Cây Bạch hoa xà có tên khoa học là Plumbago zeylanica L., họ Đuôi công – Plumbaginaceae. Cây bạch hoa xà còn có tên gọi khác là bạch tuyết hoa, cây Chiến, cây Đuôi công. Cây Bạch hoa xà là cây cỏ sống hàng năm, hoa màu trắng mọc ở đầu cành hoặc kẽ lá, mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi; dân gian thường dùng lá và rễ cây làm thuốc có thể chữa nhiều bệnh như cao huyết áp, mụn nhọt, táo bón, chấn thương...
Cây Bạch hoa xà là một loài cây thân thảo sống dai, cao 0,3–0,7 m. Thân hóa gỗ, nhẵn, có đốt và có khía dọc. Lá cây mọc so le, dài 5–9 cm, rộng 2.5–4 cm, hình trứng, nhọn đầu; lá không có lông. Các lá đài hình trụ có cạnh, nhiều lông tuyến dính, có kích thước 3–7 × 1–2 mm. Cụm hoa gồm nhiều hoa màu trắng, có đường kính 17–33 mm và có ống trụ dài 12.5–28 mm. Bao hạt dài 7.5–8 mm và chứa các hạt màu nâu đen. Mùa hoa gần như quanh năm nhưng nhiều nhất vào các tháng 5-6.
Cây Bạch hoa xà mọc khắp nơi ở Việt nam: Nam bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn độ, Malayxia, nam Trung quốc, Nhật Bản, Indonexia, châu Phi. Thường người ta dùng rễ tươi, để lâu kém tác dụng. rễ đào về có đường kính 2 - 5cm, khi khô có màu đỏ nhạt, mép ngoài sẫm, có những rãnh dọc, phần trong màu nâu, vị hắc và buồn nôn. Tính chất ăn da và làm phồng da. Có nơi dùng cả lá tươi để làm thuốc.
Theo Đông y, bạch hoa xà vị đắng, chát, tính hơi ôn, có độc; có tác dụng khử phong, giảm đau, tán ứ, tiêu thũng, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng chát, gây nôn. Toàn cây trị tràng nhạc, bạch huyết, bế kinh, tăng huyết áp; sắc nước rửa chữa viêm tuyến vú, viêm hạch cấp, nấm, nhọt, rò hậu môn... Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, rễ cây dùng tươi tốt hơn để lâu; lá tươi có tác dụng kích thích gây bỏng da nhưng nếu nấu chín có thể ăn được.
Một số bài thuốc chữa bệnh của cây bạch hoa xà (mang tính chất tham khảo):
- Tăng huyết áp: Bạch hoa xà (toàn cây) 16 g, lá dâu 20 g, hoa đại 12 g, quyết minh tử (hạt muồng) 16 g, cỏ xước 12 g, ích mẫu 12 g. Sắc uống ngày một thang.
- Mụn, nhọt sưng tấy: Lá bạch hoa xà đắp cách 2-3 lớp gạc ngay trên mụn nhọt, có tác dụng làm tan nhọt. Chỉ nên đắp 30 phút. Nên cẩn thận vì có thể gây bỏng da nếu không đắp cách gạc. Nếu bị bỏng, cần dùng dung dịch acid boric loãng rửa vết bỏng.
- Táo bón: Lá bạch hoa xà nấu canh với giấm hoặc chanh để ăn (có thể xào). Uống 1 bát canh, sau 1 giờ là đi ngoài được, người không mệt. Nếu muốn thôi đi ngoài, vò lá với nước lạnh, uống 1/2 chén.
- Phong thấp: Rễ bạch hoa xà 12 g, dây đau xương 12 g, thổ phục linh 16 g. Sắc uống ngày một thang.
- Sưng đau do chấn thương: Rễ hoặc lá bạch hoa xà giã với cơm thành bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau.
- Bong gân sai khớp: Rễ bạch hoa xà 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Có thể dùng rễ bạch hoa xà ngâm rượu làm thuốc xoa bóp.
- Chốc lở: Lá bạch hoa xà giã nát, đắp lên tổn thương sau khi đã rửa sạch, nếu thấy nóng thì phải bỏ ra.
- Đau gan, đau dạ dày: Rễ bạch hoa xà 12 g, nhân trần 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.
- Ghẻ: Rễ bạch hoa xà sắc lấy nước, dùng nước này để bôi ghẻ.
- Chậm kinh: Bạch hoa xà (toàn cây) 16 g, lá móng tay 40 g, củ nghệ đen 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Khi thấy kinh phải ngừng uống ngay.
- Tê thấp: Bột rễ bạch hoa xà trộn với dầu vừng, xoa bóp (kinh nghiệm của Ấn Độ).
Chú ý: Phụ nữ có thai cấm dùng bạch hoa xà vì có thể làm ra thai.
Một số hình ảnh tham khảo về cây bạch hoa xà:
Cây Bạch hoa xà mọc khắp nơi ở Việt nam: Nam bắc, miền núi, miền đồng bằng đều có. Còn thấy ở Ấn độ, Malayxia, nam Trung quốc, Nhật Bản, Indonexia, châu Phi. Thường người ta dùng rễ tươi, để lâu kém tác dụng. rễ đào về có đường kính 2 - 5cm, khi khô có màu đỏ nhạt, mép ngoài sẫm, có những rãnh dọc, phần trong màu nâu, vị hắc và buồn nôn. Tính chất ăn da và làm phồng da. Có nơi dùng cả lá tươi để làm thuốc.
Theo Đông y, bạch hoa xà vị đắng, chát, tính hơi ôn, có độc; có tác dụng khử phong, giảm đau, tán ứ, tiêu thũng, giải độc, sát trùng. Rễ có vị đắng chát, gây nôn. Toàn cây trị tràng nhạc, bạch huyết, bế kinh, tăng huyết áp; sắc nước rửa chữa viêm tuyến vú, viêm hạch cấp, nấm, nhọt, rò hậu môn... Theo giáo sư Đỗ Tất Lợi, rễ cây dùng tươi tốt hơn để lâu; lá tươi có tác dụng kích thích gây bỏng da nhưng nếu nấu chín có thể ăn được.
Một số bài thuốc chữa bệnh của cây bạch hoa xà (mang tính chất tham khảo):
- Tăng huyết áp: Bạch hoa xà (toàn cây) 16 g, lá dâu 20 g, hoa đại 12 g, quyết minh tử (hạt muồng) 16 g, cỏ xước 12 g, ích mẫu 12 g. Sắc uống ngày một thang.
- Mụn, nhọt sưng tấy: Lá bạch hoa xà đắp cách 2-3 lớp gạc ngay trên mụn nhọt, có tác dụng làm tan nhọt. Chỉ nên đắp 30 phút. Nên cẩn thận vì có thể gây bỏng da nếu không đắp cách gạc. Nếu bị bỏng, cần dùng dung dịch acid boric loãng rửa vết bỏng.
- Táo bón: Lá bạch hoa xà nấu canh với giấm hoặc chanh để ăn (có thể xào). Uống 1 bát canh, sau 1 giờ là đi ngoài được, người không mệt. Nếu muốn thôi đi ngoài, vò lá với nước lạnh, uống 1/2 chén.
- Phong thấp: Rễ bạch hoa xà 12 g, dây đau xương 12 g, thổ phục linh 16 g. Sắc uống ngày một thang.
- Sưng đau do chấn thương: Rễ hoặc lá bạch hoa xà giã với cơm thành bột nhão, đắp lên chỗ sưng đau.
- Bong gân sai khớp: Rễ bạch hoa xà 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Có thể dùng rễ bạch hoa xà ngâm rượu làm thuốc xoa bóp.
- Chốc lở: Lá bạch hoa xà giã nát, đắp lên tổn thương sau khi đã rửa sạch, nếu thấy nóng thì phải bỏ ra.
- Đau gan, đau dạ dày: Rễ bạch hoa xà 12 g, nhân trần 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang.
- Ghẻ: Rễ bạch hoa xà sắc lấy nước, dùng nước này để bôi ghẻ.
- Chậm kinh: Bạch hoa xà (toàn cây) 16 g, lá móng tay 40 g, củ nghệ đen 20 g, cam thảo đất 16 g. Sắc uống ngày một thang. Khi thấy kinh phải ngừng uống ngay.
- Tê thấp: Bột rễ bạch hoa xà trộn với dầu vừng, xoa bóp (kinh nghiệm của Ấn Độ).
Chú ý: Phụ nữ có thai cấm dùng bạch hoa xà vì có thể làm ra thai.
Một số hình ảnh tham khảo về cây bạch hoa xà:
Nhận xét
Đăng nhận xét