Chuyển đến nội dung chính

Cây Bạch Chỉ -Angelica dahurica Benth.

CÂY BẠCH CHỈ CHỮA ĐAU ĐẠI TRÀNG

Cây Bạch Chỉ được đánh giá là một trong những loại cây thuốc nam quý, được sử dụng nhiều trong Đông Y cũng như trong dân gian. Cây Bạch Chỉ có nguồn gốc thảo dược, không chứa hóa chất cũng như kim loại nặng, chất ô nhiễm môi trường giups cho việc sử dụng cây Bạch Chỉ chữa đau đại tràng rất an toàn, không gây ra những tác dụng phụ hay ảnh hưởng đến các cơ quan cũng như các chức năng khác trong cơ thể. Việc sử dụng cây Bạch Chỉ chữa bệnh đại tràng có thể áp dụng cho nhiều đối tượng bệnh nhân khác nhau. Đặc biệt với những bệnh nhân mắc các chứng bệnh như tiểu đường, tim mạch, huyết áp, dị ứng với các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm đều có thể sử dụng cây Bạch Chỉ chữa bệnh viêm đại tràng một cách an toàn.
chữa đau đại tràng
Cây Bạch Chỉ có tên khoa hoạc là Angelica dahurica Benth. Cây thuộc họ Hoa Tán. Ở Việt nam, cây Bạch Chỉ còn được gọi với một số tên gọi khác như: Bách chiểu, Chỉ hương, Cửu lý trúc căn, Đỗ nhược, Hòe hoàn, Lan hòe, Linh chỉ, Ly hiêu.
Cây Bạch Chỉ là loại cây sống lâu năm, cây cao từ 1 đến 1,5 mét. Thân cây có đường kính từ 2 đến 3 cm. Thân cây rỗng, mặt ngoài của cây Bạch Chỉ có màu tím hồng, thân của cây nhẵng, không có lông. Tuy nhiên, phần thân gần cụm hoa có lông ngắn.
Lá của cây Bạch Chỉ có cuống dài, phiến lá xẻ hình lông chim. Hoa của cây Bạch Chỉ có hình trứng, dài từ 2 đến 6 cm. Lá rộng khoảng 1 đến 3 cm. Các lá của cây Bạch Chỉ có răng cưa ở phần mép lá. Phần trên của lá nhỏ hơn, cuống lá phát triển hành bẹ và ôm lấy thân cây.
chữa đau đại tràng
Hoa của cây Bạch Chỉ mọc thành cụm hoa có hình tán. Hoa thường mọc ra ở kẽ lá và đầu cành của cây Bạch Chỉ. Cuống của tán hoa dài từ 4 đến 8 cm. Tán hoa nhỏ, chỉ khoảng 1 cm. Hoa của cây Bạch Chỉ có màu trắng, dài khoảng 6 mm và rộng khoảng 5 đến 6 mm.
Cây Bạch Chỉ có thể phát triển tốt cả ở vùng đồng bằng và miền núi, đặc biệt ở những nơi có khí hậu thoáng mát hay núi cao. Cây thường phát triển mạnh vào tháng 1 và tháng 2. Hoa của cây Bạch Chỉ nở trong khoảng tháng 4 và tháng 5.
Khi thu hái, chọn những cây già, lá đã úa vàng. Đào lấy rễ của cây, cắt bỏ rễ non, rửa sạch. Rễ của cây Bạch Chỉ có thể được phơi hay sấy khô bảo quản và dùng làm thuốc. Một số nơi, sau khi thu hái, ngâm rễ cây trong nước vôi khoảng một tuần sau đó mới đem phơi hoặc sấy khô.

CÔNG DỤNG CỦA CÂY BẠCH CHỈ

Cây Bạch Chỉ là một trong những loại cây thuốc nam quý, có nhiều công dụng chữa bệnh rất tốt. Theo Đông Y, cây Bạch Chỉ có tính cay, tính ôn và đi vào ba kinh phế, vị và đại tràng.
Cây Bạch Chỉ có tác dụng trừ phong, thấp khớp, hoạt huyết, giảm đau, kích thích hung phấn thâng kinh, tăng cường khả năng lưu thông máu. Cây Bạch Chỉ thường được dùng chữa đau đại tràng, chữa nhức đầu, trị đau răng, thông kinh nguyệt. Ngoài ra, cây Bạch Chỉ còn được dùng chữa một số bệnh ngoài da như: tràng nhạc, ghẻ lở, hút mủ, chữa sung vú. Trong dân gian còn dùng cây Bạch Chỉ chữa chứng nhức đầu, cảm mạo, hoa mắt, tróng mặt, dùng làm thuốc cầm máu, chữa chứng đại tiện ra máu, chữa chảy máu cam.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Phân biệt : khoai nước- khoai sọ - dọc mùng - môn bạc hà - Ráy voi....

KHOAI NƯỚC Khoai nước, Môn nước - Colocasia esculenta Schott,  Chi Colocasia - Khoai nước, Khoai môn,  Họ Araceae - ráy, khoai môn, khoai nước, thiên nam tinh,  bộ Alismatales Trạch tả Mô tả:  Khoai nước và Khoai sọ cùng loài nhưng khác thứ: +   Khoai nước - Colocasia esacuenta Schott  trồng nước + Khoai sọ - Colocasia esacuenta  var.  antiquorum  trồng khô.  Cây thảo mọc hoang và được trồng, có củ ở gốc thân hình khối tròn. Lá có cuống cao đến 0,8m; phiến dạng tim, màu lục sẫm nhiều hay ít, tím hay nâu tuỳ giống trồng, gân nổi rõ. Mo vàng có phần ống xanh, đầu nhọn. Trục bông mo mang hoa đực và hoa cái, hoa cái có bầu nhiều noãn. Quả mọng vàng khi chín to 3-4mm. Nơi mọc:   Loài được trồng nhiều ở nước ta và các xứ nhiệt đới để lấy củ ăn. Công dụng:  Ta thường dùng củ nấu ăn với xôi hay nấu chè, làm bánh. Cuống lá cũng thường dùng làm rau ăn nhưng phải xát hoặc ngâm với muối để khỏi ngứa. Cũng dùng muối dưa ăn. Củ tươ...

Tổng hợp các loại đậu

Các loại quả đậu ăn cả vỏ lẫn ruột khi chưa chín Đậu rồng – Đậu khế – Đậu xương rồng – Đậu cánh – Winged bean – Winged pea – Goa bean – Asparagus pea – Four-angled bean. Đậu rồng  còn gọi là đậu khế hay đậu xương rồng, đậu cánh (danh pháp hai phần: Psophocarpus tetragonolobus) là một loài cây thuộc họ Đậu (Fabaceae)  Đậu que – Green bean – String bean – Snap bean. Đậu que   là một tên gọi thường dùng ở Việt Nam để chỉ các loại đậu có dạng quả có đặc điểm dài và ốm, như: Đậu đũa , tên khoa học  Vigna unguiculata sesquipedalis , một loại đậu thuộc  chi Đậu  ( Vigna ),  họ Đậu . Đậu cô ve , tên khoa học  Phaseolus vulgaris , một loại đậu thuộc  chi Đậu cô ve  ( Phaseolus ),  họ Đậu . Đậu cô ve – Đậu a ri cô ve – French beans, French green beans, French filet bean (english) – Haricots verts (french): được trồng ở Đà Lạt. Đậu que ,  đậu ve  hay  đậu cô ve , còn gọi là: đậu a ri cô ve do biến âm từ  tiếng...

Cơm nguội vàng hay còn gọi là cây sếu, phác, cơm nguội Trung Quốc - Celtis sinensis Pers.

Cơm nguội vàng  hay còn gọi là  cây sếu ,  phác ,  cơm nguội Trung Quốc  (tên khoa học:  Celtis sinensis  Pers., tiếng Trung:  朴树 ) là một loài thực vật thuộc  chi Cơm nguội ,  họ Gai dầu  ( Cannabaceae ). Phân loại khoa học Giới   ( regnum ) Plantae (không phân hạng) Angiospermae (không phân hạng) Eudicots Bộ   ( ordo ) Rosales Họ   ( familia ) Cannabaceae Chi   ( genus ) Celtis Loài   ( species ) C. sinensis Danh pháp hai phần Celtis sinensis Pers. Các danh pháp đồng nghĩa có:  Celtis bodinieri   H. Léveillé ;  C. bungeana  var.  pubipedicella   G. H. Wang ;  C. cercidifolia   C. K. Schneider ;  C. hunanensis   Handel-Mazzetti ;  C. labilis   C. K. Schneider ;  C. nervosa   Hemsley ;  C. tetrandra   Roxburgh  subsp.  sinensis   (Persoon) Y. C. Tang .