Chuyển đến nội dung chính

Cây nở ngày đất -Gomphrena

Tác dụng của cây nở ngày đất là gì? Liệu nó có chữa khỏi hẳn bệnh gút, bệnh tiểu đường như những lời đồn thổi? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu đúng về tác dụng của cây nở ngày đất.

Cây nở ngày đất, một số nơi còn được dân gian gọi là cây nở ngày. Cây mọc ở hai bên đường, bụi rậm, chân tàu… hay thậm chí cả nghĩa địa. Cây thuộc thân thảo, có phiến lá đối xứng nhau với cuống lá nhỏ, hoa có màu trắng như màu cỏ lau… Đông y sử dụng loại cây thân thảo này để điều trị một số căn bệnh như tiêu viêm, giảm căng thẳng, mệt mỏi, giúp tiêu hóa tốt, làm giảm lượng cholesterol trong máu, chữa các chứng như gút (gout), tiểu đường…
Mô tả: Theo Cố giáo sư Võ Văn Chi nghiên cứu và ghi chép lại thì Cây nở ngày đất có tên khoa học là Gomphrena thuộc họ rau dền Amaranthacease, Bộ Cẩm chướng Caryophyllales, Cây mọc hoang thân thảo, có phiến lá dầy mọc đối xứng nhau, nhiều lông, và cuống lá nhỏ, một cành thường cho ra 5 -7 lá. Hoa màu trắng, giống hoa cỏ lau nhưng nhỏ, cánh hoa cứng và thon ngọn, nhụy có màu nâu, cây ra hoa quanh năm, và cho nhiều quả.
Nơi sống và thu hái: Cây mọc hoang dọc theo các đường đi và trên đất khô ở nhiều nơi. Thu hái toàn cây quanh năm. Nở ngày đất mọc ở những vùng đất khô cằn, nhất là ở Tây nguyên và Miền trung thì đặc biệt có dinh dưỡng tốt hơn.
   Cây nở ngày đất chữa bệnh GOUTT là có thật được đăng trên báo tuổi trẻ & đời sống số 323 ngày 22/9/2014 và số 329 ngày 13/10/2014 trên báo giấy.Theo bài viết thì cây Nở Ngày Đất hiện là loại cây có thể chữa khỏi bệnh GOUTT chỉ trong thời gian ngắn . Sử dụng nở ngày đất chỉ trong 7 ngày bệnh đã giảm.
Tác dụng của cây nở ngày đất trong việc điều trị gút, tiểu đường trên thực tế là có thật. Chúng thường được dân gian sử dụng như một bài thuốc thông dụng trong việc điều trị chứng gút, tiểu đường lâu dài.Đồng thời cũng không thể phủ nhận, nhiều bài thuốc dân gian dù chưa một lần có nghiên cứu khoa học nào, chưa có những đề tài cấp Bộ hay cấp Nhà nước, nhưng giá trị chữa bệnh còn hiệu quả hơn cả tưởng tượng, đã cứu được rất nhiều người khỏi bệnh, kể cả căn bệnh nan ý như ung thư.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, chúng được “ca ngợi” như một loại thần dược. Thậm chí trên một số trang mạng còn thổi lên rằng Cây Nở ngày đất có tác dụng trị bệnh ung thư, đó là những tin đồn thất thiệt vô căn cứ. Điều này khiến cho tác dụng của cây nở ngày đất bị hiểu sai, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người dùng. 
Theo cảnh báo của nhiều bác sĩ chuyên môn, nhiều người bị chứng tiểu đường nếu chủ quan, mua cây nở ngày đất về dùng mà dừng sử dụng các loại thuốc được chỉ định điều trị tiểu đường có thể dẫn đến những hội chứng như tăng huyết áp, dễ bị tiêu chảy, hư hàn, lâu dài ảnh hưởng đến gan, phổi… Tương tự với bệnh gút, nếu người dùng dùng không đúng liều lượng có thể nguy hại đến sức khỏe.
Tác dụng của cây nở ngày đất – cách sử dụng bài thuốc theo dân gian
Xét trên phương diện khoa học, tác dụng của cây nở ngày đất chưa được nghiên cứu. Tuy nhiên, xét trên phương diện là một bài thuốc dân gian, tác dụng của cây nở ngày đất không đơn giản chỉ là lời đồn thổi. Nếu sử dụng đúng liều lượng, đúng chỉ dẫn và đúng bệnh, cây nở ngày đất sẽ hoàn toàn vô hại với cơ thể của người bệnh
Dưới đây, chúng tôi xin tổng hợp một số cách dùng cây nở ngày đất để trị một số bệnh theo những bài thuốc dân gian:
- Dùng  trị sốt, cảm cúm, tiêu độc: Sử dụng phần lá, thân và rễ đã rửa sạch với khối lượng khoảng 30g sắc với 1 lít nước uống sau mỗi bữa ăn.
- Dùng trị chứng huyết áp cao, tim mạch, giảm cholesterol trong máu: Dùng 50g toàn cây nở ngày đất đun với 1 lít nước và sử dụng sau mỗi bữa ăn.
- Dùng điều trị Gout, khớp: Chuẩn bị 200g cây nở ngày đất còn tươi, nguyên hoa. Sau khi rửa sạch, sắc cây nở ngày đất với 1.500ml nước. Sắc đến khi lượng nước còn lại 1/3. Hoặc toàn bộ rễ, thân, lá cây nở ngày đất khô 50gr sắc với 1,5lit nước . Uống những khi cơ thể cảm thấy khát. Khi bắt đầu hết bệnh, giảm liều lượng xuống khoảng 100g tươi hoặc 30g khô, sắc và lấy nước uống hằng ngày.
- Dùng trị tiểu đường: Đem lá cây nở ngày đất phơi khô, ngâm trong 1 tách nước nóng và sử dụng như trà. Người dùng cũng có thể sử dụng toàn cây nở ngày đất, sắc uống hoặc ngâm như pha trà để trị chứng tiểu đường.
Bên cạnh những bộ phận khác, tác dụng của cây nở ngày đất còn nằm ở phần rễ cây. Rễ cây được phơi khô, ngâm rượu hoặc tán bột rồi pha với nước hoặc trộn vào thức ăn. Cách làm này giúp cơ thể an thần và có được một giấc ngủ ngon sâu.
Một số lưu ý khi sử dụng cây nở ngày đất:
- Cây nở ngày đất là loại cây thuộc nhóm thanh nhiệt, giải độc nên khi dùng cần sử dụng đúng liều lượng và theo dõi những biểu hiện trên cơ thể. Nếu cơ thể có biểu hiện một số chứng như tiêu chảy, hư hàn thì ngưng dùng thuốc ngay.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú tuyệt đối không được sử dụng cây nở ngày đất.
- Hiện nay trên thị trường trôi nổi nhiều cây nở ngày đất, không ít tiểu thương sử dụng một số cây giả để kiếm lời, người dùng nhận biết được đâu là cây nở ngày đất chữa bệnh. Cây nở ngày đất thường nhiều màu như trắng tím, xanh, đỏ, tuy nhiên chỉ có cây màu trắng mới có tác dụng chữa bệnh.
Tác dụng của cây nở ngày đất trong việc điều trị một số bệnh theo dân gian trên thực tế hoàn toàn không phải chỉ là lời đồn thổi. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương lợi dụng công dụng của chúng, thổi phồng lên như một loại thần dược để kiếm lời. Người dùng cần cẩn trọng trong việc sử dụng cây nở ngày đất, nhất là về liều dùng, cách dùng và xác định rõ dùng để trị bệnh gì. Việc tự ý sử dụng cây nở ngày đất khi chưa biết công dụng thế nào là không nên.
Cây nở ngày đất ngoài màu trắng còn có màu tím, đỏ... tuy nhiên chúng chỉ dùng để làm cây cảnh, không có tác dụng chữa bệnh. 
   Như vây cây nở ngày đất chữa bệnh góutt không phải bàn cãi nữa, không những báo chí đưa tin mà Đông y cũng sử dụng Cây Nở Ngày Đất điều trị các bệnh viêm khớp, Goutt, trị đau tạm thời cũng như trị dứt bệnh tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà thích nghi với thuốc, Theo ý kiến của người sử dụng cũng như các lang y thì cây này giúp giảm cơn đau, không thấy xuất hiện bệnh trở lại.

Cách sử dụng:
Theo một số thông tin thì nên dùng cây tươi để điều trị bệnh gout nhưng thực chất cây khô xắc uống sẽ cho dược tính cao hơn, và bảo quản được lâu hơn.
- Trị mỡ trong máu: say toàn cây uống hằng ngày, kết hợp với diệp hạ châu càng tốt.
- Trị gout, xưng khớp : toàn bộ rễ, thân, lá 50gr khô xắc với 1,5lit nước dùng thay nước hàng ngày.
- Đối với bệnh nhân cảm cúm, ho: 20 -30gr (toàn cây) nấu sôi với 1it nước uống nóng
- Người huyết áp cao, tim mạch, giảm cholesterol trong máu: 50gr với 1 lít nước
- Hoa Nở Ngày Đất có thể phơi khô hoặc để tươi. Hoa nở ngày đất có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, chống phù nề.
- Lá cây Nở Ngày Đất: phơi khô, ngâm trong 1 tách nước nóng, uống như uống trà. Lá có tác dụng cho người bệnh huyết áp, ho, tiểu đường.
- Toàn cây Nở Ngày Đất: ngâm trong nước sôi, hoặc đun sôi lấy nước uống, được để nghị như một đơn thuốc cho bệnh tiểu đường.
- Rễ cây nở ngày đất: có thể phơi khô ngâm rượu, hay xay nhuyễn thành bột để dành pha nước uống hay trộn bổ sung vào thức ăn, có khả năng làm giảm đau, an thần, giúp ngủ ngon.
Mùi vị thơm thơm như nước trà, để tủ lạnh uống càng ngon. uống bình thường ngâm trong nước đun sôi khoảng 10 phút( 9- 10 bông) tương đương 3 -9g.
* Lưu ý: Cây này có tính nóng, sau khi uống Nở Ngày Đất nên bổ sung các loại nước mát giải nhiệt.
Theo kinh nghiệm dân gian, khi kết hợp với các vị thuốc khác thì hiệu quả tăng nên gấp bội, như cỏ xước, bình vôi, dây đau xương, cốt toái bổ, cà gai leo.... đồng thời khắc chế dược tính nóng của cây Nở ngày đất
Chia sẻ kinh nghiệm sử dụng thuốc " nở ngày đất " của Anh Lê Đức N nêu trong báo:
- Cây tươi: nhặt lá tươi ra để riêng say nhuyễn phần lá đó rồi say nhuyễn uống cả nước lẫn cái, còn thân hoa rễ đem nấu nước cho vào chai để tủ lạnh uống thay nước hằng ngày. 
Nếu tiết kiệm thì lấy bả đó nấu lại nước lần 2, uống hằng ngày cũng có tác dụng.
Nếu bị gout nặng thì mỗi ngày uống 2 lạng lá tươi say nhuyễn, lấy thân hoa rễ nấu nước uống mát uống hằng ngày. Nếu thấy giảm thì không cần uống say nhuyễn mà chuyển qua uống nước mát hằng ngày.
Nở Ngày Đất không có tác dụng phụ, uống càng nhiều thì bệnh càng giảm.
Ngày thứ 1 và thứ 2 uống thuốc nở ngày đất có cảm giác bình thường, đến ngày thứ 3 và thứ 4 thì có kết quả, giảm đau nhức, và kết quả nhất là vào thứ 5.
Uống trong vòng 1 tháng sẽ có cảm giác thoải mái, tự tin.
Sau khi ăn hải sản hoặc chất đạm nhiều, nên dùng Nở Ngày Đất ngay, để tránh bệnh tái phát.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .