Tam thất là một loại Đông dược quý hiếm, lại có tên là “sâm tam thất” nên nhiều người tưởng rằng đó là thuốc bổ. Thực ra trong Đông y, tam thất được xếp vào loại thuốc “chỉ huyết” (cầm máu), chứ không được xếp cùng mục với vị nhân sâm trong loại thuốc bổ.
Ngoài cây tam thất chính hiệu nói trên, dân gian còn sử dụng một số cây thuốc khác thay thế tam thất, gọi chung là “tam thất nam”. Trên thực tế, “tam thất nam” không phải là một cây, mà có thể là những cây khác nhau; như “thổ tam thất” (Gynura pseudochina DC.), “cây ngải máu” (Kaempferia rotunda L.,), “tam thất gừng” (Stahlianthus thorelli Gagnep), …
Cây có tên “tam thất nghệ” mà bạn quan tâm, theo chúng tôi nghĩ, là một loại “tam thất nam”, thuộc họ Râu hùm (Taccaceae), có tên khoa học là Schizocapsa plantaginea Hance. Tại các địa phương khác, cây này còn tên là “hồi đầu”, “cỏ vùi đầu”, “vạn bốc”, người dân tộc Thái gọi là “hơ pỉa mến”, … Sách thuốc Đông y gọi là “thủy điền thất”. Cây này mọc hoang khắp các vùng rừng núi, thường thấy ở những nơi ẩm thấp, ven bờ suối, … Có thể trồng bằng thân rễ như trồng nghệ, vào các mùa xuân, thu.
“Tam thất nghệ” (Thủy điền thất) là loại cây thảo, cao 30-50cm, mọc thành bụi như cây nghệ. Nhưng lá nghệ có màu vàng, còn lá cây này thì xanh lam, ở giữa có vệt màu tím than chạy dài. Lá mọc từ dưới đất lên (thẳng từ thân rễ); phiến lá thuôn, dài 15-30cm, rộng 3-5cm, cuống lá dài 5-7cm, phiến lá nguyên, mặt trên nhẵn bóng, đầu nhọn, mép lượn sóng men theo bẹ lá đến tận gốc. Cụm hoa hình tán, với 6-10 hoa màu tím, mọc trên một cán mập, dẹt, cong dần xuống, dài tới 10cm, bao chung gồm 4 lá bắc màu tím. Quả nang tựa cái chén có cạnh, với những hạt nhỏ hình thoi, màu nâu. Thân rễ phình to thành củ, hình tròn, mọc cong lên như đầu con gà; ruột củ tươi màu vàng nhạt, mùi thơm hăng hắc tựa như nghệ; khi khô ruột củ ngả màu be nhạt, hết hăng, mùi thơm dễ chịu tựa như mùi tam thất. Mỗi bụi có nhiều củ rễ nảy ngang và ngóc đầu lên mọc thành cây, nên một số địa phương gọi đó là “hồi đầu thảo”.
Theo Đông y: Tam thất nghệ có vị đắng, tính bình. Có tác dụng bổ huyết, làm tan huyết ứ, thông kinh bế, tiêu sưng viêm, điều hòa kinh nguyệt, giúp tiêu hóa, lợi mật, nhuậng tràng. Thường dùng chữa tiêu hóa kém, đau bụng, vàng da do viêm gan siêu vi trùng, ỉa chảy, thần kinh suy nhược, huyết áp cao, đau thần kinh tọa, thấp khớp, trẻ em sốt bại liệt, phụ nữ kinh nguyệt không đều. Ngày dùng 2-4g dạng thuốc viên, thuốc bột; hoặc dùng 6-12g dược liệu khô sắc uống.
Như vậy, tam thất nghệ có một số tính năng giống “tam thất chính hiệu”, nên có thể sử dụng để thay thế trong một số trường hợp. Cụ thể, trong sinh hoạt hàng ngày, có thể sử dụng tam thất nghệ để chữa trị một số bệnh như sau:
(1) Chữa huyết áp cao ở phụ nữ: Dùng tam thất nghệ 12g, hương phụ (củ gấu) 16g, nước 600ml; sắc còn 300ml, chia 3 lần uống trong ngày.
(2) Chữa phụ nữ hành kinh đau bụng: Dùng tam thất nghệ tán bột, mỗi ngày uống 10g, liên tục 10 ngày từ sau khi thấy kinh 2 tuần. Thông thường, uống vài ba đợt thì kinh nguyệt sẽ đều, máu tốt, người béo đỏ.
(3) Chữa phụ nữ kinh bế: Dùng tam thất nghệ 20g bột, uống với 1 chén rượu. Hoặc dùng bột tam thất nghệ ngâm rượu (100g tam thất nghệ ngâm với 300ml rượu 36-40 độ), ngày uống 2 lần, mỗi lần 20ml.
(4) Chữa đau dạ dày, ăn kém tiêu, đau tức vùng thượng vị: Ngày uống 6-10g bột tam thất nghệ; kiêng giấm, rượu.
(5) Chữa bị thương sưng tấy, mụn nhọt: Dùng toàn cây tam thất nghệ (cả củ và lá), chế thêm nước hoặc giấm, giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp vào chỗ đau.
Củ tam thất rừng hay củ tam thất hoang có giá từ 3.000.000đ/kg đến 14.000.000đ/kg. Một số củ già lâu năm, nhiều mắt với hình dáng cong đẹp, thẩm mỹ cao có thể lên đến 50.000.000đ/củ. Đặc biệt có những củ tam thất rừng hiếm, độc, giá bán lên tới 100.000.000đ/kg.
Trả lờiXóacủ tam thất rừng giá bao nhiêu ?