-3 lớp tế bào đa giác dài hơi bầu dục nằm ngang, kích thước không đều, thường bị ép dẹp. Libe 2 tế bào vách mỏng, xếp xuyên tâm thành nhiều lớp, cụm sợi libe xen kẽ với mô mềm libe. Gỗ 2 chiếm tâm tạo thành 2-3 vòng bắt màu khác nhau; mạch gỗ hình đa giác, tròn hay bầu dục kích thước to nhỏ không đều; mô mềm gỗ bao quanh mạch, hóa mô cứng không đều. Gỗ 1 không phân biệt được. Tia tủy hẹp 1-2 dãy tế bào hình đa giác. Tinh bột ít, rải rác trong tế bào libe 2 và tia libe, hạt tinh bột nhỏ, hình tròn dẹp.
Đặc điểm bột dược liệu: 
Bột toàn cây màu xanh, mùi thơm, vị hơi cay. Soi dưới kính hiển vi thấy: Mảnh biểu bì lá có lỗ khí kiểu trực bào, tế bào vách uốn lượn. Mảnh biểu bì gân tế bào đa giác dài. Lông che chở đa bào một dãy bị gãy. Lông tiết đa bào nhiều. Mảnh cánh hoa. Hạt phấn hình gần bầu dục có rãnh, bề mặt có vân mạng. Mảnh mạch (xoắn, mạng, vạch, điểm). Sợi dài và ít tế bào mô cứng. Mảnh mô mềm thân và lá tế bào vách mỏng. Mảnh mô dày.
Phân bố, sinh học và sinh thái: 
Hương nhu trắng là cây bụi ưa sáng, có biên độ sinh thái khá rộng, có thể thích nghi với vùng có khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm cũng như vùng cận nhiệt đới. Cây mọc hoang và được trồng ở nơi sáng và ẩm, các bãi hoang, ven đồi núi và bờ ruộng. Ở độ cao trên 1000 m, cây mọc chậm. Mùa hoa quả : tháng 5-7.
Bộ phận dùng: 
Phần trên mặt đất (Herba Ocimi gratisssimi), thu hái khi cây ra hoa, phơi khô. Có thể cất tinh dầu.
Thành phần hóa học: 
Phần trên mặt đất của Hương nhu trắng chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu là eugenol, D- germacren, cis β-ocimen.
Tác dụng dược lý - Công dụng: 
Hương nhu trắng có vị the, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng giải cảm, giải nhiệt, lợi tiểu.
 26. Plectranthus amboinicus(Húng chanh)

Húng chanh
Plectranthus amboinicus Húng chanh.jpg
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Lamiales
Họ (familia): Lamiaceae
Chi (genus): Plectranthus
Loài (species): P. amboinicus
Tên hai phần
Plectranthus amboinicus
(Lour.) Spreng.
Tên đồng nghĩa
Coleus amboinicus Lour.
Coleus aromaticus Benth.
 
 Húng chanh hay tần dày lá, rau thơm lùn, rau thơm lông, rau tần, dương tử tô (danh pháp hai phần: Plectranthus amboinicus, đồng nghĩa: Coleus amboinicus) là cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae).
 Cây thân thảo, sống lâu năm, cao 20–50 cm. Phần thân sát gốc hoá gỗ. Lá mọc đối, dày cứng, giòn, mọng nước, mép khía răng tròn. Thân và lá dòn, mập, lá dày có lông mịn, thơm và cay. Hai mặt lá màu xanh lục nhạt. Hoa nhỏ,4 tiểu nhị, màu tím đỏ, mọc thành bông ở đầu cành. Quả nhỏ, tròn, màu nâu. Toàn cây có lông rất nhỏ và thơm như mùi chanh nên được gọi là húng chanh.
 Chữa cảm, cúm, sốt cao, sốt không ra mồ hôi được, viêm phế quản, ho, hen, ho ra máu, viêm họng, khản tiếng, nôn ra máu, chảy máu cam: ngày dùng 10-16g dạng thuốc sắc, thuốc xông hoặc giã nát, thêm nước gạn uống. Dùng ngoài giã đắp trị rết, bọ cạp cắn.
 27.Mentha aquatica(Húng Láng)

Húng Láng
Húng láng đang ra hoa
Húng láng đang ra hoa
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Lamiales
Họ (familia): Lamiaceae
Chi (genus): Mentha
Loài (species): M. aquatica
Tên hai phần
Mentha aquatica
L.
 
Húng thơm làng Láng, thường gọi là húng Láng, húng lũi, rau thơm[1] (danh pháp hai phần: Mentha aquatica[2]) thuộc họ Hoa môi[3], mọc hoang tại châu Âu (ngoại trừ phía cực Bắc) và tây bắc châu Phi, tây nam châu Á[3][4].
Tại Việt Nam, rau này là loại húng đặc sản của làng Láng, là loại rau gia vị có mùi thơm dịu mát, thường gặp trong bữa ăn bình dân hàng ngày hay cỗ bàn của người Hà Nội và cư dân quanh vùng.
Làng Láng thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội, xưa thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long.

Húng láng là loài cây thảo sống dai. Thân rễ mọc bò, thân bò dưới đất có vảy, thân trên mặt đất mang lá, phân nhánh, có thể cao đến 1m. Lá có cuống, hình thuôn dài, mép khía răng cưa. Hoa hợp thành vòng ở kẽ lá. Quả bế, có nốt sần sùi. Toàn thân có mùi thơm, dùng làm gia vị ăn sống.
Cây húng Láng lá nhỏ ít răng cưa, mọc lan thành khóm, không mọc thành bụi to như húng giổi. Mặt lá mầu xanh thẫm, cuống và gân lá mầu tím. Thân cây đanh lẳn, tròn, màu tím sẫm, không có lông. Lá có mùi thơm dịu hơn các loại húng quế như húng chó, húng giổi... Húng có hoa nhưng không có hạt. Người trồng húng phải chọn ngắt những thân cây bánh tẻ trồng xuống đất ẩm. Sau vài ngày, húng sẽ đâm rễ và phát triển.[5]
Người Hà Nội dùng tên "rau thơm" để gọi chung các loại rau gia vị và gọi riêng cho loại húng Láng này. Loại húng này được trồng ở làng Láng (Hà Nội) từ rất lâu đời. Hương vị đặc biệt của húng Láng không còn nữa khi đem trồng vùng đất khác.[5]
Húng Láng được nhắc đến trong câu ca dao về đặc sản Hà Nội:
Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô đầm Sét, sâm cầm hồ Tây
Năm 2008, do quy hoạch đô thị, đất vốn dành để trồng rau thơm chuyển thành đất để xây dựng. Làng Láng không còn trồng húng thơm.[6]
 28.Blumea lanceolaria(Xương sông)

Xương sông
Blumea lanceolaria.JPG
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Asterales
Họ (familia): Asteraceae
Phân họ (subfamilia): Asteroideae
Tông (tribus): Inuleae
Chi (genus): Blumea
Loài (species): B. lanceolaria
Tên hai phần
Blumea lanceolaria
(Roxb.) Druce, 1917
 Xương sông còn gọi là xang sông, hoạt lộc thảo, rau húng ăn gỏi (danh pháp khoa học: Blumea lanceolaria (Roxb.) Druce, 1917, đồng nghĩa: Conyza lanceolaria Roxb. 1814, Blumea myriocephala DC., 1836, Gorteria setosa Lour., 1790), cây gia vị và làm thuốc, họ Cúc (Asteraceae).
 Mọc dại và được trồng ở nhiều nơi trong vùng Nam ÁĐông Nam Á, Hoa Nam, Đài Loan... Thường mọc tự nhiên trong vườn hoặc trong rừng ở cao độ thấp do gió thổi các quả bế có lông đi khắp nơi.
 Lá có mùi hơi hăng của dầu, khá đặc trưng không giống các loại rau thơm khác, nên được dùng chủ yếu làm gia vị, nấu canh. Lá non dùng để làm gia vị trộn trong chả và cuốn chả nướng, ăn với gỏi cá. Có thể dùng để nấu, nêm nếm trong một số món thịt, . Thân và lá làm thuốc trị ho, giải nhiệt, kích thích tiết mồ hôi.
 29.Anethum graveolens(Thì là)

Thì là
Illustration Anethum graveolens0.jpg
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Apiales
Họ (familia): Apiaceae
Phân họ (subfamilia): Apioideae
Chi (genus): Anethum
L.
Loài (species): A. graveolens
Tên hai phần
Anethum graveolens
L.
 Thì là hay thìa là là một loài cây lấy lá làm gia vị và lấy hạt làm thuốc được sử dụng rất phổ biến ở châu Á và vùng Địa Trung Hải.
 
Thì là chứa nhiều Vitamin Cchất xơ. Gần đây người ta còn cho rằng thì là có chứa một hoạt chất oxy hóa cực mạnh có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Tuy nhiên nghiên cứu trên mới chỉ giới hạn trên động vật, chưa được thử nghiệm trên con người.
Theo Đông y, thì là có tính nóng, giúp quân bình và điều hoà khí âm dương, điều hoà thể trọng, giảm đau, giúp tiêu hóa và giúp sản phụ có nhiều sữa. [cần dẫn nguồn]
Việt Nam nhất là ở các vùng phía Bắc, thì là được xem là gia vị không thể thiếu khi nấu các món canh cá nhất là các loài cá da trơn và có mùi tanh đậm.
Tinh dầu thì là được chưng cất chủ yếu từ hạt, được bán rộng rãi và được ưa chuộng dùng để xông hương, tạo ẩm, đặc biệt là pha vào nước để tắm, gội vì được cho rằng sẽ làm datóc mượt mà hơn...
30.Ipomoea aquatica(Rau muống )
Rau muống
Ipomoea aquatica (2).JPG
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Solanales
Họ (familia): Convolvulaceae
Chi (genus): Ipomoea
Loài (species): I. aquatica
Tên hai phần
Ipomoea aquatica
Forssk.
Cây mọc bò, ở mặt nước hoặc trên cạn. Thân rỗng, dày, có rễ mắt, không lông. Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài. Hoa to, có màu trắng hay hồng tím, ống hoa tím nhạt, mọc từng 1-2 hoa trên một cuống. Quả nang tròn, đường kính 7–9 mm, chứa 4 hạt có lông màu hung, đường kính mỗi hạt khoảng 4 mm.

Tùy theo điều kiện trồng trọt, có thể phân ra các giống:
  • Rau muống ruộng có hai giống trắng và đỏ: rau muống trắng thường được trồng cạn, trên luống đất, cần không nhiều nước, thân thường trắng xanh, nhỏ, kém chịu ngập; rau muống đỏ trồng được cả ở trên cạn và ở nước ngập, ưa nhiệt độ 20-30 °C, giống này thân to, cuống thường có màu đỏ, mọng.
  • Rau muống phao: cấy xuống bùn, cho rau nổi trên mặt nước, cắt ăn quanh năm.
  • Rau muống bè: kết thành bè thả trên mặt nước ao, hồ, kênh, mương quanh năm, những tháng rét năng suất kém.
  • Rau muống thúng: trồng vào thúng có đấtphân, đặt lên giá cắm ở ao sâu để thúng nổi lên khoảng 1/4 chiều cao, cho rau bò kín mặt ao.
Các giống rau muống nước thường luộc ngon hơn xào hay ăn sống, giống trồng cạn thường thích hợp với xào hoặc có thể ăn sống.
 Rau muống có 92% nước, 3,2% protit, 2,5% gluxit, 1% xenluloza, 1,3% tro. Hàm lượng muối khoáng cao: canxi, phốtpho, sắt. Vitamin có caroten, vitamin C, vitamin B1, vitamin PP, vitamin B2.

Ẩm thực và chế biến


Rau muống xào kiểu Penang, Malaysia.
Từ rau muống, cách đơn giản nhất là luộc lên. Và tùy theo từng vùng, người ta có thể chấm với nước mắm, xì dầu, chao, mắm téptương (đặc biệt là tương Bần). Ngoài rau muống luộc, còn có rau muống xào tỏi (có thể gia chút mắm tôm theo truyền thống); làm nộm rau muống với lạc rang giã dập, giấm, đường, tỏi, ớt; gia vào canh riêu cua hoặc canh cua khoai sọ thay cho rau rút, ăn với lẩu gà, làm rau muống nướng. Cũng thường thấy rau muống được chẻ ra ăn sống với các loại rau thơm khác. Mỗi cách đều có hương vị riêng và tùy sở thích của từng vùng, từng miền mà cách chế biến có khác nhau.
Tại Việt Nam xưa đã từng có loại rau muống được nuôi trồng rất cầu kỳ bằng cách cho ngọn rau mọc cuộn trong những chiếc vỏ ốc rỗng, để lấy những ngọn rau muống trắng nõn và mập mạp tiến vua.

Dược lý

Chữa bệnh đái tháo đường. Đắp vết loét do bệnh zona.
31. Momordica charantia( Mướp đắng)
Mướp đắng
Momordica charantia Blanco2.357.png
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Rosids
Bộ (ordo): Cucurbitales
Họ (familia): Cucurbitaceae
Chi (genus): Momordica
Loài (species): M. charantia
Tên hai phần
Momordica charantia
L., 1753
Mướp đắng, miền Nam Việt Nam gọi là khổ qua (danh pháp hai phần: Momordica charantia) là một cây leo mọc ở vùng nhiệt đớicận nhiệt đới thuộc họ Bầu bí, có quả ăn được, thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả.
Tên gọi trong tiếng Anh của mướp đắng là bitter melon hay bitter gourd được dịch từ tiếng Trung: 苦瓜 (kǔguā) khổ qua; (苦 khổ: đắng; 瓜 qua: mướp; 苦瓜 khổ qua: mướp đắng[1]).
Mướp đắng là cây bản địa của vùng nhiệt đới nhưng không rõ có nguồn gốc ở nước nào. Cây mướp đắng được trồng rộng rãi ở Ấn Độ (Karela करेला trong tiếng Hindi), Pakistan (Karela کریلا trong tiếng Urdu, اردو), (komboze کمبوزه trong tiếng Ba Tư), Nam Phi, Đông Nam Á, Trung Quốc, châu Phi và vùng Caribe.
Mướp đắng tính mát, không nên dùng cho người tỳ vị hư hàn (rối loạn chức năng tiêu hóa do lạnh).
- Mướp đắng trộn rau cần: Mướp đắng 150g; rau cần 150g, tương mè; tỏi nhuyễn mỗi thứ với lượng vừa. Trước tiên gọt bỏ vỏ, ruột mướp đắng cắt thành sợi nhỏ, trần qua nước sôi, rồi lại dùng nước lạnh dội qua, để ráo nước, sau đó trộn mướp đắng với rau cần, nêm thêm các vật liệu. Món ăn có tác dụng mát gan giảm huyết áp, thích hợp dùng cho người bệnh cao huyết áp.
- Trà mướp đắng: Mướp đắng 1 quả, trà xanh với lượng vừa. Mướp đắng cắt bỏ một phần trên, móc bỏ ruột, nhét trà xanh vào, treo trái mướp đắng ở nơi thoáng gió; một thời gian sau, lấy xuống, rửa sạch, cùng trà cắt nhuyễn, trộn đều, mỗi lần lấy 10g cho vào một tách, hãm với nước sôi. Món trà này có tác dụng thanh nhiệt giải thử (làm mát chống say nắng); miệng khát phiền nhiệt.
- Nước mướp đắng: Mướp đắng tươi 500g. Trước tiên rửa sạch mướp đắng, cắt lát, cho vào nồi, thêm 250ml nước, nấu khoảng 10 phút. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt sáng mắt, thích hợp dùng cho người bệnh can hỏa (gan nóng) bốc lên, mắt đỏ sưng đau

+ Kích thích ăn uống, tiêu viêm, thoái nhiệt: Mướp đắng giúp kiện tỳ khai vị (kích thích chức năng tiêu hóa); Alkaloid trong mướp đắng có công hiệu lợi niệu hoạt huyết (lợi tiểu, máu lưu thông); tiêu viêm thoái nhiệt (chống viêm, hạ sốt); thanh tâm minh mục (mát tim sáng mắt).
+ Phòng chống ung thư: Thành phần protein và nhiều lượng vitamin C trong mướp đắng giúp nâng cao chức năng miễn dịch của cơ thể, làm cho tế bào miễn dịch có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư; Nước cốt mướp đắng chứa thành phần protein tựa như hoạt chất Alkaloid, giúp tăng cường chức năng nuốt của các thực bào.
+ Giảm thấp đường huyết: Nước cốt mướp đắng tươi, có tác dụng hạ đường huyết tốt, là món ăn lý tưởng cho người bệnh tiểu đường.
Nước tắm cho trẻ em nhiều rôm sảy: Mướp đắng 2 - 3 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước tắm cho trẻ. Ngày làm 1 lần.
Chữa ho: Mướp đắng 1 - 2 quả. Rửa sạch, bổ làm đôi, nấu với nước, lấy nước uống trong ngày.
Chữa thấp khớp: Lá mướp đắng 8g, dây đau xương sao 8g, cây xấu hổ 8g, rễ nhàu 8g, cỏ xước 8g, cây vòi voi sao 8g, cối xay 8g, rễ ngũ trảo 5g, dây thần thông 5g, quế chi 4g, gừng tươi 3g. Sắc uống ngày 1 thang.
Nước sắc khổ qua: Khổ qua 1 - 2 quả, tách bỏ ruột, thái lát, sắc lấy nước cho uống. Dùng cho các trường hợp tiểu đường, sốt cao mất nước, miệng khô, họng khát.
Nước chiết khổ qua ướp đường: Khổ qua tươi 1 - 2 quả. Khổ qua rửa sạch, nghiền nát nhuyễn, cho thêm 100g đường trắng trộn khuấy đều để sau 2 giờ đem khuấy nước sôi nguội và lọc lấy nước cho uống 1 lần. Dùng cho chứng nhiệt lỵ.
Khổ qua xào đậu phụ: Khổ qua 150g, đậu phụ 100g. Khổ qua rửa sạch, bỏ ruột thái lát, dùng dầu xào to lửa cho chín tái, cho đậu phụ thái lát và ít muối gia vị, tiếp tục xào to lửa cho chín đều. Cho ăn ngày 1 lần. Dùng thường ngày cho bệnh nhân tiểu đường.
Khổ qua xào thịt nạc: cách làm tương tự như trên, thay đậu phụ bằng thịt lợn nạc. Dùng cho các trường hợp chảy máu cam, tiểu đường, đau mắt đỏ...
Khổ qua xào cà rốt: Khổ qua 60g, cà rốt 60g, thêm hành tiêu gia vị xào với lửa to. Ăn ngày 2 lần. Dùng cho các trường hợp tiêu chảy, đặc biệt là ở trẻ nhỏ với liều bằng nửa của người lớn.
Thịt nạc hầm khổ qua củ cải: Khổ qua 250g - 500g, thịt lợn nạc 125g - 250g, củ cải 100g - 200g. Khổ qua rửa sạch thái lát, thịt lợn nạc thái miếng, củ cải thái miếng; hầm với nước; khi đã chín thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 lần, liên tục 20 ngày. Dùng cho các bệnh nhân viêm họng mạn tính, đau rát họng, ho khan, viêm nề hoặc viêm teo niêm mạc họng.
Khổ qua xào bột tề: Khổ qua 60g, bột củ năn 60g. Khổ qua bỏ ruột thái lát, bột tề (củ năn) bóc vỏ thái lát. Cho dầu vừng hoặc dầu thực vật xào to lửa, thêm gia vị. Cho ăn ngày 1 - 2 lần. Dùng cho các trường hợp viêm loét niêm mạc môi miệng, viêm lưỡi và họng hầu. Ăn và nhai nuốt đều đau, sốt nóng.
32.spearmint(Húng lũi)
những tác dụng chưa biết
 http://loghouseplants.com/plants/wp-content/uploads/2012/01/Mint_Moroccan.jpg
Trong húng lũi có chứa hợp chất perillyl, có khả năng giải tán sự tụ tập của các tế bào gây ung thư ruột, phổi, da...
Hàng thế kỷ nay, húng lũi đã cống hiến cho đời hương thơm, vị the và một khả năng chữa bệnh tuyệt vời. Tên cúng cơm của nó là mentha (mint). Dòng họ mint có rất nhiều gia tộc, trong đó húng lũi (spearmint) là một thành viên.

http://random1881.files.wordpress.com/2008/06/moroccan-mint1.jpgPhòng chống nhiều loại bệnh

“Tuyệt chiêu” của húng lũi là làm dịu đi những cồn cào khó chịu ở dạ dày. Cho dù chỉ cần vài lá bỏ vào tách trà nóng hoặc vài cọng húng lũi cũng đủ làm chén cơm thêm phần hương vị thì húng lũi đều có khả năng phát huy tối đa công dụng. Do một loại hương liệu có trong lá húng lũi, loại hương liệu này sẽ kích hoạt tuyến nước bọt cũng như các tuyến khác tham gia vào quá trình tiêu hóa, làm cho những tuyến này tiết ra những men (enzymes) tiêu hóa.

Đâu chỉ có thế thôi, húng lũi còn giúp cải thiện hội chứng kích ứng ruột, làm chậm đi sự tăng sinh của vi khuẩn và các loại nấm gây bệnh. Húng lũi cũng có công trong điều trị bệnh suyễn, các bệnh về hô hấp do khả năng làm “nguội” và làm dịu cổ họng, mũi, các ống hô hấp...

Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy húng lũi có khả năng phòng chống ung thư do trong húng lũi có chứa một loại hợp chất gọi là perillyl, chất này có khả năng giải tán sự tụ tập của các tế bào gây ung thư ruột, phổi, da... Nước ép húng lũi là loại nước vệ sinh da mặt tuyệt hảo. Tinh dầu húng lũi còn chống lở chốc, đặc tính này còn được áp dụng chữa trị những vết cắn của côn trùng như muỗi, ong...

Giữ hơi thở thơm tho

Húng lũi còn có một đặc tính “ăn tiền” khác là giúp vệ sinh răng miệng, làm hơi thở thơm tho do có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các vi khuẩn sống bám ở răng, lưỡi...

Hiện nay, người ta dùng húng lũi vào nhiều lĩnh vực khác nhau như thực phẩm (kem, rượu, bia...), mỹ phẩm, dược phẩm. Ngành công nghiệp thuốc lá cũng ăn theo. Hóa chất nổi tiếng có trong húng lũi là menthol. Các nhà sản xuất thuốc lá đã đưa menthol vào thuốc lá để đem lại vị the và hương thơm. Đã có những khuyến cáo rằng phụ nữ hút nhiều thuốc lá có nhiều menthol càng khó có khả năng sinh nở, đàn ông hút nhiều thuốc lá có menthol sẽ dễ bị bất lực. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn không biết chắc rằng menthol có phải là đồng phạm với khói thuốc lá hay không.

Nhiều tin đồn cho rằng húng lũi có khả năng cải thiện các hoạt động của não. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa được minh chứng bằng giấy trắng mực đen.
Một người anh em bà con của húng lũi là rau húng bạc hà (chớ nhầm lẫn với cây bạc hà dùng để nấu canh chua của người miền Nam) có những dược tính tương tự. 33.Perilla frutescens(Tía tô)
Tía tô
Tía tô
Tía tô
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Lamiales
Họ (familia): Lamiaceae
Chi (genus): Perilla
Loài (species): P. frutescens
Tên hai phần
Perilla frutescens
(L.) Britton, 1894
Tía tô (danh pháp hai phần: Perilla frutescens, đồng nghĩa: Perilla macrostachya, Perilla ocymoides, Perilla urticifolia, Ocimum frutescens) là một trong số khoảng 8 loài cây tía tô thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae) giống như húng.
Bản địa tía tô trải rộng từ Ấn Độ sang Đông Á.
 Cây thảo, cao 0,5- 1m. Lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi hai mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành xim co ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa. Quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông. Loài tía tô mép lá quăn (Perilla ocymoides L. var. bicolorlaciniata) có giá trị sử dụng cao hơn.
 Tinh dầu chứa perillaldehyd (4 isopropenyl 1-cyclohexen 7-al), limonen, a-pinen và dihydrocumin. Hạt có dầu béo gồm acid oleic, linoleic và linolenic; acid amin: arginin, histidin, leucin, lysin, valin.

  • Perilla frutescens thứ auriculato-dentata
  • Perilla frutescens thứ crispa (đồng nghĩa: Perilla frutescens thứ nankinensis, Perilla ocymoides thứ crispa).
  • Perilla frutescens dạng crispidiscolor
  • Perilla frutescens thứ laciniata (đồng nghĩa: Perilla laciniata)
  • Perilla frutescens thứ purpurascens (đồng nghĩa: Perilla ocymoides thứ purpurascens)
  • Perilla ocimoides dạng citriodora (đồng nghĩa: Perilla citriodora 
  • Lá và hạt tía tô đều được dùng trong ngành ẩm thực của các nước Ấn, Hoa, HànNhật.
  • Tại Việt Nam lá tía tô dùng ăn sống cũng như nấu chín ví dụ như trong món canh cà bung. Lá tía tô còn được dùng cuốn chả nướng tương tự như chả lá lốt hay chả xương xông.


34.Limnophila aromatica(Ngổ )
Ngổ (ngò ôm)
Ngổ (Limnophila aromatica).JPG
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Lamiales
Họ (familia): Plantaginaceae
Chi (genus): Limnophila
Loài (species): L. aromatica
Tên hai phần
Limnophila aromatica
(Lam.) Merr.
Tên đồng nghĩa
Limnophila chinensis var. aromatica (Lam.) Yamaz.
Ambulia aromatica Lam.
Limnophila gratissima Blume
http://www.walliscreekwatergarden.com.au/wp-content/uploads/2012/08/rice-paddy-flowers.jpgNgổ, ngò om hay ngò ôm (danh pháp hai phần: Limnophila aromatica)[1] là một loại rau thơm mọc ở vùng nhiệt đới thuộc họ Mã đề. Các tỉnh miền Nam gọi là rau om hay rau ôm. Tại các tỉnh miền Trung, rau này còn được gọi là ngổ hương. Các tên gọi khác ngổ thơm, ngổ om, mò om hoặc ngổ điếc.
Ngổ mọc nhiều nhất trong vùng Đông Nam Á, nơi chúng phát triển dễ dàng trong môi trường nóng và nhiều nước, như trong ruộng lúa. Chúng mọc nổi trên mặt nước nhưng cũng có thể trồng trên cạn nếu tưới nhiều nước; khi đó rau mọc thành bụi. Rau này được sử dụng nhiều trong ẩm thực Việt Nam và cũng có thể dùng như một cây cảnh trong hồ cá cảnh hoặc bể thủy sinh. Rau này du nhập Bắc Mỹ giữa thập niên 1970 do người Việt vượt biên sang tỵ nạn và định cư sau chiến tranh Việt Nam.
Ngổ từng được phân loại vào họ Huyền sâm (hay họ Hoa mõm sói) - Scrophulariaceae.
Ngổ dễ bị lẫn với ngổ trâu (Enhydra fluctuansLour.) mà miền Nam gọi là rau ngổ hay ngổ cộng thuộc họ Cúc (Compositae), là loại cây sống nổi hay ngập nước.[2].
35.Enydra fluctuans(Ngổ trâu)
Ngổ trâu

Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Asterales
Họ (familia): Asteraceae
Chi (genus): Enydra
Loài (species): E. fluctuans
Tên hai phần
Enydra fluctuans
Lour.

 Ngổ trâu (danh pháp hai phần: Enydra fluctuans Lour.[1]), còn gọi là ngổ đắng, ngổ đất, ngổ thơm, ngổ hương, cúc nước, cần nước, miền Nam gọi là rau ngổ hoặc ngổ cộng[2], là loài cây thuốc thuộc họ Cúc.

Ngổ trâu mọc dưới nước, sống nổi hoặc ngập nước, phân cành nhiều, có mắt. Lá dài, không cuống, mọc đối hay từng ba cái một; phiến hẹp, nhọn, bìa có răng thưa. Thân dài hàng mét, thân hình trụ nhẵn không lông, phân cành nhiều, có mắt, không lông. Lá ngổ trâu mọc đối, không cuống, phía dưới ôm vào thân, mép có răng cưa, dài khoảng 5 cm, rộng 6–10 mm. Cụm hoa hình đầu, không cuống, hoa mọc ở nách lá, hay ngọn, có màu trắng hoặc lục nhạt; 4 lá bắc hình trái xoan. Toàn hoa ống, hoa ngoài là hoa cái hình thìa lìa, có tràng và chia 3 thùy, hoa trong lưỡng tính, hình ống có tràng hoa xẻ 5 răng. Nhị 5, bao phấn có tai nhọn và ngắn. Bầu hình trụ cong. Quả bế không mào lông.
Ngổ trâu mọc nhiều ở các ao hồ tại Việt Nam. Ngoài ra còn thấy có ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Trung Quốc.
Ngổ trâu dễ bị lẫn với ngổ (Limnophila aromatica) mà miền Nam gọi là ngò om.[3] So với ngò om, thân ngổ trâu to cao hơn, mùi ít hăng hơn, ít tinh dầu hơn. Ngổ trâu không dùng làm gia vị kèm theo rau mùi, húng quế trong các món canh chua như ngò om mà dùng để xào với thịt bò hay tép, ăn kèm mắm kho, lươn um [2].

Rau ngổ có vị đắng, tính mát, mùi thơm và có các thành phần sau (tính theo %) nước 92,2; protein 1,5; lipid 0,3; collulose 2,0; dẫn xuất không protein 3,8; khoáng toàn phần 0,8. Còn có các caroten, vitamin B và vitamin C. Cây khô chứa tinh dầu 0,2% stigmastero, 0,05% và một lượng nhỏ một chất đắng là enydrin [4]. Có tác dụng thông hoạt trung tiện, tiểu tiện, mát huyết, cầm máu [4].
Theo Giáo sư Phạm Hoàng Hộ:
Ruộng và trồng ở bình nguyên để làm rau. Chứa enhidrin, bổ thần kinh, trị bịnh vì xáo trộn ở mật, trị băng huyết, thổ huyết, xổ, trị ăn khó tiêu, làm tốt da.
 36.Artemisia vulgaris( Ngải cứu)

Ngải cứu
Ngải cứu (Artemisia vulgaris)
Ngải cứu (Artemisia vulgaris)
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Asterales
Họ (familia): Asteraceae
Chi (genus): Artemisia
Loài (species): A. vulgaris
Tên hai phần
Artemisia vulgaris
L.
 
Ngải cứu còn có tên thuốc cứu, ngải diệp, nhả ngải (tiếng Tày), quá sú (H'mông), cỏ linh li (Thái), danh pháp hai phần: Artemisia vulgaris, là một loài thực vật thuộc họ Cúc (Asteraceae).
Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng. Những lá ở ngọn có hoa không chẻ.
Cây ngải cứu ưa ẩm, dễ trồng bằng cách giâm cành hay cây con.
Lá ngải cứu chứa tinh dầu, các flavonoid, các acid amin, như adenin, cholin.
Ngải cứu có hoạt chất diệt và đuổi côn trùng, trừ giun, trị viêm da, dị ứng. Tinh dầu có tính kháng khuẩn cao.
Ngải cứu có vị đắng, mùi thơm, tính ấm, có tác dụng điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp, ôn kinh, an thai, giảm đau, cầm máu, sát trùng.
Ngải cứu có nguồn gốc ôn đớichâu Âu, châu Á, bắc Phi, Alaskabắc Mỹ, trong đó một số vùng coi nó là cỏ dại xâm lấn.
 Lá Ngải cứu là vị thuốc được sử dụng lâu đời trong dân gian và trong Đông y để chữa phụ nữ kinh nguyệt không đều, có thai ra huyết, đau kinh, đau bụng do lạnh, nôn mửa, kiết lỵ, thổ huyết, chảy máu cam, đa kinh, đái ra máu, bạch đới, phong thấp, ghẻ lở, trị viêm da, viêm gan, lợi tiểu.
 37.Chrysanthemum coronarium(Tần ô )

Tần ô
Chrysanthemum coronarium
Chrysanthemum coronarium
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiosperms
(không phân hạng): Eudicots
(không phân hạng): Asterids
Bộ (ordo): Asterales
Họ (familia): Asteraceae
Chi (genus): Chrysanthemum
Loài (species): C. coronarium
Tên hai phần
Chrysanthemum coronarium
L.
Tên đồng nghĩa
Glebionis coronaria (Linnaeus) Cassini ex Spach
Chrysanthemum coronarium var. spatiosum L. H. Bailey
Chrysanthemum roxburghii Desf
Chrysanthemum spatiosum (L. H. Bailey) L. H. Bailey
Glebionis roxburghii (Desf.) Tzvelev[1]

Tần ô (hoặc cải cúc) là loại thực vật có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và khu vực Đông Á. Đây là một loại rau lá thuộc họ Cúc.
Tần ô sống quanh năm, thân có thể cao tới 1,2 mét, lá ôm vào thân, xẻ thành hình lông chim hai lần với những thuỳ hình trứng hay hình thìa không đều. Cụm hoa ở nách lá, bông hoa ở mép màu vàng sẫm, các hoa ở giữa đầu màu vàng lục, mùi thơm. Mùa hoa tần ô rơi vào khoảng tháng 1 đến tháng 3. Người ta thường dùng lá tần ô làm rau để chế biến thức ăn.
 38.Piper lolot(Lá lốt )

Lá lốt
Cây lốt non
Cây lốt non
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Magnoliidae
Bộ (ordo): Piperales
Họ (familia): Piperaceae
Chi (genus): Piper
Loài (species): P. lolot
Tên hai phần
Piper lolot
C.DC.
 
Lá lốt là cây thân thảo đa niên, có tên khoa học Piper lolot thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), gồm các loài như trầu không, hồ tiêu v.v. Một số địa phương còn gọi là "nốt", (ở Nam bộ có nơi gọi là "Lá lốp").

Cây lá lốt cao khoảng 30–40 cm, mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá; cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt.
Lốt thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt, dọc bờ nước, để lấy lá làm gia vị và làm thuốc. Bò nướng lá lốt là một món ăn đặc sắc của Việt Nam.
Lá và thân chứa các ancaloit và tinh dầu, có thành phần chủ yếu là beta-caryophylen; rễ chứa tinh dầu có thành phần chính là benzylaxetat.

Lá lốt có vị nồng, hơi cay, có tính ấm, chống hàn (như bị lạnh bụng), giảm đau, chống phong hàn ở mức thấp, tay chân lạnh, tê tê, nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu (có lẽ vì thế mà được dùng với thịt bò nướng vốn khó tiêu), đau đầu vì cảm lạnh...
Nước sắc toàn cây trị đầy bụng, nôn mửa vì bị hàn. Nước sắc rễ chữa tê thấp vì bị khí hàn. Cành lá sắc đặc ngậm chữa đau răng. Lá tươi giã nát, phối hợp với lá khế, lá đậu ván trắng, mỗi thứ 50g thêm nước gạn uống giải độc, chữa say nắng.
Lá lốt còn được dùng để nấu nước ngâm tay chân cho người bị bệnh tê thấp, hay đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân.
Lá lốt còn là một nguyên liệu để nấu các món ăn như chả băm viên lá lốt, ốc nấu chuối đậu, canh lá lốt, bò cuốn lá lốt...
 39.Piper betle(Trầu không )

Trầu không
Trầu không
Trầu không
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Magnoliidae
Bộ (ordo): Piperales
Họ (familia): Piperaceae
Chi (genus): Piper
Loài (species): P. betle
Tên hai phần
Piper betle
L.

Trầu không hay trầu (danh pháp hai phần: Piper betle) là một loài cây gia vị hay cây thuốc, lá của nó có các tính chất dược học. Đây là loài cây thường xanh, loại dây leo và sống lâu năm, với các lá hình trái tim có mặt bóng và các hoa đuôi sóc màu trắng, có thể cao tới 1 mét. Loài này có nguồn gốc ở vùng Đông Nam Á và được trồng ở Ấn Độ, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam, Malaysia. Lá trầu không loại tốt nhất thuộc về giống "Magahi" (từ vùng Magadha) sinh trưởng ở gần Patna tại Bihar, Ấn Độ.
Ở Việt Nam có hai loại trầu chính: trầu mỡ và trầu quế [1]. Lá trầu mỡ to bản, dễ trồng. Trầu quế có vị cay, nhỏ lá, được ưa chuộng hơn trong tục ăn trầu.
 Thành phần hoạt hóa của tinh dầu trầu không, thu được từ lá, là betel-phenol (hay chavibetol hoặc 3-hyđrôxy-4-mêtôxyankylbenzen, nó tạo ra hương vị như mùi khói), chavicolcađinen.
 http://i296.photobucket.com/albums/mm192/tieuboingoan/IMG_3806DesktopResolution.jpg?t=1246967933
Tại một số quốc gia như Ấn Độ, Đài Loan, Việt Nam v.v thì lá trầu được nhai cùng với vôi tôi (hiđrôxít canxi) hay vôi sống (ôxít canxi) và quả của cây cau. Vôi có tác dụng giữ cho thành phần hoạt hóa của trầu không nằm ở dạng bazơ tự do hay chất kiềm, điều này cho phép nó đi vào trong máu thông qua hấp thụ dưới lưỡi. Trong quả cau có chứa các ancaloit như arecolin, arecain, guraxin. Chúng tăng cường tiết nước bọt (nước bọt bị nhuộm đỏ). Tổ hợp của cau, trầu và vôi để nhai, còn được gọi là "miếng trầu", đã được người dân trong khu vực sử dụng vài nghìn năm. Sợi thuốc lá hoặc thuốc lào đôi khi cũng được thêm vào.
Các lá trầu không cũng được sử dụng như là chất kích thích, chất khử trùng và chất làm sạch hơi thở. Trong y học Ayurveda, chúng còn được sử dụng như là thuốc kích dục. Tại Malaysia chúng được sử dụng để điều trị chứng đau đầu, viêm khớp và các thương tổn khớp. Tại Thái LanTrung Quốc chúng được dùng để làm dịu bệnh đau răng.Tại Indonesia chúng được uống như một loại trà và sử dụng như là thuốc kháng sinh. Chúng cũng được sử dụng trong trà để điều trị chứng khó tiêu, cũng như trong thuốc mỡ hay thuốc hít để điều trị đau đầu, cũng như trong điều trị chứng táo bón, cũng như có tác dụng thông mũi và hỗ trợ tiết sữa.
Loài thực vật có quan hệ họ hàng là P. sarmentosum, được sử dụng trong nấu ăn, đôi khi cũng được gọi là "lá trầu hoang".
 40.Piper nigrum( Hồ tiêu)

Hồ tiêu
Cây hồ tiêu với quả chưa chín
Cây hồ tiêu với quả chưa chín
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Magnoliidae
Bộ (ordo): Piperales
Họ (familia): Piperaceae
Chi (genus): Piper
Loài (species): P. nigrum
Tên hai phần
Piper nigrum
L.
 Hồ tiêu còn gọi là cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ nguyệt (danh pháp hoa học: Piper nigrum) là một loài cây leo có hoa thuộc họ Hồ tiêu (Piperaceae), trồng chủ yếu để lấy quả và hạt, thường dùng làm gia vị dưới dạng khô hoặc tươi.
 tiêu là một loại dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn. Có hai loại nhánh: một loại nhánh mang quả, và một loại nhánh dinh dưỡng, cả hai loại nhánh đều xuất phát từ kẽ lá. Đối chiếu với lá là một cụm hoa hình đuôi sóc. Khi chín, rụng cả chùm. Quả hình cầu nhỏ, chừng 20-30 quả trên một chùm, lúc đầu màu xanh lục, sau có màu vàng, khi chín có mầu đỏ. Từ quả này có thể thu hoạch được hồ tiêu trắng, hồ tiêu đỏ, hồ tiêu xanhhồ tiêu đen. Đốt cây rất dòn, khi vận chuyển nếu không cận thận thì cây có thể chết. Quả có một hạt duy nhất.
 Cây có tên cổ nguyệt trong tiếng Trung Quốc vì được trồng tại nước Hồ (胡), chữ này do hai chữ "cổ" 古 và "nguyệt" 月 hợp thành.

Hồ tiêu được thu hoạch mỗi năm hai lần. Muốn có hồ tiêu đen, người ta hái quả vào lúc xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn xanh; những quả còn non quá chưa có sọ rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả khác khi phơi vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu đen. Muốn có hồ tiêu trắng (hay hồ tiêu sọ), người ta hái quả lúc chúng đã thật chín, sau đó bỏ vỏ. Loại này có màu trắng ngà hay xám, ít nhăn nheo và ít thơm hơn (vì lớp vỏ chứa tinh dầu đã mất) nhưng cay hơn (vì quả đã chín).
Bên cạnh hai sản phẩm nói trên, tuy hiếm hơn, còn có hồ tiêu đỏ, là loại hồ tiêu chín cây hoặc được thu hái khi rất già, ủ chín sau đó được chế biến theo cách thức đặc biệt để giữ màu đỏ của vỏ. Hồ tiêu đỏ có màu đỏ thẫm hơi ngả đen, được sản xuất tại Ấn Độ và tại huyện Chư SêBà Rịa - Vũng Tàu Việt Nam. Giá trị xuất khẩu của tiêu đỏ sau khi chế biến cao hơn gấp 3 đến 4 lần so với hạt tiêu đen[1][2].

Hồ tiêu cũng rất giàu vitamin C, thậm chí còn nhiều hơn cả cà chua. Một nửa cốc hồ tiêu xanh, vàng hay đỏ sẽ cung cấp tới hơn 230% nhu cầu canxi 1 ngày/1 người.
Trong tiêu có 1,2-2% tinh dầu, 5-9% piperin và 2,2-6% chanvixin. Piperin và chanvixin là 2 loại ankaloit có vị cay hắc làm cho tiêu có vị cay. Trong tiêu còn có 8% chất béo, 36% tinh bột và 4% tro.
 http://farm4.static.flickr.com/3473/3209593433_e66a640fef_b.jpg
Thường dùng hạt tiêu đã rang chín, thơm cay làm gia vị. Tiêu thơm, cay nồng và kích thích tiêu hoá, có tác dụng chữa một số bệnh.
Hạt tiêu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như beta carotene, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy hoại các tế bào, gây ra các căn bệnh ung thư và tim mạch.
 41.Persicaria odorata(Cây rau răm )

Rau răm
Rau răm
Rau răm
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Eudicots
Bộ (ordo): Caryophyllales
Họ (familia): Polygonaceae
Chi (genus): Persicaria
Loài (species): P. odorata
Tên hai phần
Persicaria odorata
(Lour.) Soják, 1974

Cây rau răm (danh pháp hai phần: Persicaria odorata, đồng nghĩa: Polygonum odoratum, thuộc họ Polygonaceae - họ Thân đốt hay họ Rau răm), là cây thân thảo, lá của chúng được sử dụng rộng rãi trong các món ăn của khu vực Đông Nam Á. Trong một số văn bản thuộc các ngôn ngữ khác, chẳng hạn như tiếng Anh đôi khi người ta gọi nó là Vietnamese mint(?), Vietnamese cilantro, Vietnamese coriander(?) hay Cambodian mint, tiếng Đan MạchVietnamesisk koriander (?)v.v
Có tên gọi như vậy là do lá và thân non của nó được sử dụng rộng rãi và rất đặc trưng trong nghệ thuật ẩm thực của Việt Nam - mà các du khách ngoại quốc rất thích, chủ yếu nó được ăn sống như một loại rau gia vị trong đĩa rau sống hay được sử dụng ở dạng thái nhỏ cho vào các món ăn như bún thang (một đặc sản của Hà Nội), miến (với thịt vịt hay ngan), cháo nấu bằng trai hay hến hoặc ăn kèm trứng vịt lộn cùng với hạt tiêu xay mịn và một chút muối ăn. Món gỏi gà xé phay cũng dùng rau răm làm tăng hương vị. Người dân ở khu vực Huế còn có món gà bóp, trong đó thịt gà trộn lẫn với rau dăm và hạt tiêu, tỏi, đường, ớt, dấm hay chanh.

Rau răm là một loại cây lưu niên sinh trưởng tốt nhiệt đớicận nhiệt đới trong điều kiện nóng ẩm nhưng không sống được nếu vĩ độ trên 32° hay quá nhiều nước. Trong điều kiện thuận lợi, thân cây có thể dài từ 15 đến 30 cm. Khi quá lạnh hoặc quá nóng, cây rau răm sẽ lụi tàn.
Mặt trên lá răm màu lục sẫm, điểm đốm màu nâu nhạt còn mặt dưới màu hung đỏ. Thân răm có đốt.
Ở Việt Nam răm được trồng làm rau hoặc có khi mọc tự nhiên.
 Trong tinh dầu của rau răm người ta tìm thấy các aldehyd chuỗi dài như decanal (28%), dodecanal (44%), ngoài ra là decanol (11%). Các sesquiterpene (α-humulene, β-caryophyllene) chiếm khoảng 15% trong tinh dầu.
 Tại SingaporeMalaysia, lá rau răm thái nhỏ là thành phần thiết yếu của món súp laksa, người ta dùng nhiều đến mức tên gọi theo tiếng Malay daun laksa có nghĩa là "lá laksa". (Tên gọi rau răm theo tiếng Malay là Daun kesum hay Daun laksa).
 
Vì là một loại rau phổ biến, rau răm có mặt trong vài câu ca dao Việt Nam như:
Những người con mắt lá răm
Lông mày lá liễu đáng trăm quan tiền.
Gió đưa cây cải về trời
Rau răm ở lại chịu lời đắng cay.
 42.Allium fistulosum(hành ta )

Hành
Cây hành ta trong chậu cảnh
Cây hành ta trong chậu cảnh
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Monocots
Bộ (ordo): Asparagales
Họ (familia): Alliaceae
Chi (genus): Allium
Loài (species): A. fistulosum
Tên hai phần
Allium fistulosum
Linnaeus

Hành, đôi khi được gọi là hành ta (để phân biệt với hành tây tức Allium cepa) có danh pháp khoa học là Allium fistulosum thuộc họ Hành (Alliaceae).
Trong các ngôn ngữ nước ngoài như tiếng Anh chẳng hạn nó có tên là Welsh onion, green onion (hành lá), bunching onion (hành bụi) và scallion (hành tươi), nhưng ngoại trừ tên đầu tiên ra thì các tên còn lại mang tính chất chỉ công dụng hay đặc điểm chính của nó nhiều hơn là mang tính khoa học và dễ gây nhầm lẫn, do các loại như hành tây và hẹ tây đôi khi cũng được sử dụng các từ này để chỉ.
Hành ta không bao giờ có củ to và chắc như hành tây và cán hoa (tức lá hành) của nó là rỗng và mềm. Ngoài công dụng là một loại raugia vị trong việc nấu ăn thì chúng còn được dùng như là cây cảnh khi trồng thành bụi, thành khóm. Hành ta tiếng Nhật gọi là negi và là một thành phần quan trọng trong nghệ thuật ẩm thực truyền thống Nhật Bản.
Có thể xem thêm ảnh cây hành có hoa tại đâ
 43.Allium cepa(hành tây )

Hành tây
Củ hành tây
Củ hành tây
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Monocots
Bộ (ordo): Asparagales
Họ (familia): Alliaceae
Chi (genus): Allium
Loài (species): A. cepa
Tên hai phần
Allium cepa
L.
Phần lớn cây thuộc chi Hành (Allium) đều được gọi chung là hành tây (tiếng Anh là onion). Tuy nhiên, trong thực tế thì nói chung từ hành tây được dùng để chỉ một loại cây có danh pháp hai phầnAllium cepa.
Hành tây tươi
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng 166 kJ (40 kcal)
Carbohydrat 9.34 g
Đường 4.24 g
Chất xơ thực phẩm 1.7 g
Chất béo 0.1 g
Chất béo no 0.042 g
Chất béo không no đơn 0.013 g
Chất béo không no đa 0.017 g
Protein 1.1 g
Nước 89.11 g
Vitamin A equiv. 0 μg (0%)
Thiamin (Vit. B1) 0.046 mg (4%)
Riboflavin (Vit. B2) 0.027 mg (2%)
Niacin (Vit. B3) 0.116 mg (1%)
Vitamin B6 0.12 mg (9%)
Axit folic (Vit. B9) 19 μg (5%)
Vitamin B12 0 μg (0%)
Vitamin C 7.4 mg (12%)
Vitamin E 0.02 mg (0%)
Vitamin K 0.4 μg (0%)
Canxi 23 mg (2%)
Sắt 0.21 mg (2%)
Magie 0.129 mg (0%)
Phospho 29 mg (4%)
Kali 146 mg (3%)
Natri 4 mg (0%)
Kẽm 0.17 mg (2%)
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn.
Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA
 Hành tây là loại rau, khác với hành ta là loại gia vị. Nếu như hành ta có thể dùng cả phần lá và phần củ mà thực ra củ hành ta rất nhỏ thì hành tây chủ yếu dùng củ. Củ hành tây là phần thân hành của cây hành tây. Hành tây có họ hàng với hành tím thường phơi hay sấy khô làm hành khô. Hành tây có nguồn gốc từ Trung Á được truyền qua bên châu Âu rồi tới Việt Nam. Loài này hợp với khí hậu ôn đới.
44.Allium sativum(Tỏi )

Tỏi
Tỏi (Allium sativum), hình trong Medical Botany, 1793, của William Woodville.
Tỏi (Allium sativum), hình trong Medical Botany, 1793, của William Woodville.
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Monocots
Bộ (ordo): Asparagales
Họ (familia): Alliaceae
Phân họ (subfamilia): Allioideae
Tông (tribus): Allieae
Chi (genus): Allium
Loài (species): A. sativum
Tên hai phần
Allium sativum
L.
Tỏi (danh pháp hai phần: Allium sativum) là một loài thực vật thuộc họ Hành, nghĩa là có họ hàng với hành tây, hành ta, hành tím, tỏi tây, v.v... và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.
Phần hay được sử dụng nhất của cả cây tỏi là củ tỏi. Củ tỏi có nhiều tép. Từng tép tỏi cũng như cả củ tỏi đều có lớp vỏ mỏng bảo vệ. Tỏi sinh trưởng tốt trong môi trường nóng và ẩm. Nếu muốn bảo quản tỏi dùng trong nấu nướng, cần cất tỏi ở chỗ khô ráo thì sẽ không mọc mầm. Khi nấu nướng cần bỏ lớp vỏ bảo vệ và vứt bỏ phần mầm tỏi thường màu xanh có thể nằm sâu trong tép tỏi. Tỏi được cho là có tính chất kháng sinh và tăng khả năng phòng ngừa ung thư, chống huyết áp cao, mỡ máu ở con người. Tuy nhiên cần bóc vỏ tỏi và để trong không khi một lát rồi ăn sống thì sẽ có hiệu quả chống ung thư cao hơn. Một số dân tộc trên thế giới tin rằng tỏi giúp họ chống lại ma, quỷ, ma cà rồng.
Củ tỏi khô được bóc vỏ
Tỏi tươi
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng 623 kJ (149 kcal)
Carbohydrat 33.06 g
Đường 1.00g
Chất xơ thực phẩm 2.1 g
Chất béo 0.5 g
Protein 6.39 g
- beta-caroten 5 μg (0%)
Thiamin (Vit. B1) 0.2 mg (15%)
Riboflavin (Vit. B2) 0.11 mg (7%)
Niacin (Vit. B3) 0.7 mg (5%)
Axit pantothenic (Vit. B5) 0.596 mg (12%)
Vitamin B6 1.235 mg (95%)
Axit folic (Vit. B9) 3 μg (1%)
Vitamin C 31.2 mg (52%)
Canxi 181 mg (18%)
Sắt 1.7 mg (14%)
Magie 25 mg (7%)
Mangan 1.672 mg (84%)
Phospho 153 mg (22%)
Kali 401 mg (9%)
Natri 17 mg (1%)
Kẽm 1.16 mg (12%)
Selen 14.2 μg
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn.
Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA
 45.Allium chinense(Kiệu )

Kiệu
Allium chinense1.jpg
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Monocots
Bộ (ordo): Asparagales
Họ (familia): Alliaceae
Chi (genus): Allium
Loài (species): A. chinense
Tên hai phần
Allium chinense
G.Don.
 Kiệu (danh pháp hai phần: Allium chinense) (tiếng Nhật: ラッキョウ Rakkyō, tiếng Trung giản thể: 辣韭, phồn thể: ; đồng nghĩa: Allium bakeri Regel, Allium splendens Willd. cũ Schult.f.) là một cây ăn được thuộc họ Hành (Alliaceae). Củ kiệu trắng, lá bọng.
 Là loại cây gia vị được sử dụng rất sớm trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, kiệu có tên gọi tiếng Việt từ lâu đời và có thể truy nguyên về tận thời Hùng Vương. Tục truyền, khi vua Hùng đi săn đã dừng chân ở núi Lạn (dãy núi phía Nam núi Nghĩa Lĩnh, nay thuộc xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ). Vua truyền nướng thịt thú rừng săn được để làm đồ ăn, các Mỵ Nương đi tìm rau và một nàng kiếm được loại cỏ thơm, liền cho vào ống nứa với thịt chim, đem nướng khiến thức ăn dậy hương thơm đặc biệt. Do nàng Mỵ Nương có tên Kiệu đã tìm ra nên củ của loại cỏ này được gọi là củ kiệu[1], và tên gọi "kiệu" trở thành tên gọi cho loại gia vị này từ bấy giờ.

Củ kiệu và cả lá kiệu đều có thể làm các món ăn. Củ kiệu thường được muối dưa chua tương tự như cách muối dưa hành, dùng ăn kèm với thịt mỡ hoặc tước nhỏ trộn với bắp cải, thịt gà.
Củ kiệu còn được sử dụng làm thuốc. Kiệu có vị cây đắng tính ấm, làm ấm bụng, tán khí kết, khỏi đầy hơi, bổ thận khí, mạnh dương, còn có tác dụng lợi tiểu, chữa chứng bệnh đái dắt, nếu ăn đều thì chịu được rét lạnh, bổ khí, điều hòa nội tạng cho béo khỏe[1].
Lá kiệu có thể quấn, ướp thịt để làm món thịt nướng. Ngoài ra cũng thường thấy lá kiệu được ăn sống hoặc gia vào nồi lẩu như một loại rau thơm.
 46.Allium ramosum(Hẹ )

Hẹ
Hoa cây hẹ
Hoa cây hẹ
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Monocots
Bộ (ordo): Asparagales
Họ (familia): Alliaceae
Chi (genus): Allium
Loài (species): A. tuberosum
A. ramosum
Tên hai phần
Allium tuberosum
Allium ramosum

Hẹ có tên gọi khác là cửu thái, cửu thái tử, khởi dương thảo và nhiều tên khác. Danh pháp khoa học là Allium ramosum (dạng hoang dã) hay Allium tuberosum (dạng gieo trồng) (đồng nghĩa: Allium odorum, Allium chinense?), thuộc họ Hành (Alliaceae). Các văn bản gần đây chỉ liệt kê nó dưới tên gọi Allium ramosum. Một số nhà thực vật học còn đặt cả các giống hoang dã và giống gieo trồng vào A. ramosum do có nhiều dạng trung gian tồn tại. Mùi vị của nó là trung gian giữa tỏihành tăm.
Hẹ là loại rau được dùng nhiều trong các món ăn. Ngoài ra người ta còn dùng hẹ như hành hay tỏi để chữa nhiều bệnh từ thông thường đến phức tạp.
 Hẹ là thức ăn - vị thuốc có tác dụng tốt nhất về mùa xuân. Vào thời điểm này, chất lượng làm thuốc của hẹ cao hơn. Sách Nội kinh có viết: "Xuân hạ dưỡng dương", nghĩa là mùa xuân cần ăn các món ôn bổ dương khí. Hẹ nằm trong nhóm thức ăn đó. Còn Bản thảo thập di viết: "Rau hẹ là ấm nhất, có ích cho người, nên ăn thường xuyên". Sách Lễ ký viết củ hẹ trị chứng di mộng tinh, đau lưng rất công hiệu. Lá hẹ có vị cay hơi chua, hăng, tính ấm, có tác dụng trợ thận, bổ dương, ôn trung, hành khí, tán huyết, giải độc, cầm máu, tiêu đờm. Hẹ kỵ với mật ong và thịt trâu. Không nên sử dụng lâu dài và đối với những người bị các chứng âm hư hỏa vượng, vị hư có nhiệt.

Trong 1 kg lá hẹ có 5-10 g đạm, 5-30 g đường, 20 mg vitamin A, 89 g vitamin C, 263 mg canxi, 212 mg phốt pho, nhiều chất xơ.
Nếu ăn 86 g hẹ sẽ thu được 1,9 g protid, 5,1g glucid và 25 calo năng lượng. Chất xơ có tác dụng tăng tính nhạy cảm với insulin làm giảm đường huyết, giảm mỡ máu, ngừa xơ mỡ động mạch, bảo vệ tuyến tụy. Chất Odorin là một kháng sinh mạnh chống tụ cầu và các vi khuẩn khác.
 47.Alpinia officinarum(Riềng )

Riềng
Alpinia officinarum - Köhler–s Medizinal-Pflanzen-156.jpg
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Monocots
(không phân hạng): Commelinids
Bộ (ordo): Zingiberales
Họ (familia): Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia): Alpinioideae
Tông (tribus): Alpinieae
Chi (genus): Alpinia
Loài (species): A. officinarum
Tên hai phần
Alpinia officinarum
Hance
Tên đồng nghĩa
Languas officinarum (Hance) P.H.Hộ
 Riềng hay riềng thuốc, lương khương (danh pháp hai phần: Alpinia officinarum)[1] là cây thân thảo thuộc họ Gừng.

Cây có thể cao đến 1,2 m, ra hoa tháng 4 đến tháng 9. Thân rễ có thể dùng làm thuốc[1], lá, thân và thân rễ dùng làm gia vị.
Cây mọc hoang hoặc đươch trồng ở Ấn Độ, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á. Tại Việt Nam, riềng được trồng phổ biến[1].
 Củ riềng chứa hàm lượng lớn flavonol galangin[2] là chất đã được chứng minh là ngăn cản quá trình phát triển của tế bào ung thư vú[3][4].

 48.Zingiber officinale(Gừng )

Gừng
Zingiber officinale - Köhler–s Medizinal-Pflanzen-146.jpg
Tình trạng bảo tồn
An toàn
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Monocots
(không phân hạng): Commelinids
Bộ (ordo): Zingiberales
Họ (familia): Zingiberaceae
Chi (genus): Zingiber
Loài (species): Z. officinale
Tên hai phần
Zingiber officinale
Roscoe[1]
Gừngdanh pháp hai phần: Zingiber officinale là một loài thực vật hay được dùng làm gia vị, thuốc. Trong củ gừng có các hoạt chất sau:
củ gừng tươi
Giá trị dinh dưỡng 100 g (3,5 oz)
Năng lượng 80 kJ (19 kcal)
Carbohydrat 17.77g
Đường 1.7 g
Chất xơ thực phẩm 2 g
Chất béo 0.75 g
Protein 1.82 g
Thiamin (Vit. B1) 0.025 mg (2%)
Riboflavin (Vit. B2) 0.034 mg (2%)
Niacin (Vit. B3) 0.75 mg (5%)
Axit pantothenic (Vit. B5) 0.203 mg (4%)
Vitamin B6 0.16 mg (12%)
Axit folic (Vit. B9) 11 μg (3%)
Vitamin C 5 mg (8%)
Canxi 16 mg (2%)
Sắt 0.6 mg (5%)
Magie 43 mg (12%)
Phospho 34 mg (5%)
Kali 415 mg (9%)
Kẽm 0.34 mg (3%)
Tỷ lệ phần trăm theo lượng hấp thụ hàng ngày của người lớn.
Nguồn: Cơ sở dữ liệu USDA
 Tên thuốc Bắc: khương, chữ Hán: 薑, tên thuốc: Rhizoma zingiberis Recens, có vị cay, tính ấm, quy vào các kinh phế (phổi), tỳ (lá lách), vị (dạ dày), có tác dụng tán hàn, phát biểu, long đờm, thường được dùng để chữa các chứng phong hàn và kích thích tiêu hóa. Trong Đông y, tùy theo cách bào chế mà gừng trở thành nhiều vị thuốc khác nhau. Thường dùng gồm: để sống dùng: sinh khương, phơi khô: can khương, đem lùi: ổi khương...

Sinh khương

Củ gừng khô
Có chứa tinh dầu, thành phần trong dầu là Zingiberol, zingiberene, nonanal, borneol, chavicol, citral, methyheptenone. Tính cay ấm. Có tác dụng tăng cường tuần hoàn huyết dịch, kích thích tiết dịch vị, hưng phấn ruột, xúc tiến tiêu hóa, chữa cảm lạnh, buồn nôn, ho do lạnh. Mỗi lần dùng 4 - 10gr.

Can khương

Là củ gừng phơi khô, tính cay ấm. Có tác dụng làm ấm dạ dày, thường dùng để trị tỳ vị hư hàn, trướng bụng đau bụng, thổ tả, ho do đàm lạnh. Mỗi lần dùng 2 - 6gr

Ổi khương, Thán khương

Củ gừng đem lùi hoặc nướng thành than tồn tính ( bên ngoài cháy đen nhưng bẻ ra thấy trong ruột còn màu nâu vàng và mùi gừng), Tính đắng ấm có tác dụng chỉ huyết (cầm máu) đường ruột. Mỗi lần dùng 2 -4gr

Khương bì

Là vỏ củ gừng phơi khô, kết hợp bốn loại vỏ khác như trần bì (vỏ quít), phục linh bì (vỏ củ nấm thông), đại phúc bì (vỏ cau), ngũ gia bì (vỏ cây chân chim) phối thành thang ngũ bì ẩm nổi tiếng chuyên chữa phù thũng có thể dùng được cho cả phụ nữ có thai bị sưng hai chân.

Dùng trong công nghệ bào chế thuốc Bắc

Giải độc cho: phụ tử, bán hạ...
Làm chín già cho: nhân sâm, cát sâm...
 49.Cannaceae(Họ Dong riềng )                                        
Họ Dong riềng
Canna edulis
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Monocots
(không phân hạng): Commelinids
Bộ (ordo): Zingiberales
Họ (familia): Cannaceae
Juss., 1789
Chi điển hình
Canna
L., 1753
Các loài
20 loài được phân loại
 Họ Dong riềng hay họ Chuối hoa (danh pháp khoa học: Cannaceae) là một họ thực vật một lá mầm chỉ có một chi duy nhất là chi Canna.

Họ này chỉ có một chi Canna duy nhất với khoảng 50 loài phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Mỹ. Một số loài phổ biến như:
Ở Việt Nam có vài loài như:
  • Dong riềng (Canna edulis Ker.): hoa nhỏ màu đỏ, trồng lấy củ ăn, lấy bột làm miến.
  • Chuối hoa lai (Canna hybrida Forst.): hoa to có màu sặc sỡ, đỏ hay vàng, làm cảnh.
  • Chuối hoa (Canna indica L.): hoa nhỏ không đẹp bằng loài trên.

Phát sinh chủng loài

Cây phát sinh chủng loài dưới đây lấy theo APG III.
Zingiberales 

Musaceae


Heliconiaceae



Strelitziaceae


Lowiaceae





Cannaceae


Marantaceae




Zingiberaceae


Costaceae

 50.Canna generalis( Chuối hoa lai)



 Chuối hoa lai, danh pháp hai phần: Canna generalis, thuộc Họ Dong riềng (Cannaceae).

 Tập tin:Chuoihoalai.jpg

 Loài cây có thân mọc thành bụi, căn hành to, thân cao đến 1.5m. Lá có phiến to màu lục hay tía. Đọt thân mang các hoa to xếp sát nhau. Lá, đài và cánh hoa nhỏ nhưng các nhị lép biến đổi thành các cánh to có dạng và màu sắc đẹp giống cánh hoa. Màu sắc có thể thay đổi từ vàng đến đỏ đậm, từ một màu đến điểm thêm các đốm màu đậm nhạt khác nhau.

 Hạt cứng và to đều nên ngày xưa thường được dùng làm đơn vị cân vàng. Rễ gây phấn khích trị đau gan, sốt, lọc máu và làm lợi tiểu.

 51.Amomum( Chi Sa nhân)

 

Chi Sa nhân
Amomum magnificum
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Monocots
(không phân hạng): Commelinids
Bộ (ordo): Zingiberales
Họ (familia): Zingiberaceae
Chi (genus): Amomum
Roxb.

Chi Sa nhân (danh pháp khoa học: Amomum) là một chi thực vật một lá mầm, với các loài đậu khấu, thảo quả, sa nhân. Chi này thuộc về họ Gừng (Zingiberaceae). Các loài của chi này đáng chú ý vì vị hăng và mùi thơm của chúng.

Việc xếp một số loài vào chi này cũng như việc một loài trong chi này trên thực tế là một hay nhiều loài riêng biệt hiện còn chưa có sự thống nhất giữa các học giả. Một số loài như sau:
52.Cymbopogon(Chi Sả )
Chi Sả
Cây sả
Cây sả
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Monocots
(không phân hạng): Commelinids
Bộ (ordo): Poales
Họ (familia): Poaceae
Chi (genus): Cymbopogon
Spreng.
 Chi Sả (danh pháp khoa học: Cymbopogon) là một chi chứa khoảng 55 loài trong họ Poaceae, có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của Cựu Thế giới. Chúng là các loại cỏ sống lâu năm và cao. Tên gọi thông thường là sả.

Trồng và sử dụng

Sả được sử dụng rộng rãi như là một loại cây thuốcgia vị tại các nước châu Á (đặc biệt là của người Thái, người Lào, người Khmerngười Việt) cũng như tại khu vực Caribe. Nó có hương vị như chanh và có thể sấy khô và tán thành bột hay sử dụng ở dạng tươi sống. Phần thân cây là khá cứng để có thể ăn, ngoại trừ phân thân non và mềm bên trong. Tuy nhiên, người ta có thể thái nhỏ và thêm vào trong các gia vị. Nó cũng có thể để thâm lại và bổ sung toàn bộ do nó tiết ra tinh dầu thơm từ các túi chứa dịch nước trong thân cây. Thành phần chính trong tinh dầu sả là citral (3,7-đimêtyl-2,6-octađienal)[1]
Sả nói chung được dùng trong chè, súp và các món cà ri. Nó cũng rất thích hợp cho các món chế biến từ thịt gia cầm, cá và hải sản. Nó thường được sử dụng như một loại chè tại một số quốc gia châu Phi (ví dụ Togo).
Sả dịu (Cymbopogon flexuosus) có nguồn gốc ở Ấn Độ, Sri Lanka, MyamarThái Lan trong khi sả chanh (Cymbopogon citratus) được cho là có nguồn gốc từ Malaysia. Hai có thể được sử dụng tương tự như nhau, tuy nhiên C. citratus phù hợp hơn khi dùng cho ẩm thực. Tại Ấn Độ, C. citratus được dùng cả trong y học và trong sản xuất nước hoa.
Cây sả chanh tại quầy ngoài chợ
Sả Sri Lanka (Cymbopogon nardus) và sả Java (Cymbopogon winterianus) là tương tự như các loài trên, nhưng có thể mọc cao tới 2 m và có phần gốc cây màu đỏ. Các loài này được dùng để sản xuất tinh dầu sả, được dùng trong xà phòng, thuốc trừ muỗi trong các loại bình xịt diệt côn trùng hay nến cũng như trong điều trị bằng xoa bóp dầu thơm. Các thành phần cơ bản của tinh dầu sả, geraniolcitronellol, là các chất khử trùng, vì thế nó được dùng trong các chất tẩy uế và xà phòng dùng trong gia đình. Ngoài việc sản xuất tinh dầu sả, cả hai loài này cũng được dùng trong ẩm thực hay làm chè uống.
Sả hồng hay sả hoa hồng (Cymbopogon martinii) là một loài khác được sử dụng trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Nó là loài cỏ sống lâu năm mọc thành bụi cao tới 150 cm với các lá nhỏ và thân củ nhỏ hơn so với các loài trên. Các lá và hoa chứa tinh dầu có hương vị ngọt, được sử dụng trong sản xuất geraniol. Nó cũng được chưng cất thành tinh dầu palmarosa và được sử dụng trong điều trị bằng dầu thơm vì có tác dụng làm dịu để giảm bớt các căng thẳng thần kinh.
Một thứ của sả miền núi cao (chưa xác định được tên khoa học) gọi là juzai, được dùng trong ẩm thực của người Kyrgyz, Đông CanDuy Ngô Nhĩ.

 53.Curcuma longa(Nghệ )

Nghệ
Curcuma longa - Köhler–s Medizinal-Pflanzen-199.jpg
Phân loại khoa học
Giới (regnum): Plantae
(không phân hạng): Angiospermae
(không phân hạng): Monocots
(không phân hạng): Commelinids
Bộ (ordo): Zingiberales
Họ (familia): Zingiberaceae
Chi (genus): Curcuma
Loài (species): C. longa
Tên hai phần
Curcuma longa
Linnaeus[1]
 Nghệ hay nghệ nhà, nghệ trồng, khương hoàng (danh pháp hai phần: Curcuma longa) là cây thuộc họ Gừng (Zingiberaceae)[2]. Đây là cây bản địa của vùng Nam Á nhiệt đới, được trồng ở những vùng có nhiệt độ từ 20 °C đến 30 °C và có lượng mưa hàng năm thích hợp[3].

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Các loài chim ở Việt Nam

Tên Việt Nam Cu rốc đầu vàng Golden-throated Barbet Tên Khoa Học Megalaima franklinii Tên Việt Nam Gõ kiến vàng lớn Tên Khoa Học Chrysocolaptes lucidus Tên Việt Nam Chim manh Vân Nam Tên Khoa Học Anthus hodgsoni Tên Việt Nam Phường chèo lớn (Hồng Tước) Tên Khoa Học Coracina macei Tên Việt Nam Chim Uyên Ương (Hồng Tước Nhỏ Dalat) Tên Khoa Học Campephagidae tên Việt Nam Chim Ngũ Sắc (Silver-eared Mesia) Tên Khoa Học Leiothrix argentauris Tên Việt Nam Mi lang biang Tên Khoa Học Crocias langbianis King, Tên Việt Nam Khướu mào bụng trắng Tên Khoa Học Yuhina zantholeuca Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Khướu mỏ dẹt đầu xám Tên Khoa Học Paradoxornis gularis Tên Việt Nam Bạc má họng đen ( Black-throated Tit ) Tên Khoa Học Aegithalos concinnus Tên Việt Nam Bạc má bụng vàng Tên Khoa Học Parus monticolus Tên Việt Nam Bạc má rừng hay bạc má mày vàng Tên Khoa Học Sylviparus modestus Tên Việt Nam Trèo cây huyệt h

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ