Chuyển đến nội dung chính

Cây niệt dó-Wikstroemia indica L C.A. Mey

Tên khác: Dó niệt, Dó chuột, Liễu ca vương căn, Độc trừ căn, Địa miên căn, Ngư đảm căn, Định vô căn, Địa cốc căn, Cửu tín thái, Thạch miên bì, Cửu tín dược, Tiêu  sơn dược, Đông bì tử, Đại hoàng đầu thụ.


Tên khoa học: Wikstroemia indica L C.A. Mey họ Trầm Thymelaceae.

Mô tả: Niệt dó là loại cây nhỏ, cao 50-100cm, màu hồng sẫm, phần nhiều nhánh, vỏ có nhiều sợi xơ. Lá mọc đối không có cuống, phiến lá hình thuôn, dài 2-5cm, rộng 8-16mm, mép nguyên có nhiều gân lá chạy xiên. Hoa màu vàng lục, mọc thành chùm. ở ngọn cây, đài hoa hình ống hơi có lông. Quả mọng hình trứng khi chín có màu đỏ sẫm, hạt có vỏ ngoài mỏng, vỏ trong cứng màu đen nhạt.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây mọc hoang ở rừng thưa, bờ bụi nhiều nơi trong nước. Thu hái rễ cây vào mùa hạ - thu- đông. Rửa sạch, phơi khô hoặc nấu một đêm, mở nắp cho bay bớt chất độc rồi phơi khô, khi dùng nấu thêm 3 giờ, mở nắp để giảm độc tố.

Thành phần hoá học

Trong Niệt dó có các chất Wikstromin, Aretigemin, Natairesinol, Proresinol, Wikstromol, Daphnoretin, Genkwanin.

Tính vị, công dụng chủ trị: Niệt dó vị cay, đắng, tính lạnh, có độc, tiêu sưng, thủng, giảm đau, tán kết trục ứ, tiêu nước. Trị ho gà, hen suyễn, tuyến lâm ba kết hạch, viêm tuyến mang tai, viên amydal, phong hủi, ác sang, viêm phổi, bế kinh.

Liều dùng: uống 8-12g, dùng đắp tại chỗ hoặc sắc nước rửa ngoài không kể liều lượng. Nước ta dùng vỏ thay Cam toại gọi là Nam cam toại.

Nghiên cứu dược lý lâm sàng

Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc rễ và vỏ thân tác dụng ức chế tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, tan máu, cầu khuẩn viêm phổi, dung dịch pha trong cồn có tác dụng ức chế một số vi khuẩn.

Tác dụng tiêu u, bướu: Nước sắc Niệt dó thí nghiệm trên chuột bạch nhỏ có tác dụng ức chế u bướu. Một số hoạt chất của Niệt dó tác dụng tăng cường lưu thông máu, chống viêm, lợi tiểu.

Điều trị viêm phổi: Dùng dung dịch tiêm mỗi lần 2ml, một ngày 2-3 lần, tiêm bắp hoặc sử dụng dạng viên. Điều trị 53 ca viêm phổi, lành bệnh hoàn toàn 25 ca (các chứng trạng hết, chụp X quang phổi không còn vết), 17 ca bệnh chuyển biến tốt (hạ nhiệt độ, các triệu chứng giảm; chụp X quang vết mờ còn ít). Một bệnh nhân viêm phổi cấp tính sinh mủ, đã dùng kháng sinh 15 ngày  không khỏi, chuyển qua điều trị bằng Niệt dó dạng thuốc sắc, sau 4 ngày, nhiệt độ hạ xuống bình thường, sau 20 ngày bệnh giảm nhiều, sau 2 tháng thì lành bệnh.

Điều trị viêm thận: Người lớn dùng mỗi ngày 10g tươi (tương đương 6g khô). Dùng nước sắc thêm đường chia 2 lần uống trong ngày. Thuốc tác dụng kháng viêm, tiểu lợi. Nếu bệnh do nhiễm khuẩn da và viêm họng chuyển qua viêm thận, sau khi uống Niệt dó hết viêm, hết phù.

Tác dụng gây sẩy thai: Dùng rễ Niệt dó 8-10cm, đường kính 0,5-1cm, bỏ vỏ ngoài, để lại lớp vỏ thứ hai, gọt thành hình chuỳ, gọt trơn, một đầu buộc vào dây, sát trùng, luồn đầu nhỏ vào cổ tử cung, dùng băng băng lại 24 giờ thay thuốc 1 lần, làm đến lúc ra thai. Đã điều trị có thai 1-3 tháng 3 ca, 4-6 tháng 107 ca, 7 tháng 5 ca, sau khi làm 1 lần ra thai đạt tỷ lệ 86%, ngoài ra, làm 2-4 lần thai đều ra. Nếu châm cứu thêm huyệt Quan nguyên, Đại hoành thì tác dụng mạnh hơn

Điều trị bệnh phong: Sử dụng 2500g Niệt dó, mỗi lần cho 3000ml nước sắc. 6giờ, sắc 2 lần, lọc qua mỗi lần uống 15ml, 1 ngày uống 3 lần, đã điều trị 31 ca trong đó có 2 ca chuyển biến xấu phải ngừng thuốc. Bệnh nhân còn lại phần lớn dùng thuốc 2 ngày đã chuyển biến khá. Sau khi dùng thuốc 2 tháng, bệnh chuyển biến tốt 10 ca, 7 ca không lành do bệnh phát trên 5 năm, bệnh nặng. Đối với bệnh phong nổi mụn đỏ, tác dụng mạnh.

Điều trị viêm phế quản mãn tính: Sử dụng 5 kg rễ Niệt dó thêm nước nấu 2 lần, mỗi lần nấu 4 giờ, lọc trong, cô đặc còn 6000ml, thêm đường và chất chống lên men. Mỗi lần uống 20ml, 1 ngày uống 3 lần, điều trị một liệu trình 10 ngày, sau đó nghỉ nửa tháng lại tiếp tục uống thuốc. Đã điều trị 120 ca, một liệu trình lành bệnh đạt 72,5%. Khi uống thuốc, có phản ứng phụ làm đau bụng, lợm giọng, buồn nôn, đau dạ dày thì phải ngừng thuốc

Phương thuốc

Bị viêm phổi, viêm Amydal, viêm vú, viêm tổ chức tổ ong, viêm tuyến mang tai, viêm hạch lâm ba, phong thấp xương, khớp đau nhức: Rễ Niệt dó chế thành dịch tiêm, mỗi lần tiêm 2ml, tiêm bắp 1-2 lần/ngày

Trị sơ gan cổ chướng: Dùng rễ Niệt dó lấy lớp vỏ thứ 2-30g nấu chín kỹ

Đại táo     12g

Đường đỏ     30g

Làm viên bằng hạt đậu xanh, mỗi lần uống 5-7 viên với nước sôi để nguội, mỗi ngày uống 1 lần. Thuốc dược lực mạnh, người suy nhược, phụ nữ có thai, trẻ em không được dùng, bệnh sơ gan giai đoạn cuối cũng không được sử dụng

Trị nhọt thành mủ chưa vỡ: Vỏ, rễ Niệt dó dã nhỏ đắp quanh mụn nhọt, chừa một lỗ cho mủ chảy ra.

Trị viên cổ tử cung: dùng nước sắc Niệt dó 10% rửa và bôi tại chỗ.

Trị rắn cắn và chứng sưng đau nhức: rễ Niệt dó cửu chưng cửu sái, mỗi lần uống 10 đến 20g, sắc uống nóng hoặc uống với rượu.

Trị tên đạn, dằm đâm vào thịt: dùng rễ Niệt dó và đường đỏ giã nhỏ đắp chỗ bệnh

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươi giã nhỏ dùng đắp trị mụn nhọt có mủ. Dùng ngoài giã nhỏ t

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng Pháp :  haricot vert , danh pháp khoa học Phaseolus vulgaris , là một giống  đ

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .