Chuyển đến nội dung chính

Cây Ké Hoa Vàng(Sida rhombifolia L.)

Loài Sida rhombifolia L. (Cây Ké Hoa Vàng)

Tên
Tên khác: 
Ké đồng tiền, Chổi đực, Bạch bối hoàng, Khắt bó lương (Thái).
Tên khoa học: 
Sida rhombifolia L.
Tên đồng nghĩa: 
Sida alnifolia Lour.
Họ: 
Bông (Malvaceae)
Tên nước ngoài: 
Queensland hemp, spinyhead sida, southern sida, broom weed (Anh); sida jaune, herbe dure, herbe à balais (Pháp).
Mẫu thu hái tại: 
Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh tháng 06/2010.
Số hiệu mẫu: 
KHV0610, được lưu tại Bộ môn Thực vật-Khoa Dược.
Bụi đứng, cao 0,4-0,6 m, phân cành nhiều, tiết diện tròn. Thân non màu xanh lục phớt màu nâu đỏ, có nhiều lông đa bào hình sao, thân già màu nâu, có nhiều nốt sần.  đơn, mọc cách, hình trứng ngược, bầu dục hoặc trái xoan, đầu nhọn hoặc tù, gốc tròn, kích thước 4-10,2 x 1,8-6,7 cm, bìa lá có răng cưa tròn đỉnh nhọn rõ ở 2/3 trên của phiến lá. Lá màu xanh lục, mặt trên đậm hơn mặt dưới. Gân lá hình chân vịt, 3-5 gân chính nổi rõ ở mặt dưới, mặt trên rải rác có lông đa bào hình sao màu trắng và lông trắng mảnh, mặt dưới có nhiều lông đa bào hình sao. Cuống lá hình trụ dẹt phình 2 đầu, thon ở giữa, dài 0,4-1 cm, màu xanh phớt nâu đỏ, có nhiều lông đa bào hình sao. Lá kèm dạng dải hẹp, rời, dài 0,4-0,5 cm, màu xanh lục hoặc màu xanh phớt nâu đỏ, tồn tại, có nhiều lông đa bào hình sao. Cụm hoa: Hoa mọc riêng lẻ ở nách lá phía ngọn cành. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5; cuống hoa hình trụ, dài 1,8-1,9 cm, màu xanh lục, đáy cuống màu nâu đỏ, trên cuống có một khớp cách đài hoa khoảng 0,2-0,3 cm, có nhiều lông đa bào hình sao; lá bắc giống lá thường. Lá đài 5, đều, kích thước 0,5 x 0,25-0,3 cm, dính nhau khoảng 1/2 phía dưới thành 1 ống hình chén, phía trên chia 5 thùy hình tam giác, màu xanh lục, lá đài có nhiều lông trắng ngắn, có 1 gân giữa và 2 gân bên màu xanh đậm, tiền khai van, đài tồn tại. Cánh hoa 5, đều, rời, 2 phần: Phần móng hẹp, cao 0,1 cm, màu vàng; phần phiến mỏng, hình tam giác ngược góc tà, kích thước 0,8 x 0,6 cm, màu vàng cam, có nhiều gân dọc, rải rác có lông đầu tù màu vàng, lông đa bào hình sao, tiền khai vặn cùng hay ngược chiều kim đồng hồ. Nhị nhiều, không đều, đính trên đế hoa thành 1 vòng, dính nhau ở 2/3 chiều dài chỉ nhị thành 1 ống cao 0,3 cm, đoạn rời dài 0,1-0,15 cm. Chỉ nhị dạng sợi màu vàng, rải rác có lông đa bào hình sao, lông đầu tù, đáy ống chỉ nhị dính vào đáy cánh hoa. Bao phấn hình thận, màu vàng, 1 ô, nứt dọc, hướng ngoài, đính giữa; hạt phấn hình cầu gai, màu vàng, rời, đường kính 75 µm. Lá noãn 8-9, bầu trên 8-9 ô, mỗi ô một noãn, đính noãn trung trụ. Bầu noãn hình cầu dẹt, đường kính 0,15 cm, màu xanh lục nhạt, có nhiều rãnh dọc, phía trên có lông đầu tròn; 1 vòi nhụy dạng sợi, màu vàng nhạt, nhẵn, dài 0,15 cm, đính ở đỉnh bầu, phía trên chia thành 8-10 nhánh dài 0,2 cm, màu vàng, nhẵn, tận cùng mỗi nhánh là đầu nhụy dạng khối tròn nhỏ, màu vàng.
Hoa thức và Hoa đồ: 

Tiêu bản:
Đặc điểm giải phẫu: 
Vi phẫu rễ hình tròn. Bần 4-15 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm. Nhu bì 2 lớp tế bào hình chữ nhật, xếp xuyên tâm với bần. Mô mềm vỏ đạo, 1-3 lớp tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, xếp lộn xộn. Trụ bì 2-3 lớp tế bào hình đa giác hóa sợi thành từng cụm trên đầu các chùy libe. Mỗi chùy libe gồm có: Libe 1 ngay dưới cụm sợi trụ bì, tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn; libe 2 kết tầng, 3-4 lớp sợi libe xen kẽ với nhiều lớp mô mềm libe. Gỗ 2 chiếm tâm, mạch gỗ 2 hình đa giác hoặc bầu dục, kích thước khác nhau, xếp lộn xộn. Mô mềm gỗ 2, tế bào hình đa giác, vách tẩm chất gỗ, xếp xuyên tâm. Tia tủy 1-2 dãy tế bào đa giác thuôn hẹp, vách tẩm chất gỗ trong vùng gỗ 2, vách cellulose và phình to trong vùng libe 2. Hạt tinh bột hình tròn, bầu dục hoặc đa giác, kích thước 2,5-7,5 µm, có nhiều trong tia tủy. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước nhỏ 7,5 µm rất ít trong tia tủy. Túi tiết ly bào rải rác trong mô mềm vỏ.
Thân:
Vi phẫu thân gần tròn. Biểu bì, 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng, rải rác có lông che chở đa bào hình sao và lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào (4, 5 tế bào). Bần, 3-7 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm; lục bì, 1-2 lớp tế bào hình chữ nhật xếp xuyên tâm. Mô mềm vỏ ngoài đạo, 2-3 lớp tế bào hình bầu dục, tròn hoặc đa giác, kích thước nhỏ, chứa lục lạp. Mô dày góc, 4-5 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn thành từng cụm trên đầu các chùy libe. Mô mềm vỏ trong đạo, 3-4 lớp tế bào hình đa giác hay bầu dục, kích thước to hơn tế bào mô mềm vỏ ngoài, xếp lộn xộn. Trụ bì 3-5 lớp tế bào hình đa giác hóa sợi thành từng cụm trên đầu các chùy libe. Mỗi chùy libe gồm có: Libe 1 ngay dưới cụm sợi trụ bì, tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn; libe 2 kết tầng, 3-4 lớp sợi libe xen kẽ với nhiều lớp mô mềm libe. Gỗ 2, mạch gỗ 2 hình đa giác, kích thước khác nhau, xếp lộn xộn hay thành dãy. Mô mềm gỗ 2, tế bào hình đa giác, xếp xuyên tâm. Gỗ 1 phân hóa ly tâm, phân bố thành từng cụm, mỗi cụm có 1-9 bó, mạch gỗ 1 tròn. Mô mềm gỗ 1, tế bào hình đa giác nhỏ, vách cellulose, một vài tế bào vách tẩm chất gỗ. Tia tủy gồm 1-2 dãy tế bào hình đa giác thuôn hẹp vách tẩm chất gỗ trong vùng gỗ 2, tế bào phình to vách cellulose trong vùng libe 2. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình bầu dục hoặc đa giác. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước từ 7,5-20 µm, rải rác trong vùng mô mềm vỏ, tia tủy, mô mềm tủy; có nhiều trong vùng libe. Hạt tinh bột hình dạng và kích thước giống ở rễ có nhiều trong tia tủy, mô mềm tủy. Túi tiết ly bào rải rác trong mô mềm vỏ trong, mô mềm ruột.
:
Gân giữa: Lồi ở cả 2 mặt, mặt dưới lồi tròn và uốn lượn, mặt trên lồi nhọn. Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng có răng cưa nhọn, rải rác có lông che chở đa bào hình sao và lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào, ít lỗ khí ở 2 biểu bì. Mô dày góc, tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn, mô dày trên 3-10 lớp tế bào, mô dày dưới 2-5 lớp tế bào. Hai bên cụm mô dày trên có 2-3 lớp tế bào mô mềm giậu hình bầu dục chứa lục lạp. Mô mềm đạo, tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, kích thước to. Các bó libe gỗ xếp thành hình cung: Libe ở dưới, gỗ ở trên. Mạch gỗ hình tròn, đa giác hay bầu dục thường xếp thành dãy. Mô mềm gỗ, tế bào hình đa giác, vách cellulose, một số vách tẩm chất gỗ, xếp thành 1-3 dãy giữa 2 bó gỗ. Libe 1 tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Phía trên gỗ là cụm tế bào mô cứng, phía dưới libe có cụm sợi mô cứng gồm 3-5 lớp tế bào hình đa giác xếp khít nhau. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước nhỏ (7,5 µm) có nhiều trong libe, kích thước to (20 µm) rải rác trong mô mềm. Túi tiết ly bào rải rác trong mô mềm dưới.
Phiến lá: Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng có răng cưa nhọn, lỗ khí nhiều hơn ở biểu bì dưới, rải rác có lông che chở đa bào hình sao và lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào; lông tiết hình bình. Mô mềm giậu, 3 lớp tế bào hình bầu dục chứa lục lạp. Mô mềm khuyết, tế bào hình bầu dục rộng có vách hơi uốn lượn, khuyết nhỏ, chứa lục lạp. Bó gân phụ ở trong mô mềm khuyết: gỗ ở trên, libe ở dưới, xung quanh bao bởi một vòng tế bào hình đa giác, kích thước to, khác tế bào mô mềm khuyết.
Cuống lá:
Vi phẫu cuống lá hình bầu dục rộng. Biểu bì 1 lớp tế bào hình chữ nhật, lớp cutin mỏng, rải rác có lỗ khí và lông che chở đa bào hình sao, nhiều lông tiết chân đơn bào, đầu đa bào. Dưới biểu bì trên là 1-2 lớp tế bào mô mềm đạo hình bầu dục, kích thước nhỏ, chứa nhiều lục lạp. Mô dày góc, 3-4 lớp tế bào hình đa giác, kích thước không đều, xếp lộn xộn. Mô mềm vỏ đạo, tế bào đa số hình bầu dục, một số đa giác, kích thước to, xếp lộn xộn. Hệ thống dẫn cấu tạo cấp 1 gồm 4 cụm libe gỗ xếp thành một vòng hình bầu dục, giữa các cụm libe gỗ là cụm sợi mô cứng gồm 8-14 lớp tế bào hình đa giác xếp khít nhau. Mỗi cụm libe gỗ gồm: gỗ ở trong, mạch gỗ hình tròn, một số hình bầu dục xếp thành từng dãy. Mô mềm gỗ, tế bào hình đa giác, vách cellulose, một số vách tẩm chất gỗ, xếp thành 1-2 dãy giữa 2 bó gỗ. Libe 1 tế bào nhỏ hình đa giác, vách uốn lượn, xếp lộn xộn. Ngoài libe là những cụm sợi mô cứng xếp thành 1 vòng gần liên tục gồm 2-4 lớp tế bào hình đa giác xếp khít nhau. Mô mềm tủy đạo, tế bào hình đa giác hoặc bầu dục, xếp lộn xộn. Túi tiết ly bào rải rác trong mô mềm vỏ. Tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước như ở thân có nhiều trong mô mềm vỏ; mô mềm tủy, vùng libe.
Đặc điểm bột dược liệu: 
Bột toàn cây: Bột hơi thô, màu vàng xanh. Thành phần: Mảnh biểu bì cánh hoa, mảnh lá đài, mảnh bao phấn, mảnh chỉ nhị, hạt phấn, lông che chở đa bào hình sao, lông che chở đơn bào, mảnh mô mềm, mảnh bần, sợi riêng lẻ và bó sợi, lông tiết đầu tròn, lông tiết hình bình, tinh thể calci oxalat hình cầu gai kích thước nhỏ 7,5-20 µm, mảnh mạch vạch, xoắn, mạng, hạt tinh bột hình tròn, bầu dục hoặc đa giác kích thước 2,5-7,5 µm.
Phân bố, sinh học và sinh thái: 
Ở Việt Nam, Ké hoa vàng là cây gặp phổ biến nhất ở tất cả các tỉnh đồng bằng, trung du và miền núi. Cây thường mọc rải rác hay thành đám nhỏ lẫn với các cây bụi, cỏ thấp ở các bãi trống, nương rẫy bỏ hoang, đồi và ven đường đi. Độ cao phân bố tới 700 m. Ở Ấn Độ và Nepal, độ cao có thể đến 1800 m. Cây còn phân bố phổ biến ở Lào, Campuchia, Nam Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia…
Ké hoa vàng là cây ưa sáng, chịu hạn tốt do có bộ rễ khỏe. Cây có thể sống được trên nhiều loại đất, kể cả loại đất đồi cằn cỗi, ra hoa quả nhiều hàng năm. Khi quả chín, tự mở cho hạt rơi xuống đất. Vỏ quả có gai móc dễ vướng vào quần áo, lông động vật, phát tán xa. Tái sinh tự nhiên chủ yếu bằng hạt; tái sinh cây chồi khỏe sau khi chặt. Trồng được bằng hạt, sau 130 ngày có thể thu hoạch vỏ lấy sợi. Khi trồng, người ta thường gieo dày cho cây mọc thẳng, ít phân cành.
Bộ phận dùng: 
Toàn cây – Herba Sidae rhombifobiae. Thu hái quanh năm, dùng tươi hay phơi khô.
Thành phần hóa học: 
Phần trên mặt đất và rễ Ké hoa vàng chứa cholin, betain, beta-phenethylamin, quinazolin, carboxyl tryptamin.
Lá chứa prostaglandin, acid myristic, acid stearic, acid palmitic, acid oleic, acid linoleic, nhiều acid amin: lysin, histidin…
Hạt chứa acid malvalic, acid sterculid.
Tác dụng dược lý - Công dụng: 
Trong thử nghiệm về tác dụng bảo vệ chống viêm gan gây bởi carbon tetraclorid, paracetamol và rifampicin, cao chiết từ Ké hoa vàng thể hiện tác dụng bảo vệ gan đáng kể, có so sánh với thuốc chuẩn silymarin. Dịch chiết nước có tác dụng mạnh nhất. Toàn cây có tính chất ức chế co thắt hồi tràng cô lập chuột lang gây bởi acetylcholine và histamin, dạng thuốc thử là cao chiết với cồn 500. Cao rễ cây có hoạt tính chống sốt rét in vivo (chống Plasmodium berghei).
Công dụng:
Ké hoa vàng được dùng chữa cảm cúm, cảm mạo, sốt, tiểu tiện nóng đỏ hay vàng sẫm, viêm họng, viêm ruột, lỵ, mụn nhọt. Liều dùng 20-40g dược liệu khô sắc uống. Dùng tươi giã đắp, chữa mụn nhọt, lở ngứa.
Ở Ấn Độ, Ké hoa vàng có tác dụng tốt trong điều trị lao phổi và thấp khớp. Lá hãm uống thay chè. Thân cây chứa dịch nhầy được dùng làm thuốc giảm đau, làm dịu, chữa bệnh da, làm thuốc lợi tiểu và trị sốt. Rễ trị thấp khớp và khí hư. Để chữa sốt rét, lấy rễ Ké hoa vàng tán bột, uống mỗi lần 5g, ngày 3 lần, trong 3 ngày.
Ở Nepal, nhân dân dùng rễ Ké hoa vàng làm thành bột nhão uống để trị khó tiêu, và dùng nước ép cây bôi trị nhọt. Ở Indonesia, nước hãm của hoa Ké hoa vàng và cây Ké hoa đào pha với sữa dừa uống để chữa thủy đậu và sốt. Ở Australia, nhân dân địa phương dùng Ké hoa vàng trị bệnh về mặt và thấp khớp.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .